Bí quyết mua sắm thông minh
Để có được chiếc áo quần ưng ý, người tiêu dùng nên mặc thử trước khi mua.
Chị Lan cũng đặt nặng tiêu chí chất lượng sản phẩm, hơn là giá cả món hàng. Bởi mua một sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo” sẽ dùng được lâu dài, thậm chí chỉ vứt bỏ khi hàng bị rách, vỡ, chứ màu sắc vẫn còn nguyên vẹn như lúc mới mua.
Có lần chị bỏ ra 400.000 đồng mua chiếc quần jean trong cửa hàng thời trang lớn ở quận 3 và dùng 2 năm vẫn còn như mới. Màu sắc vải quần vẫn khá ổn và không bị giãn rộng. Trong khi đó, chị mua cũng một cái quần jean giá 170.000 đồng tại chợ đêm ở quận Gò Vấp, nhưng mới 5 tháng đã phai màu.
“Tôi thường mua một cái tốt, giá đắt còn hơn mua cả 4 cái dởm mà lại mặc không được”, chị cho biết.
Chị Thuận, giúp việc cho một gia đình tại quận Bình Thạnh cũng rút kinh nghiệm không nên mua sắm chịu. Bởi lẽ, khi mua chịu, chị sẽ không được toàn quyền lựa chọn những món đồ đẹp hoặc trả giá.
Chị kể, tuần trước có ý định mua áo khoác ở một cửa hàng quen với giá 250.000 đồng. Sau một hồi trả giá, người chủ bớt cho chị 30.000 đồng nhưng chị nói cho nợ vài hôm, khi nào nhận lương sẽ trả thì chủ cửa hàng lại không bớt đồng nào.
“Vì tôi thích chiếc áo đó nhưng sợ tới khi nhận lương có người mua mất nên phải đặt cọc trước với mức giá chẳng ưu đãi chút nào”, chị chia sẻ.
Chị cũng lưu ý, khi mua đồ không nên tỏ ra quá thích thú và đừng thể hiện mình là “dân quê”. Khi đó, người bán dễ nâng giá và tâng bốc chất lượng sản phẩm, còn người mua cũng khó kỳ kèo trả giá.
Lưu ý những cảnh báo trên nhãn sản phẩm là cách giúp chị Hạnh, nhân viên một công ty xuất nhập khẩu tại quận Phú Nhuận chọn được hàng tốt và dùng lâu. Ví dụ, khách hàng cần xem sản phẩm đó giặt ở chế độ nào là phù hợp, nhiệt độ khi ủi cũng là một yếu tố đáng lưu tâm nếu muốn giữ độ bền cho quần áo.
Theo chị, người tiêu dùng cũng nên quan tâm đến chính sách mua hàng, đặc biệt là đổi và trả hàng. Bởi lẽ, có những cửa hàng không hoàn lại tiền mà chỉ cho đổi từ món này sang món khác hoặc không cho đổi
Để có được chiếc áo quần ưng ý, người tiêu dùng nên mặc thử trước khi mua. Ảnh: Hồng Châu
Chị Lan cũng đặt nặng tiêu chí chất lượng sản phẩm, hơn là giá cả món hàng. Bởi mua một sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo” sẽ dùng được lâu dài, thậm chí chỉ vứt bỏ khi hàng bị rách, vỡ, chứ màu sắc vẫn còn nguyên vẹn như lúc mới mua.
Có lần chị bỏ ra 400.000 đồng mua chiếc quần jean trong cửa hàng thời trang lớn ở quận 3 và dùng 2 năm vẫn còn như mới. Màu sắc vải quần vẫn khá ổn và không bị giãn rộng. Trong khi đó, chị mua cũng một cái quần jean giá 170.000 đồng tại chợ đêm ở quận Gò Vấp, nhưng mới 5 tháng đã phai màu.
Video đang HOT
“Tôi thường mua một cái tốt, giá đắt còn hơn mua cả 4 cái dởm mà lại mặc không được”, chị cho biết.
Chị Thuận, giúp việc cho một gia đình tại quận Bình Thạnh cũng rút kinh nghiệm không nên mua sắm chịu. Bởi lẽ, khi mua chịu, chị sẽ không được toàn quyền lựa chọn những món đồ đẹp hoặc trả giá.
Chị kể, tuần trước có ý định mua áo khoác ở một cửa hàng quen với giá 250.000 đồng. Sau một hồi trả giá, người chủ bớt cho chị 30.000 đồng nhưng chị nói cho nợ vài hôm, khi nào nhận lương sẽ trả thì chủ cửa hàng lại không bớt đồng nào.
“Vì tôi thích chiếc áo đó nhưng sợ tới khi nhận lương có người mua mất nên phải đặt cọc trước với mức giá chẳng ưu đãi chút nào”, chị chia sẻ.
