Bí quyết đạt điểm tuyệt đối ở đại học của nữ sinh Ngoại thương
Bị điểm thấp ngay môn học đầu tiên ở đại học, Khánh Linh nhanh chóng vực dậy tinh thần và quyết giành GPA 4.0.
Nguyễn Khánh Linh (sinh năm 2003), đang là sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương, đồng thời cũng là cán bộ lớp Anh 03 chuyên ngành Kinh tế đối Ngoại chương trình chất lượng cao. Sau một năm học tập tại Hà Nội, cựu học sinh chuyên Anh trường THPT Chuyên Thái Bình đạt được GPA tuyệt đối 4.0/4.0 (9.24/10). Trong đó, môn Toán cao cấp đạt điểm phẩy 10/10.
Khánh Linh đạt GPA 4.0 sau 1 năm theo học tại Đại học Ngoại thương. (Ảnh: NVCC)
Cấp 3, Linh đặt mục tiêu đỗ Ngoại thương. Thành tích học tập của em luôn thuộc top đầu lớp. Em cũng đầu tư thời gian học IELTS và đạt 7.5 trong lần thi đầu tiên. Năm 2021, em nhận “trái ngọt” khi đỗ đại học mơ ước theo phương thức xét tuyển kết hợp học bạ và IELTS. Điểm thi ban D01 của em cũng lên tới 28 điểm (trong đó Toán: 9.2; Văn: 8.75; Anh: 9.8 và 0.25 điểm vùng).
Với thành tích ở những năm cấp 3, Linh tự tin khi bước vào cánh cổng đại học. Tuy nhiên, nữ sinh dần “vỡ mộng” khi không hòa nhập và thích ứng kịp với môi trường học tập mới. Trong khi ở cấp 3, việc học thường thụ động, chủ yếu nhờ sự đốc thúc và ôn luyện của giáo viên thì lên đại học, việc học tập hoàn toàn chủ động. Bên cạnh đó, thời gian học mỗi môn ở đại học khá ngắn, chỉ từ 1-2 tháng. Vậy nên, ở môn học đầu tiên – môn Kinh tế vi mô, nữ sinh bị “lệch nhịp” và nhận về điểm thấp trong bài kiểm tra giữa kì.
Sau kỷ niệm “hú hồn” ở môn Kinh tế vi mô, Linh vạch ra kế hoạch học tập chi tiết hơn. Linh chuyển chỗ ngồi lên bàn đầu, đối diện giảng viên. Em chăm chỉ phát biểu, ghi chép đầy đủ nhằm giữ thái độ nghiêm túc đối với môn học và tạo ấn tượng tốt với giảng viên.
Linh không cho phép bản thân rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Trước mỗi bài thi, em chủ động ôn tập, làm thêm bài tập, hỏi thầy cô những kiến thức chưa nắm vững và xin đề cương của anh chị đi trước để có thể làm bài thi hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, em cũng có một hội bạn thân cùng học tập, chia sẻ tài liệu cũng như động viên tinh thần lẫn nhau. Với những môn đòi hỏi học thuộc lòng với lượng kiến thức lớn, em học bằng phương pháp nhớ ý chính, vẽ sơ đồ tư duy, hệ thống hóa kiến thức để nhớ lâu và sâu hơn.
“Ban đầu GPA 4.0 đối với em là một điều xa vời. Thế nhưng sau một năm học đại học, em tin chỉ cần bản thân đặt ra mục tiêu và cố gắng hết sức thì không gì là không thể”, Linh chia sẻ.
Ngoài niềm yêu thích về ngành kinh tế, một lý do khác khiến Linh quyết tâm theo học tại Ngoại thương là khát khao bứt phá, bước ra khỏi vùng an toàn. Linh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm trau dồi kỹ năng mềm và xây dựng thêm nhiều mối quan hệ – điều mà một cô gái hướng nội như em chưa từng làm trước đây. Bên cạnh đó, em cũng tích cực tham gia các cuộc thi chuyên môn nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện bản lĩnh trước đám đông.
“Quanh em rất nhiều bạn đạt thành tích học tập xuất sắc. Thay vì tự ti hay áp lực đồng trang lứa, em lại cảm thấy may mắn khi được gặp gỡ những người giỏi . E m mong muốn được học hỏi và lấy họ làm động lực để cố gắng. Đối với em, tập trung vào chính bản thân mình quan trọng hơn là nhìn vào bề nổi của người khác“, 10x chia sẻ.
Khánh Linh (thứ 3 từ trái sang) và các thành viên trong nhóm nhận giải Á quân 1 Cuộc thi Medical and Pharmaceutical Innovations – Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp về đổi mới sáng tạo ngành Sức khỏe. (Ảnh: NVCC)
Video đang HOT
Ngoài học tập và hoạt động ngoại khóa, Linh còn đam mê khác, là đi làm thêm. Em không đặt nặng vấn đề tài chính mà mong muốn đi làm để tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.
