Bí quyết giúp đạt điểm cao phần Tiến hóa và Sinh thái học
Môn Sinh là môn khoa học tự nhiên nhưng lại có một hệ thống lí thuyết rất lớn. Điều này đòi hỏi thí sinh phải có phương pháp ôn tập, kĩ năng làm bài để đạt kết quả cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT.
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.
Theo thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Sinh học Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, đồng thời là giáo viên tại hệ thống giáo dục HOCMAI, trong giai đoạn nước rút này các thí sinh cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:
Mục tiêu là thứ rất quan trọng giúp các thí sinh định hướng quá trình học tập, ôn luyện. Thông thường, các thí sinh thi môn Sinh có một số mục tiêu phổ biến như: “vượt liệt”; được 4 điểm trở lên (một số trường ĐH nước ngoài yêu cầu thí sinh phải có điểm 4 trở lên); được càng cao, càng tốt; được 7-8; được 9-10… Ứng với mỗi mục tiêu đó, thí sinh lại cần có những phương pháp học và kĩ thuật học riêng.
Cần hiểu được cấu trúc của hệ thống kiến thức và phân bố kiến thức trong đề thi để học tập hiệu quả.
Theo các công bố của Bộ GD&ĐT, kiến thức trong đề thi nằm trong chương trình Sinh học THPT nhưng tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12. Kinh nghiệm hàng năm có thể thấy:
Lớp 11: Có khoảng 4-5 câu hỏi, chỉ nằm trong chương I.
Lớp 12: Phần cơ chế di truyền và biến dị có khoảng 10 câu; Phần quy luật di truyền có khoảng 10 câu; Phần di truyền quần thể có khoảng 1-2 câu; Phần ứng dụng di truyền học có khoảng 1 câu; Phần di truyền người có khoảng 1 – 2 câu trong đó có 1 câu phả hệ; Phần tiến hóa có khoảng 5 câu; Phần sinh thái học có khoảng 7 câu.
Hình thức đề thi được sắp xếp các câu từ 81 – 120 với độ dài và độ khó tăng dần; các câu đầu tiên thường chỉ ở mức độ nhận biết; theo sau là các câu hỏi thông hiểu, vận dụng; các câu hỏi vận dụng cao sẽ ở cuối cùng.
Các câu nhận biết hầu hết là câu hỏi lí thuyết ở các kiến thức lớp 11; phần sinh thái, tiến hóa và quy luật di truyền… Các câu ở mức độ vận dụng cao nằm trong các dạng bài tập: di truyền quần thể; quy luật di truyền và bài tập phả hệ.
Từ mục tiêu điểm số và lượng kiến thức mình đang có, xây dựng kế hoạch ôn tập cho phù hợp.
Theo thầy Nguyễn Thành Công, đến thời điểm này, hầu hết học sinh lớp 12 đã học xong chương trình và chuyển sang ôn luyện. Để ôn thi hiệu quả, các em cần xây dựng kế hoạch ôn thi cho phù hợp với mục tiêu của mình.
Với các thí sinh đặt mục tiêu tương đối thấp (khoảng 5-6 điểm trở xuống), việc ôn thi môn Sinh khá nhẹ nhàng. Các em nên tập trung vào các phần: chương I lớp 11; phần cơ chế di truyền và biến dị; phần tiến hóa và phần sinh thái là các phần tập trung nhiều câu hỏi nhận biết, thông hiểu để ôn tập. Công cụ ôn tập chuẩn nhất là sách giáo khoa (SGK) Sinh học 11; Sinh học 12 cơ bản.
Video đang HOT
Dùng bút đánh dấu, bút viết, giấy trắng và vẽ lại các sơ đồ tư duy về các phần kiến thức kể trên. Đọc và hiểu các nội dung kiến thức, nhớ được các từ khóa quan trọng.
Mặc dù các thí sinh nhóm này thi môn Sinh không phải là môn chính, nhưng các em cũng nên luyện một vài đề, đặc biệt là đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT; đề thi năm 2020 cho 2 đợt thi… để xem mức độ điểm của mình như thế nào và rút kinh nghiệm, học phần còn thiếu để bổ sung kiến thức.
Với các thí sinh đặt mục tiêu cao, chọn môn Sinh là môn chính trong tổ hợp khối B để có thể xét tuyển vào các trường Y, Công nghệ Sinh học… thì việc ôn tập môn Sinh phải thực sự bài bản mới mong đạt kết quả tốt được.