Chị cũng lưu ý, khi mua đồ không nên tỏ ra quá thích thú và đừng thể hiện mình là “dân quê”. Khi đó, người bán dễ nâng giá và tâng bốc chất lượng sản phẩm, còn người mua cũng khó kỳ kèo trả giá.
Lưu ý những cảnh báo trên nhãn sản phẩm là cách giúp chị Hạnh, nhân viên một công ty xuất nhập khẩu tại quận Phú Nhuận chọn được hàng tốt và dùng lâu. Ví dụ, khách hàng cần xem sản phẩm đó giặt ở chế độ nào là phù hợp, nhiệt độ khi ủi cũng là một yếu tố đáng lưu tâm nếu muốn giữ độ bền cho quần áo.
Theo chị, người tiêu dùng cũng nên quan tâm đến chính sách mua hàng, đặc biệt là đổi và trả hàng. Bởi lẽ, có những cửa hàng không hoàn lại tiền mà chỉ cho đổi từ món này sang món khác hoặc không cho đổi
Theo Tinbaihay.net
Để mua sắm online không là nỗi ác mộng
Mua sắm online không còn là điều gì quá mới lạ đối với các cư dân ở các thành phố lớn. Do đó càng ngày, nó càng chứng tỏ nhiều ưu điểm mà những phương thức mua sắm truyền thống không thể có: tiết kiệm nhiều thời gian, tiết kiệm tiền bạc, nhanh gọn lẹ....
Tuy nhiên, như mọi sự việc khác, nó không hoàn hảo, nhiều người tự nhận mình là dân mua sắm online chuyên nghiệp cũng phải vài lần "ăn quả đắng".
Thế nên, để giảm thiểu tối đa những thiệt hại mà phương thức mua sắm hiện đại này mang lại, bạn cần phải nắm rõ vài bí quyết ứng mua hàng với từng loại sản phẩm cụ thể mà mình hay mua sắm qua mạng.
Thực phẩm
Với việc truyền thông nước nhà đang đánh mạnh vào thực phẩm bẩn, đã gây ra một làn sóng hoảng sợ trong lòng người Việt. Kéo theo tình trạng, nhà nhà trồng rau sạch, người người mua đồ sạch. Đột nhiên, những sạp hàng rau củ quả, thức ăn sạch có nguồn gốc dưới quê bỗng trở nên đắt khách hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu không chú ý một vài điểm dưới đây, thì dù đã trả một lượng tiền không ít, bạn vẫn có thể "mua lại" nhiều bực mình.
Ảnh minh họa từ FB.
Đầu tiên, nên mua hàng ở người quen thay vì người lạ. Hiện tại, có thể khẳng định một điều, trên friendlist của bạn thể nào cũng có vài ba người bán thực phẩm sạch, nên không khó để làm điều đó. Bạn cứ thử mua 1 vài lần rồi cân đo đong đếm xem ai là người bán giá cả phải chăng, uy tín và dễ chịu. Thêm nữa, một khi mua hàng người quen, nếu vắng nhà không thể trả tiền hàng, bạn có thể thanh toán qua tài khoản. Thứ hai, vì đồ ở quê lên nên không nhiều, muốn chắc chắn có, bạn nên đặt trước. Thứ ba, dịch vụ giao hàng thức ăn làm sẵn ở Việt Nam chúng ta không tốt như nước ngoài; trừ những thương hiệu thức ăn lớn về pizza hay gà rán; còn đâu phục vụ rất kém, nên khi gọi điện bạn đừng hy vọng nhiều.
Áo quần
Có một lời khuyên chân thành như thế này: Nếu cơ thể của bạn không thuộc loại "chuẩn không cần chỉnh" thì bạn không nên mua áo quần qua mạng. Bởi, xác xuất bạn vừa mất tiền, vừa ôm cục tức về mình là cực cao. Có rất nhiều nguy cơ.
Ảnh minh họa từ FB.
Mặc không vừa: Ở Việt Nam chúng ta, size áo quần chưa bao giờ chuẩn. Bạn có thể mặc vừa size 29 ở cửa hàng này, nhưng ở cửa hàng kia thì không thể. Mà hàng bán online thường là hàng rẻ tiền, size áo quần càng bát nháo. Màu sắc, họa tiết và vải không đẹp như trong hình: Đơn giản, khi lên hình để chào hàng, người bán đã "mông má" lại sản phẩm cho long lanh, rực rỡ; nên không giống thực tế cũng bình thường. Mặc không đẹp như trong tưởng tượng: Bạn thấy người mẫu mặc đẹp mới mua về, nhưng khi mình mặc vào thì lại không được đẹp như thế.