Trước đây, với lợi thế về tiếng Anh, em từng làm gia sư bộ môn này. Hiện em làm về mảng truyền thông – đối ngoại trong một chuỗi hội thảo quy mô Quốc tế. Công việc của em chủ yếu là làm online nên em có thể sắp xếp thời gian, cân bằng giữa học tập – làm thêm và tham gia hoạt động ngoại khóa.
Lên năm 2, Linh dự định tham gia chương trình trao đổi sinh viên của trường tại nước ngoài. Bên cạnh đó, em có kế hoạch học thêm một ngôn ngữ mới và duy trì kết quả học tập tốt tại Đại học Ngoại Thương.
Giải thưởng của Khánh Linh:
- Á quân 1 Cuộc thi Medical and Pharmaceutical Innovations – Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp về đổi mới sáng tạo ngành Sức khỏe.
- Giải ba kỳ thi Olympic Đại Số Trường Đại Học Ngoại Thương
- Hiện đang tham gia chung kết Cuộc thi Khởi Nghiệp Đổi Mới Sáng Tạo
- Top 20 Cuộc thi Rocket to Business Development – Cuộc thi về ngành Phát triển Kinh doanh dành cho sinh viên đầu tiên tại Việt Nam.
Học phí tăng vọt, thí sinh cân nhắc vào đại học hay không
Trước thông tin học phí tăng, nhiều thí sinh hoang mang, ngại vào đại học bởi áp lực tài chính. Dừng lại hay tiếp tục là bài toán khó cho các em trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Xem một lượt danh sách các trường đào tạo ngành kinh tế, quản trị để tham khảo học phí, Phan Anh (Hà Tĩnh) lo lắng bởi mức học phí tăng chóng mặt. Cô cân nhắc giữa việc học đại học và đi làm.
Phan Anh hiểu tăng học phí là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc tăng mạnh vào thời điểm mọi thứ còn khó khăn như bây giờ khiến cô và gia đình hoang mang.
Phan Anh lo lắng bởi mức học phí tăng chóng mặt. Cô cân nhắc giữa việc học đại học và đi làm. Ảnh: Lan Anh.
"Chùn chân" vì học phí
Trước kia, nữ sinh xác định nếu đỗ đại học, cô sẽ kết hợp đi làm thêm, cộng với tiền phụ cấp của gia đình, cô vẫn có thể lo mọi chi phí sinh hoạt và học tập. Nhưng khi nghe thông tin các trường tăng học phí vào khóa tiếp theo, nữ sinh bắt đầu lo lắng.
Điều kiện gia đình Phan Anh không mấy khá giả. Nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai mẹ cô bởi bố đang thất nghiệp. Phan Anh còn 2 em đang học lớp 4 và lớp 7.
Hiện giờ, hàng tháng, tổng chi phí bao gồm cả tiền học của 3 chị em, ăn uống, sinh hoạt của cả gia đình 5 người, cộng thêm lãi suất ngân hàng, mẹ cô phải lo liệu khoảng 15 triệu đồng mới đủ chi trả.
"Với hoàn cảnh gia đình hiện tại, xét từ việc tăng học phí và điều kiện kinh tế, em sợ nếu học đại học, em sẽ trở thành gánh nặng cho cả gia đình", Phan Anh đắn đo.
Cũng như Phan Anh, P.M. (Phú Thọ) ngồi trước máy tính, đau đầu khi phải lựa chọn ngành, chọn trường với mức học phí phải chăng, phù hợp với điều kiện gia đình.
Nữ sinh đang tìm hiểu Học viện Chính sách và Phát triển. Cô cho biết năm nay, học phí của trường với hệ chuẩn là 300.000 đồng/tín chỉ, tương đương 9,5 triệu đồng/năm học.
"Em tìm hiểu nhiều trường, đây là trường có mức thấp nhất, phù hợp với em hiện tại. Tuy nhiên, so với năm ngoái, học phí này cũng tăng lên", P.M. chia sẻ với Zing.
Bố mẹ P.M. làm nông, tổng thu nhập mỗi tháng của 2 người trên dưới 10 triệu, vừa đủ chi tiêu sinh hoạt gia đình. Trong khi đó, em trai M. đang học cấp 3, chưa có thu nhập.
Giữa lúc ôn thi nước rút, Phan Anh và P.M. đều "chùn chân" trước ngưỡng cửa đại học. Cả 2 tính đến việc từ bỏ đại học, đi học nghề hoặc làm công nhân với mức lương vừa đủ. Đó cũng là cách nhằm giảm áp lực đồng thời tạo thêm kinh tế cho gia đình.
P.M. dự tính xin học nghề thẩm mỹ, mỗi tháng thu nhập 7-8 triệu đồng để tự lo cho bản thân và phụ giúp bố mẹ. Còn với Phan Anh, nếu lựa chọn đi làm, cô sẽ xin vào làm phục vụ tại các chuỗi hàng ăn.