Theo đó, thầy Công chỉ ra một số điều mà thí sinh cần làm trong thời điểm này:
Tự xây lại cây hệ thống kiến thức, rà soát nội dung còn thiếu, còn yếu.
Luyện đề từ các nguồn đề uy tín để rà soát lại hệ thống kiến thức, ôn tập vá hổng kiến thức.
Rèn luyện thật tốt kĩ năng giải bài tập: Bài toán xác suất, bài toán tổ hợp trong sinh học, các dạng bài tập phối hợp các quy luật di truyền, bài toán phả hệ: Đây là chìa khóa để các em đạt điểm tối đa.
Xây dựng một thời gian biểu hàng tuần, hàng ngày cho đến khi thi, đảm bảo việc học tập và ôn tập khoa học, hiệu quả mà vẫn giữ được sức khỏe tốt.
Chú ý đến vấn đề lí thuyết nhận biết: Các thí sinh học giỏi thường có kĩ năng làm tốt các bài tập khó ở những câu cuối cùng của đề. Tuy nhiên, để lấy được điểm ở những câu cuối cùng thường mất 3-5 phút cho mỗi câu trong khi đó, các câu ở phần nhận biết có thể một vài giây đã trả lời xong 1 câu, do đó sai các câu này là rất đáng tiếc. Để giảm thiểu các sai sót đáng tiếc này, thí sinh nên dùng SGK và ôn tập lại chi tiết, cẩn thận từng nội dung kiến thức, nhất là hệ thống lí thuyết để biết và hiểu hết các nội dung kiến thức trong SGK.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, nhiều thí sinh băn khoăn không biết phải học hai nội dung tiến hóa và sinh thái học như thế nào cho hiệu quả .
Theo kinh nghiệm ôn thi cho các thí sinh trong các năm gần đây, thầy Công chia sẻ, phần tiến hóa và phần sinh thái chiếm khoảng 3 điểm trong đề thi. Mặc dù lượng điểm không lớn bằng phần di truyền (khoảng 6 điểm) nhưng thí sinh, đặc biệt là các thí sinh mục tiêu thấp nên tập trung ôn tập vào hai nội dung này vì hầu hết các câu hỏi của 2 nội dung này là ở mức độ nhận biết và thông hiểu, rất ít câu hỏi sang mức độ vận dụng. Điều này có nghĩa, đây là những câu hỏi dễ.
Về phần tiến hóa : Phần tiến hóa ở chương trình phổ thông cung cấp cho các học sinh kiến thức về các bằng chứng tiến hóa; các học thuyết tiến hóa phổ biến nhất; cơ chế tiến hóa theo quan điểm của học thuyết tổng hợp hiện đại; quá trình hình thành và phát triển sự sống, loài người trên Trái Đất. Kiến thức tiến hóa cần phải đọc, hiểu vì nó có tính logic rất cao.
Các em học kĩ hệ thống các bằng chứng tiến hóa; học các quan điểm của Darwin trong học thuyết của mình và chỉ ra được các thiếu sót trong học thuyết của ông; học kỹ các điểm bổ sung của học thuyết tổng hợp hiện đại cho học thuyết của Darwin trong đó có các vấn đề như nguồn biến dị di truyền; các nhân tố tiến hóa; quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Học cẩn thận các phần: loài, cấu trúc loài, quá trình hình thành loài mới. Phần phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất thì học kĩ bảng “Sự sống qua các đại địa chất” nhưng chỉ tập trung vào đặc điểm sự sống ở các đại mà không cần học phần khí hậu và địa chất. Cuối cùng, các em học kỹ các dạng hóa thạch các loài người và lịch sử phát triển của loài người.
Về phần sinh thái: Sinh thái học cung cấp các kiến thức về sự sống quanh con người và mối tương quan giữa sự sống và môi trường. Hệ thống kiến thức bao gồm: Sinh thái học cá thể và sự thích nghi; sinh thái học quần thể; sinh thái học quần xã; hệ sinh thái và sinh quyển cùng với các ứng dụng kiến thức sinh thái học vào cuộc sống.
Các kiến thức phần Sinh thái khá gần gũi với con người nên các em dùng kĩ thuật đọc, đọc hiểu và ghi nhớ kiến thức rồi dùng sơ đồ tư duy vẽ lại cây thư mục kiến thức với các từ khóa quan trọng.
Một lưu ý cuối cùng trong quá trình ôn tập, học sinh cần đọc kĩ các nội dung của công văn “3280/BGDĐT/GDTrH” về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT với các môn mình thi, trong đó có môn Sinh để nắm được các nội dung giảm tải, không có trong đề thi giúp cho các em đỡ căng thẳng hơn trong quá trình ôn tập và đi thi.
