Bi quan về bản thân ngay trước ngày thi đại học
Trong thời điểm này, nếu như teen không sớm thay đổi suy nghĩ sai lệch về việc học thì kết quả thi sẽ là một bài học đắt giá về sự chủ quan của chính bản thân mình.
Bi quan về bản thân mình
Chăm chỉ “cày ngày cày đêm” để mong có tấm vé vào ĐH thế mà lúc này nhiều bạn lại rơi vào tình trạng bi quan về khả năng của mình. Chỉ còn vài ngày nữa là đến kí thi, thay vì học bài thì có nhiều bạn lại buông xuôi, phó mặc cho số trời, suốt ngày lo lắng nghĩ rằng mình không đủ khả năng, kiến thức mình còn thiếu hụt rất nhiều… Thử hỏi mang trong mình tâm lý như thế thì liệu teen có hoàn thành tốt bài thi của mình một cách trọng vẹn được không?
Trường hợp của M.T là một ví dụ điển hình, ngay từ đầu năm T đã xác định cho mình một mục tiêu là vào ĐH ngoại ngữ, hằng ngày ra sức số gắng trau dồi bài vở. Trong khi nhiều bạn đang quay chong chóng trước kì thi TN thì T vẫn tự tin là mình sẽ đậu. Không ai có thể nghĩ rằng T sẽ nhụt chí, bạn bè và gia đình đặt hết niềm tin vào T. Thế mà trong thời gian gần đây bỗng nhiên T có những dấu hiệu lạ, bài tập thì không làm, nghỉ học thêm, về nhà thì ủ rũ buồn chán. Hỏi ra thì do càng gần ngày thi thì áp lực học hành và nhận xét của bạn bè càng đè nặng lên T, làm T bỗng thấy mình không đủ sức vượt qua kỳ thi. T cảm thấy khó chịu và luôn nghĩ đến viễn cảnh nếu mình thi rớt thì sẽ như thế nào. Vì quá lo lắng trước kì thi này mà T bỏ bê tất cả mọi thứ, muốn buông xuôi tất cả.
Học tốt, có triển vọng đậu ĐH thì ta không nên vì những lời dèm pha xung quanh mà phân tán tư tưởng. Ngoài việc thu nạp kiến thức vào đầu, chúng ta còn phải bình tĩnh, tự tin vào chính bản thân. Nếu đã có năng lực thì sao ta không tự tin vào mình mà phải nghe lời người khác phán xét, mà xao nhãng việc học? Bi quan về bản thân chính là một mối nguy hiểm cho teen 12. Và dù teen có sức học chưa tốt thì cũng không nên buông xuôi, hãy coi đây là một cơ hội để mình làm quen với áp lực và thử sức với kì thi. Nếu teen vẫn còn có ý chí thì một năm vẫn sẽ đủ cho ta ôn thi lại.
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Thi là hên xui?
Những teen có mức học trung bình thường chọn cho mình cách thức thi rất đơn giản là lô tô. Teen cứ quan niệm rằng học cho nhiều vô rốt cuộc xui thì cũng rớt mà thôi. Thế nên, nhiều teen vẫn cứ vô tư vô lo trong khi bạn bè cùng trang lứa cặm cụi học đêm, học ngày thì mình vẫn cứ “ ngồi chơi xơi nước” ung dung chờ tới ngày thi.
Những teen này cho rằng: thi cử vốn là hên xui, nhiều bạn cứ mãi lo học, vào thi xui xẻo như tô sai mã đề, hay vô tình cho bạn chép cũng rớt mà thôi. “Thôi thì không cần học cho khỏe, lỡ vào đó hên thì mình đậu mà xui thì thôi. Mấy môn thi trắc nghiệm thì mình vào lô tô còn mấy môn tự luận thì nhớ được gì thì làm còn không thì chế đại” - cứ với những suy nghĩ như thế thì cánh cửa ĐH vẫn còn rất xa vời đối với những teen như thế này.
H.L (teen 12. THPT Thái Phiên) nói rằng: “Mình cũng không chắc vào cánh cửa ĐH đâu, nhiều đứa bạn mình học cho lắm vô rồi cũng ôm mặt khóc vì những lỗi rất vớ vẩn. Tuy có hơi nhảm nhí nhưng biết làm sao bây giờ, bây giờ thì học sao kịp nữa thôi thì vô lô tô được câu nào thi hay câu đó thôi”.
Tạm kết
Chúng ta không nên quá tin vào kiểu “ học tài thi phận”, tin vào sẽ khiến chúng ta hoang mang, mất tự tin vào bản thân. Công 12 năm trời đèn sách mà lại tin vào những câu nói không căn cứ đó thì làm cho tâm lý teen bị ảnh hưởng, gây ra những hậu quả đáng tiếc mà thôi. Giả sử nếu chúng ta không học thì làm sao có kiến thức mà đi thi được, đừng mong chờ vào “hên, xui, may, rủi”.
Trong giai đoạn nước rút như thế này thì teen phải cân bằng giữa sức khỏe, tâm lý, kiến thức thì mới hoàn thành tốt bài thi đươc. Đặc biệt không nên vì những lời nói khích bác châm chọc mà xao nhãng ý chí, và tốt nhất là không nên tin vào mấy trò bói toán. Đậu ĐH mới là chứng cứ hùng hồn nhất về năng lực và sự cố gắng của chính bản thân mình.