"Công việc vất vả nhưng có bảo hiểm, đãi ngộ, lương thưởng ở mức khá. Em có thể phụ giúp gia đình về kinh tế. Hai em của em cũng yên tâm học hành hơn", Phan Anh nghĩ ngợi.
Không chỉ P.M., Phan Anh, Lê Thị Thanh Thủy (TP.HCM) chia sẻ nhiều bạn của cô đang ngần ngại. Họ vốn có tâm lý nếu không đủ sức vào trường công lập sẽ chuyển qua trường tư.
Nhưng khi nghe học phí tăng cao, các bạn e dè, thậm chí, một số bạn từ bỏ ước mơ đại học. Thanh Thủy cho hay nhiều bạn đã xin nghỉ, bảo lưu học bạ hoặc chỉ đợi thi xong tốt nghiệp là dừng lại.
Nhiều thí sinh loay hoay tìm cách giải cho bài toán đại học. Ảnh minh họa: Nguyễn Hằng.
Loay hoay tìm cách
Bản thân Thanh Thủy không muốn từ bỏ. Nữ sinh dự định đăng ký thi ngành Nhật Bản học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM (VNUHCM-USSH). Học phí của ngành dự kiến tăng lên 21-24 triệu đồng/sinh viên/năm học bắt đầu từ năm học tới theo cơ chế tự chủ.
Biết thông tin này, Thanh Thủy hoang mang, lúng túng. Cô cân nhắc lại về việc đặt nguyện vọng. Bố mẹ Thủy đều làm nông. Thủy xác định nếu cô vào đại học, bố mẹ sẽ vất vả hơn nhiều. Nữ sinh lo lắng nếu học phí lên cao, bố mẹ khó gồng gánh nổi.
"Em nghĩ trường tăng học phí đồng nghĩa chất lượng được nâng lên nhiều hơn, điều này có lẽ ảnh hưởng khá nhiều đến việc đặt nguyện vọng đại học của em", Thủy tâm sự .
Mặc dù đã tham khảo thêm một số trường có học phí thấp hơn, Thanh Thủy vẫn cân đo, đong đếm mãi. VNUHCM-USSH là ước mơ Thủy theo đuổi.
Bố mẹ Thủy lo lắng không kém. Dù vậy, họ luôn bên cạnh, động viên con gái vào đại học. Chính vì vậy, nữ sinh lấy đó làm động lực, cố gắng và nỗ lực hơn nữa để vượt qua khó khăn, không để cánh cửa ĐH khép lại vì vấn đề kinh tế.
Thủy xác định nếu trúng tuyển, cô sẽ sắp xếp thời gian, vừa học, vừa làm thêm để có trải nghiệm, tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng cho ngành học sau này và tiền bạc trang trải sinh hoạt. Có thể, số tiền đó không nhiều nhưng nhờ nó, Thủy sẽ đỡ đần bố mẹ phần nào.
Cũng giống như Thủy, Ngọc Nhi (Vĩnh Long) đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán học đại học. Nhi muốn đặt nguyện vọng 1 là ĐH Tôn Đức Thắng. Khối ngành kỹ thuật cô theo đuổi dự kiến có mức học phí 24 triệu đồng/năm.
Nhưng không may mắn như Thủy, Ngọc Nhi không được gia đình ủng hộ bởi điều kiện kinh tế cả nhà chỉ ở mức đủ sống. Thời gian qua, cô thuyết phục rất nhiều, bố mẹ mới tạm đồng ý.
Ngọc Nhi có học lực tốt. Chính vì vậy, cơ hội trúng tuyển lớn. Tuy nhiên, với mức học phí cao, vừa ôn thi, Nhi vừa lo lắng con đường vào đại học bị thu hẹp. Cô sợ nếu trúng tuyển, cô vẫn khó tiếp tục do kinh tế.
Dù vậy, trước mắt, nữ sinh Vĩnh Long cố gắng vào đại học rồi sẽ tìm con đường để duy trì việc học. Cô đã tìm hiểu chính sách vay vốn hỗ trợ sinh viên học tập. Đồng thời, Ngọc Nhi cân nhắc thêm các trường khác có đào tạo ngành học tương tự với học phí thấp hơn.
Ngoài ra, giống như Thủy, Nhi dự định làm thêm phụ giúp cha mẹ. Nữ sinh tin tưởng mình có thể vượt qua khó khăn đến từ học phí tăng cao.
Nữ sinh Ngoại thương có 800.000 'follow' trúng đại học top đầu thế giới Đó chính là Nguyễn Phương Ly (2003, Hà Nội) với nickname Ly Biết Tuốt. Cô nàng cho biết, ý định du học đã có từ rất lâu. Gần đây, Phương Ly đã đăng tải khoảnh khắc đậu đại học trên kênh TikTok riêng hơn 800 nghìn lượt theo dõi của mình. Cư dân mạng chúc mừng cô nàng cũng như thắc mắc liệu...