Học hiểu và vận dụng được các kiến thức vào việc giải quyết các bài toán; có mục tiêu rõ ràng và có kế hoạch ôn tập bài bản, chắc chắn các thí sinh sẽ đạt được điểm tốt nhất trong kì thi sắp tới.
Ôn thi nước rút vào lớp 10: Những lưu ý quan trọng trong môn Ngữ văn
Cô Đỗ Khánh Phượng cho rằng, để ôn thi giai đoạn nước rút hiệu quả thì trước hết các em học sinh phải nắm được cấu trúc đề thi để có phương pháp học ôn đúng hơn.
Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang đến rất gần và tình hình dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch học tập và ôn luyện của các thí sinh. Trong giai đoạn ôn thi nước rút quan trọng này, cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI hệ thống những nội dung cần lưu ý giúp học sinh chinh phục bài thi Ngữ văn vào lớp 10 với điểm số cao nhất.
Cấu trúc đề thi
Cô Đỗ Khánh Phượng cho rằng, để ôn thi giai đoạn nước rút hiệu quả thì trước hết các em học sinh phải nắm được cấu trúc đề thi của các tỉnh, thành phố.
Với Hà Nội, cấu trúc đề thi gồm 2 ngữ liệu: văn bản thơ và văn bản truyện hoặc văn bản nghị luận. Từ 2 ngữ liệu trên, đề bài phần lớn sẽ xuất hiện 4 dạng câu hỏi.
Câu hỏi 1, nhận diện văn bản: Tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, hỏi về nhân vật được nói đến trong đoạn văn, yêu cầu chép lại đoạn thơ...Đây là dạng câu hỏi tái hiện giúp các em dễ dàng điểm nhất (2 điểm).
Câu 2, đọc - hiểu: Xác định nội dung đoạn văn bản hoặc đoạn trích thơ, những đặc điểm nghệ thuật ngữ liệu của đề thi đưa ra, các kiến thức thuộc phần Tiếng Việt (3 điểm).
Câu 3, nghị luận xã hội: Đề bài thường là về 1 vấn đề được đặt ra từ văn bản trích dẫn (2 điểm).
Câu 4, nghị luận văn học: Bên cạnh yếu tố nghị luận thường đính kèm thêm yêu cầu khác. Đề thi của Thành phố Hà Nội sẽ yêu cầu học sinh viết thành đoạn văn và lồng ghép thêm câu hỏi về kiến thức Tiếng Việt (3 điểm).
Cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.
Khác với đề của thành phố Hà Nội, cấu trúc đề thi của TP.HCM gồm 3 câu hỏi (cùng cấu trúc đề với các tỉnh/thành phố như: Hải Dương, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ và một số trường thi chuyên Văn). Cụ thể cấu trúc đề như sau:
Câu 1, đọc - hiểu văn bản. Câu này thường yêu cầu về kiến thức Tiếng Việt, xác định nội dung nghệ thuật, nêu quan điểm của vấn đề, nêu suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong văn bản (2-3 điểm).
Câu 2, nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý hoặc hiện tượng đời sống. Điểm khác biệt của đề này so với đề của Hà Nội là yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn không quá 1 trang giấy thi và có nội dung gắn kết với phần Đọc - hiểu (2-3 điểm).
Câu 3, nghị luận văn học. Phần này có thể yêu cầu học sinh nghị luận về 1 đoạn thơ/đoạn truyện; nghị luận về một ý kiến, nhận định bàn về đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật hay nghị luận về một vấn đề thuộc lí luận văn học, so sánh văn học (4-6 điểm).
Nội dung quan trọng
Theo cô Đỗ Khánh Phượng, dù là cấu trúc đề nào thì học sinh cũng cần tập trung vào 3 nội dung là phần Đọc - hiểu văn bản, phần Nghị luận xã hội và phần Nghị luận văn học.
Để làm tốt phần Đọc - hiểu, học sinh cần nắm chắc 3 phần kiến thức. Thứ nhất là phần Văn, các em cần nắm chắc kiến thức như thông tin của tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, nắm được nội dung của đoạn văn bản và biết cách giải thích ý nghĩa nhan đề.
