Bí quyết kỳ lạ của GSTS Đông y số 1 Đài Loan: Thì thầm với cây lá, tự nói “như người điên”
Chuyên gia Đông y số 1 Đài Loan, Giáo sư Tiến sĩ Trang Thục Kỳ từng là cố vấn sức khỏe cho Hoàng hậu Nhật. Bà sống đến 95 tuổi và đã để lại nhiều bí quyết dưỡng sinh tuyệt vời.
STS Trang Thục Kỳ đã dành nhiều thời gian nghiên cứu các giải pháp chăm sóc sức khỏe cho Hoàng hậu Nhật Michiko.
Cơ duyên trở thành cố vấn sức khỏe của Hoàng hậu Nhật Bản
Giáo sư Tiến sĩ y khoa Trang Thục Kỳ là một thầy thuốc Đông y kỳ cựu nổi tiếng bậc nhất Đài Loan. Bà cũng là người đã dành toàn bộ công sức cho việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống ung thư trong suốt cuộc đời mình.
Bà được phong là “Người mẹ phòng chống ung thư” hay “ Thần y của sức khỏe”. Một người phụ nữ đã gần chạm ngưỡng trăm tuổi, nhưng lưng không còng, eo không đau, thần thái vui vẻ hoạt bát, giọng nói sáng rõ luôn mang đến ấn tượng sâu sắc cho người đối diện.
Mặc dù xuất thân từ Đài Loan nhưng bà dành phần lớn thời gian học tập, nghiên cứu và hành nghề ở Nhật Bản.
Do những thành tựu nổi bật của mình, bà đã vinh dự trở thành cố vấn sức khỏe riêng cho Hoàng hậu Nhật Michiko. Những tài liệu tư vấn sức khỏe của bà hiện vẫn được gia đình nhà vua Nhật áp dụng.
Cả đời dài 96 năm với nhiều công trình khoa học và tài liệu y khoa đã xuất bản, bà đã để lại kho tàng tài sản vô giá.
Ngoài những triết lý nổi tiếng về chữa bệnh và dưỡng sinh, cách bà duy trì các thói quen sinh hoạt cũng có thể khiến người khác ngưỡng mộ. Sau đây là những bí quyết giúp bà sống lạc quan, hầu như rất hiếm khi ốm bệnh.
Phương pháp Thức-Ngủ: 1 tiếng chăm sóc bản thân buổi sáng
Bà thiết lập thói quen đi ngủ lúc 9h tối và thức dậy lúc 5h sáng, duy trì đều đặn việc ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Sau khi thức dậy, bà dành thời gian để đi bộ, tập thể dục, tưới nước cho cây và thậm chí còn nói lời chào với cây lá.
Bà cho rằng việc này dù không đặc biệt nhưng nó giúp bà có được một khởi đầu ngày mới tuyệt vời hơn. Khi đi bộ về đến nhà, bà tự mình nói “Tôi đã về đây”.
Theo nghiên cứu của bà, việc nói một mình này thoạt nghe thì nhiều người sẽ bảo “như tâm thần, có vấn đề về thần kinh”, nhưng không phải. Đây là một cách để khởi động tiếng nói, dù bạn nói hay cười thành tiếng hoặc hát đều tốt cho việc khởi động cơ thể sau một đêm dài nghỉ ngơi.
Bà cũng khuyên rằng, nên đổi lịch đi bộ vào buổi tối thành lịch dạo chơi vào buổi sáng.
Khi mặt trời mọc lên là thời điểm không khí trong lành nhất, sự giao hòa giữa trời và đất ở mức đẹp nhất, bạn có thể tận hưởng khoảnh khắc đó một cách triệt để.
Còn vào chiều muộn hoặc đêm khuya, không khí nặng nề sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Video đang HOT
GSTS Trang Thục Kỳ đang hướng dẫn cạo gió chữa cảm cúm.
Phương pháp ăn uống: Nạp thức ăn vào, thải khí ra, rút ngắn giấc ngủ trưa
Theo nghiên cứu của bà, một trong những cách dưỡng sinh quan trọng là thải khí trước khi ăn uống.
Nghĩa là trước mỗi bữa ăn sáng, bà thường dành 10 phút nằm nghỉ ngơi và mát-xa các huyệt xung quanh tai để loại bỏ chứng đầy hơi (khí hít thở lưu lại thừa trong bụng).
Trong tiếng Trung, “khí” còn có nghĩa là tức giận, bực bội, vì vậy việc loại bỏ khí trong bụng còn đồng nghĩa với việc loại bỏ sự tức giận, nóng nảy trong tâm trạng. Đây là một trong những cách dưỡng sinh đặc biệt quan trọng.
Bà quan niệm rằng, hãy “nghỉ ngơi trước khi ăn, không ngủ sau khi ăn”. Vì vậy, bà cũng đề nghị bỏ thói quen ngủ trưa quá lâu. Khi bạn ăn quá nhiều, quá mệt mỏi rồi lập tức nằm xuống có thể gây đầy hơi ít nhất 3 giờ.
Việc ăn xong rồi nằm ngủ ngay có thể gây ra bệnh tích khí, đầy hơi, khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của cơ thể.
Trình tự ăn uống: Sáng ăn thịt, trưa ăn cá, tối ăn cháo, nấu nướng cẩn thận
Trong suốt thời gian dài, bà duy trì đều đặn nguyên tắc về chế độ ăn uống là: Sáng ăn thịt, trưa ăn cá, tối ăn nhẹ các món cháo, hấp, canh. Ngày ăn 3 bữa rau.