Phụ kiện
Bạn có thể mua túi xách và giày dép qua mạng, nhưng cũng nên hạn chế. Nếu có thể, hãy tới cửa hàng, để cảm nhận, ngắm thử, sờ thử tận tay.
Giày dép: Cũng như áo quần, size của giày dép cũng rất vô cùng. Chưa nói, thường thì chân của chúng ta sẽ bên to, bên nhỏ; nên không phải cứ mua đúng size chúng ta hay sử dụng là sẽ mang vừa. Mà, mỗi khi mua online, lúc đổi sẽ rất là khó khăn. Chúng ta không thể cứ bắt nhân viên giao hàng chạy lui, chạy tới mãi được. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không được thử giày nghiêm túc, xem đi lui đi tới nhiều thì sẽ như thế nào: có êm ái, hay bị đau mũi chân, bị cấn chỗ nào đó.
Ảnh minh họa. Website Zalora.
Túi xách: Túi xách thì dễ hơn chút, chúng ta không cần quan tâm tới size. Vấn đề ở đây chỉ là, nhiều khi ảnh sẽ đẹp hơn thực tế, khiến chúng ta có chút hụt hẫng. Chú ý: Khi mua dồ da, nếu không sờ và ngửi tận tay, chúng ta khó mà biết được đâu là da thật và giả da.
Mỹ phẩm
Ngoài áo quần, mỹ phẩm cũng là một trong những mặt hàng mà phụ nữ dao dịch nhiều trên mạng. Nếu mua mỹ phẩm ở các nhãn hàng uy tín bạn cẩn thận một, thì khi mua mỹ phẩm ở trên mạng, bạn nên cẩn thận 10. Thứ nhất: Mỹ phẩm bán trên mạng thường xuất xứ không rõ ràng, chẳng ai có thể kiểm chứng; nhiều khi là các loại kem trộn người bán tự sản xuất. Thứ hai, mỹ phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Cứ không phải loại này tốt với chị A cũng tốt với chị B, nhiều khi còn ngược lại. Vì mỗi loại da và cơ địa mỗi người khác nhau nên độ tương thích với các hoạt chất trong mỹ phẩm cũng khác nhau.
Ảnh minh họa từ FB.
Thế nên, trước khi quyết định tậu bất cứ mỹ phẩm nào về nhà, kể cả đồ handmade, bạn phải kiểm chứng thật nhiều. Xem về thành phần sản xuất trên bao bì và quan trọng nhất: xem sự phản hồi của khách hàng với sản phẩm mà mình muốn mua. Càng nhiều phản hồi tốt càng tốt. Sau đó, bạn sẽ sử dụng theo cách thông thường: trước khi bôi lên mặt, phải bôi ở mu bàn tay xem có bị dị ứng hay không? Nếu có, đừng chừng chờ, hãy vứt ngay, cho dù mỹ phẩm đó đắt tới mức nào đi chăng nữa; nếu không muốn "tiền mất, tật mang".
Điện tử
Nếu phụ nữ mua áo quần, dày dép, thức ăn trên mạng; thì đàn ông thường mua đồ điện tử, chủ yếu là hàng xách tay hoặc đồ second-hand. Nhiều người mua điện thoại, máy ảnh, ipad dùng một thời gian, song thấy chán quá, muốn đổi cái khác tốt hơn, sành điệu hơn. Tức là những chủ hàng này là khách vãng lai, không có shop trên mạng, nếu bạn mua nhầm thì chỉ có nước "ngậm bồ hòn làm ngọt", chẳng biết kêu ai. Mà, trong các loại sản phẩm, điện tử là thứ dễ bị mua hớ nhất.
Ảnh minh họa. Website Chợ Tốt.
Để không phải thua thiệt, khi gặp mặt dao dịch, bạn nên hẹn ở quán cà phê, nơi có không gian và thời gian thoải mái, để có thể check hàng một cách tốt nhất. Nên dẫn theo một người họ hàng hoặc bạn bè thân thiết rành về thứ mà mình muốn mua: giúp chúng ta test sản phẩm và không bị những lời đường mật của người mua đánh lạc hướng. Nếu có thể, hãy xin số điện thoại, facebook hoặc địa chỉ mail của người bán, để lỡ có chuyện gì còn có đường mà phàn nàn hoặc tìm hướng giải quyết.
Theo ndh.vn
Mẹo mua hàng online giá rẻ Tìm hiểu kỹ chất lượng sản phẩm, hình ảnh hàng hóa là thật hay chỉ mang tính minh họa, cẩn trọng với các dịch vụ phụ thu... sẽ giúp người tiêu dùng sở hữu những món hàng qua mạng với giá hời. Chị Linh, ở quận Bình Thạnh rất thích mua qua mạng vì hàng ít bị đánh thuế, không cần chi phí...