Thứ hai là phần Tiếng Việt, học sinh cần nắm cách nhận diện từ loại, kiểu câu, thành phần câu, biện pháp tu từ, các phương châm hội thoại. Và cuối cùng là phần Tập làm văn, các em cần nắm được kiến thức về hình thức đoạn, các phép liên kết và vận dụng các kiến thức của phần văn bản để giải quyết một vấn đề hoặc tình huống đặt ra ở phần đọc - hiểu.
Học sinh tham gia thi THPT. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Đối với phần Nghị luận xã hội, có 2 dạng chính là nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc về một hiện tượng đời sống.
"Với đề nghị luận về tư tưởng đạo lý, các em cần lưu ý rằng những tư tưởng nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 9 thường là tư tưởng tích cực như lòng dũng cảm, tình yêu thương, sự khoan dung, khiêm tốn, ý chí, nghị lực. Bên cạnh đó, đề thi cũng có thể là tư tưởng tiêu cực, tư tưởng về quan hệ gia đình, tư tưởng về quan hệ xã hội hoặc đôi khi là nghị luận về các mặt đối lập", cô Phượng phân tích.
Theo đó, những tư tưởng đạo lí có thể xuất hiện dưới dạng một nhận định, một câu châm ngôn, một câu ca dao tục ngữ, một bài thơ hoặc xuất phát từ những ngữ liệu trong chương trình Ngữ văn 9. Ví dụ như bài "Nói với con" cho ta tư tưởng về tình cảm gia đình, bài "Ánh trăng" khơi gợi tư tưởng về lòng biết ơn, bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" khơi gợi tư tưởng về tình yêu đất nước, tình đồng đội...
Với đề nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần lưu ý rằng hiện tượng được chọn thường thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ví dụ như: vệ sinh môi trường, bạo lực học đường, bạo hành gia đình,.. ."Dù là hiện tượng tốt hay xấu, đáng khen hay đáng chê thì các em cần ghi nhớ rằng, từ hiện tượng đời sống đó người viết phải phân tích ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng đạo đức để bàn bạc, đánh giá" , cô Phượng nhắc nhở học sinh.
Với phần Nghị luận văn học, cô Phượng chỉ ra 5 dạng đề có thể xuất hiện: Cảm nhận về một đoạn thơ/bài thơ; phân tích về một hình tượng nhân vật trong truyện/trong thơ hoặc phân tích một chi tiết trong truyện/trong thơ để làm rõ nội dung tác phẩm; nhận định về một tác giả hoặc tác phẩm và yêu cầu làm sáng tỏ nhận định đó; phân tích nghệ thuật, tình huống truyện, cốt truyện; phân tích giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Phần Nghị luận văn học có dạng đề rất phong phú. Vì vậy, muốn làm chủ phần nội dung kiến thức này, trước tiên học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Điều này giúp các em hiểu rõ về tác phẩm và có thể đưa ra những phân tích, đánh giá sâu sắc trong quá trình làm bài nghị luận về tác phẩm đó.
Cùng với đó, cô Phượng đưa ra một số nội dung cần chú ý khi ôn luyện phần nghị luận văn học. Với phần thơ, các em học sinh cần lưu ý phải thuộc thơ và nắm vững được nội dung chính của từng bài, điểm chung và điểm khác biệt của một số bài cùng chủ đề, đề tài. Với phần văn xuôi, các em học sinh cần đọc tác phẩm nhiều lần để nhớ đến từng chi tiết và nắm được nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm. Ở mỗi một tác phẩm, các em lưu ý tìm hiểu kĩ về các nhân vật, tâm lí nhân vật và tính huống truyện.
"Trong quá trình ôn luyện, các em nên liệt kê ra những chi tiết, sự việc tiêu biểu trong bài để nắm thật chắc và học thuộc một vai câu văn độc đáo để làm dẫn chứng khi viết bài" , cô Phượng nhấn mạnh.
Mặc dù quá trình ôn thi nước rút khiến các em học sinh áp lực về thời gian và khối lượng kiến thức, tuy nhiên cô Khánh Phượng khuyên các em với những tác phẩm chưa học kĩ, vẫn nên dành thời gian học lại thêm một lần để hiểu cặn kẽ, nắm thật vững kiến thức.
Đề thi chuyên Toán Sư phạm an toàn, đảm bảo tuyển chọn học sinh chuyên Toán Một số bài toán ở mức vận dụng cao đòi hỏi thí sinh cần linh hoạt sử dụng các phương pháp giải bài đã được học. Có những câu tương đối khó nhằm tìm kiếm học sinh thực sự có năng khiếu về Toán. Theo các giáo viên, một số bài toán ở mức vận dụng cao đòi hỏi thí sinh cần linh...