Thực phẩm mà bà lựa chọn dựa trên tiêu chí đơn giản, sẵn có, nhưng cách chế biến lại cẩn thận, chọn lọc.
Trên bàn ăn luôn có 1 nửa bát cơm, món ăn từ rau khoai lang, một ít cá hoặc một chút xíu thịt kèm theo củ cải.
Lúc còn trẻ, giáo sư Trang ăn mỗi ngày khoảng 150 gam thịt lợn, nhưng khi tuổi cao, bà chỉ ăn khoảng 50 gam thịt/ngày.
Nhiều người không thích ăn thịt vào bữa sáng vì sẽ có cảm giác bị ngấy. Nhưng theo bà, buổi sáng ăn thịt hay protein sẽ giúp bổ sung đủ dưỡng chất và canxi cần thiết.
Phương pháp ngồi: Ngồi thẳng lưng, ngửa mặt nhìn trời, giơ tay bấm huyệt
Để “khí” trong cơ thể được lưu thông trơn tru, Giáo sư Trang khuyên rằng chúng ta phải tạo thói quen ngồi thẳng lưng, ngực mở rộng.
Nếu phải nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hay điện thoại quá lâu thì bạn nên tạo thói quen “luôn luôn nhìn lên” hay nói vui là “ngửa mặt nhìn trời”.
Hành động này rất quan trọng, vì chúng ta thường xuyên ngồi cúi xuống, cơ thể cong về phía trước quá lâu, khi ngồi thẳng và nhìn lên sẽ khiến cho cơ thể hồi phục trở lại trạng thái cân bằng hơn.
Vuốt hạch bạch huyết cũng là cách cải thiện hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả.
Khi ngồi rảnh rỗi, hãy tranh thủ bấm huyệt hay mát-xa đâu đó trên cơ thể, đặc biệt là những vùng bạn nhận thấy là chúng nằm im, ít vận động nhất. Điều này sẽ đánh thức các hạch, giúp chúng thư giãn và hạn chế được sức ép lên các bộ phận cơ thể.
Nếu bạn rảnh có thể tự bấm huyệt, hoặc bạn và người khác cùng bấm huyệt cho nhau cũng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Bấm huyệt hợp cốc là bí quyết sống khỏe mỗi ngày của giáo sư Trang.
Bấm huyệt hợp cốc là bí quyết sống khỏe mỗi ngày của giáo sư Trang.
Thực đơn dưỡng sinh
Cá cơm/cá con: Vào mùa hè và mùa thu, bà nấu món ăn này để ăn thường xuyên. Để một ít đậu phụ ở đáy nồi, cho cá cơm lên trên (dùng các loại cá con nhỏ), sau đó cho gừng sợi, rượu gạo, gia vị, nấu chín nhừ.
Cá cơm hoặc cá con nhỏ nấu đậu phụ
Vào mùa xuân và mùa đông thì không cần cho thêm đậu phụ, chỉ nấu cá với các gia vị trên là đủ.
Rau: Giáo sư Trang lựa chọn các món rau tam sắc cho bữa ăn, ví dụ như rau củ màu trắng giống như củ cải, khoai tây. Rau quả màu đỏ như cà chua, cà rốt. Rau quả màu xanh như các loại rau lá…Riêng lá khoai lang được bà xem là “khách quý” trên bàn ăn. Bà nấu bằng cách đun gừng sợi cùng nước sôi lên, khi có hương gừng bay lên thì cho rau vào luộc chín, vớt rau ra ăn ấm nóng.Món ăn kèm: Bà thường chọn món dưa chuột rưới nước chanh hoặc món cà chua xào trứng.
Giáo sư Trang Thục Kỳ là tiến sĩ y khoa, một thầy thuốc đông y kỳ cựu nổi tiếng nhất Đài Loan. Bà sinh ngày 26/11/1920 và mất ngày 4/2/2015, để lại rất nhiều di sản quý giá về lĩnh vực y học.
Theo giaoducthoidai.vn
Tác dụng chữa bệnh thần kì của quả sung
Không chỉ là loại quả ăn vặt, sung còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Trong Đông y, quả sung được xem là một vị thuốc.
Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như C.
Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng, giải độc, thường đựơc dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp...
Liều lượng: Mỗi ngày dùng 30-60 g sắc uống hoặc ăn sống từ 1-2 chùm nhỏ. Hặc dùng ngoài bằng cách thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu, hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô, tán bột, rắc hay thổi vào vị trí tổn thương.
Một số cách dùng cụ thể:
- Viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng, hoặc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
- Ho khan không có đờm: Dùng sung chín đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày một lần.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 6-9 g với nước ấm.
- Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hóa: Sung 30 g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi lần lấy 10 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
- Táo bón: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. Hoặc sung chín ăn mỗi ngày 3- 5 quả. Hoặc sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
- Sa đi: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9 g, sắc uống.
- Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120 g, móng lợn 500 g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sửa không có hoặc có rất ít.
- Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
- Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: Rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng.
Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5 ml hòa trong nước đun sôi để nguội uống trước khi đi ngủ.
Theo www.phunutoday.vn
Làm động tác này khi đi tiểu, khỏi phải uống thuốc mà vẫn bổ thận tráng dương Nam giới chỉ cần nhón gót chân trong khi đi tiểu, động tác đơn giản của cổ nhân được chuyên gia Đông y khuyên bạn thực hiện để khỏi cần uống thuốc bổ thận tráng dương. Nam giới làm 1 động tác trong khi đi tiểu, bổ thận tráng dương, tốt cho tuyến tiền liệt Theo ghi chép trong sử sách, từ thời...