Theo PLXH
Tỷ lệ đỗ Tốt nghiệp THPT 2010: Nhiều nơi cao bất ngờ
TP HCM: 22 trường đạt tỷ lệ đỗ 100%
Theo công bố của Sở GD-ĐT TP HCM chiều 16/6, năm nay, TP HCM có 49.981/52.835 thí sinh đỗ tốt nghiệp (hệ THPT), đạt 94,59% (tương đương với kết quả của năm ngoái là 94,61%). Theo ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, nhìn chung số thí sinh đạt điểm từ 5 trở lên ở các môn đều đạt tỷ lệ khá cao, duy nhất có môn Sử có tỷ lệ thí sinh đạt điểm 5 trở lên chỉ 65%, các môn còn lại đều trên 70% do "đặc điểm" của học sinh TP HCM là học... dở các môn học thuộc lòng". Cụ thể: Hoá: 96,4%, Anh văn: 76,28%, Văn: 85,84%, Toán 90,91%, Địa: 73,96%.
Còn ở hệ giáo dục thường xuyên (GDTX), tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp khởi sắc hơn so với năm trước. Cụ thể, năm nay TP HCM có khoảng 11.000 thí sinh dự thi và đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 57,76%, tăng khoảng 6% so với năm trước. Điểm đáng chú ý là trong ba thí sinh thủ khoa của TP HCM trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay (hai ở hệ THPT và một ở hệ GDTX) đều có cùng 56 điểm cho 6 môn thi.
Ở hệ THPT, danh hiệu thủ khoa thuộc về Võ Thị Thanh Nhã (THPT chuyên Lê Hồng Phong) và Trần Thị Thanh Thảo (THPT Trưng Vương). Ở hệ GDTX, thí sinh Nguyễn Kim Khánh (Trung tâm GDTX quận 1) là người có số điểm cao nhất với 56 điểm. TP HCM cũng có 22 trường đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%.
Ông Minh cho biết thêm, trong khoảng bốn năm trở lại đây, TP HCM đều có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp "ổn định" trên 92%. Sau khi công bố kết quả này, Sở sẽ nhận đơn chấm phúc khảo của thí sinh từ nay cho đến hết ngày 22/6 và đến cuối tháng 6 sẽ công bố kết quả để thí sinh có thể dự thi ĐH-CĐ.
Năm 2010, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các địa phương đều tăng so với năm trước. Ảnh: Trung Kiên
Nam Định: dẫn đầu bảng
Hôm qua, nhiều tỉnh, thành cũng đã công bố kết quả tốt nghiệp và nhìn chung, tỷ lệ đỗ đều tăng so với năm trước. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Bình Phước đạt đến trên 92%, cao hơn năm 2009 (chỉ đạt 81,53%). Có bốn trường có tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp 100%, gồm: trường THPT chuyên Quang Trung, THPT Hùng Vương (TX Đồng Xoài), THPT Lê Quý Đôn và trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (huyện Bù Đăng).
Hệ giáo dục từ xa (GDTX) năm nay cũng có tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao 51,48%, tăng hơn năm ngoái hơn 20% (năm 2009: 30,26%). Ông Nguyễn Văn Hùng, giám đốc sở GD-ĐT cho rằng: Kết quả khả quan của năm nay một phần do đề thi tương đối phù hợp với khả năng của học sinh và nỗ lực của cả thầy và trò. Tỉnh Bắc Ninh có 99,2% học sinh đỗ tốt nghiệp, tăng 5% so với năm 2009. Ở hệ GDTX, tỷ lệ này cũng cao chót vót, đạt gần 97%.
Theo ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT là 98,86%, tăng 5,2% so với năm 2009. Ở hệ GDTX, tỷ lệ này là 94%, tăng gần 25%. Toàn thành phố có 500 thí sinh đỗ tốt nghiệp loại giỏi. Đặc biệt, có tới 18 trường THPT (chiếm trên 30% tổng số trường) và 2/14 trung tâm GDTX của Hải Phòng có 100% số học sinh đỗ tốt nghiệp. Tại Bắc Giang, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay của tỉnh là 97,8%, tăng gần 10% so với năm 2009. Ở hệ bổ túc, tỷ lệ này là 93,8%, tăng 21% so với năm ngoái.
Sở GD-ĐT Nam Định cho biết, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của tỉnh này năm nay là 99,67%; hệ giáo dục thường xuyên cũng lên tới 97,07%. Kết quả cụ thể sẽ được chính thức công bố vào ngày hôm nay, 17/6.
Ngày 16/6, Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và GDTX năm học 2009-2010. Theo đó, ở khối THPT có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 97,85% (không kể thí sinh tự do). Trong đó, tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi đạt 0,84%, loại khá là 9,01%. Có 6 trường có tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%, gồm Trường THPT chuyên Quốc Học, khối chuyên Trường ĐHKH Huế, THPT Nguyễn Huệ, Trường THCS và THPT Hà Trung, khối chuyên Trường ĐH Ngoại ngữ H`uế và THPT Cao Thắng. Tỉ lệ tốt nghiệp thấp nhất là Trường THPT Hương Lâm (65,69%) và Trường THCS-THPT Hồng Vân (71,83%), cả hai trường này đều thuộc huyện miền núi A Lưới.
Theo Đất Việt
Nhiều học sinh phải điều trị tâm thần vì áp lực học hành Giờ đây, các học sinh Singapore luôn phải chịu rất nhiều áp lực học hành, bao gồm những kì vọng của bố mẹ, thầy cô và cả cho sở thích của chính mình nữa. Năm vừa rồi, đã có hơn 2000 bạn trẻ dưới 18 tuổi phải điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần, trong đó có hơn 1000 bạn là học...