Bí mật về bộ phận cơ thể của các thiên tài
Tóc của nhà soạn nhạc Beethoven có lượng chì cao gấp 42 lần người bình thường, hộp sọ của nghệ sĩ Goya mất tích bí ẩn…
Nhà soạn nhạc Haydn được chôn cất cùng hai hộp sọ
Theo Live Science, tám ngày sau khi qua đời, Haydn bị ăn cắp hộp sọ. Một tên trộm muốn nghiên cứu hộp sọ của ông nên đã đánh cắp đưa đến Bệnh viện Đa khoa Vienna, Áo. Tại đây, hộp sọ của Haydn được tẩy trắng, làm sạch để nghiên cứu.
Sau đó, cảnh sát đã tìm thấy hộp sọ và mang về chôn cất cùng thi hài của Haydn, nhưng họ chỉ nhận được hộp sọ giả.
Trước khi chết, tên trộm đã nói ra sự thật và chuyển hộp sọ thật của Haydn cho cơ quan chức năng. Hiện tại, Haydn được chôn cất cùng hai hộp sọ: một của mình và một của người khác.
Tóc của nhà soạn nhạc Beethoven chứa nhiều chì
Trước khi qua đời, sức khỏe của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven rất xấu. Ông bị đau dạ dày nặng, nhiễm trùng mắt, sỏi thận, tâm trạng thất thường.
Sau khi mất, một lọn tóc của ông được tìm thấy năm 1994. Nghiên cứu cho thấy lọn tóc này chứa lượng chì cao gấp 42 lần tóc thường. Lọn tóc đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc hội, Mỹ.
Chì có thể gây đau bụng, thay đổi tâm trạng, thậm chí mất thính lực.
Video đang HOT
Tóc của Beethoven có lượng chì cao gấp 42 lần người bình thường. Ảnh: Live Science.
Hộp sọ của nghệ sĩ Goya mất tích bí ẩn
Nghệ sĩ người Tây Ban Nha Francisco Goya qua đời năm 1828 và được chôn cất tại Pháp. 73 năm sau, chính phủ Tây Ban Nha di dời hài cốt của ông về quê hương. Bất ngờ họ tìm thấy hai bộ xương và một hộp sọ trong mộ ông.
Các nhà khoa học kết luận một trong hai bộ xương là của Goya, còn hộp sọ thì không. Hiện, bộ hài cốt không đầu của Goya được chôn cất tại nhà thờ St. Anthony ở thủ đô Tây Ban Nha.
Cấu tạo não đặc biệt của nhà vật lý Einstein
Sau khi Einstein mất, tiến sĩ Thomas Harvey đã đánh cắp bộ não của ông để nghiên cứu. Harvey cắt não thành nhiều mảnh nhỏ và bảo quản lạnh.
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy thể chai (corpus callosum) trong não Einstein rất dày. Đây là vùng kết nối bán cầu trái và phải, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai bán cầu não.
Bộ não của nhà vật lý Einstein có cấu tạo rất đặc biệt. Ảnh: Live Science.
Ý Như
Theo VNE
4 điều cần phải lưu ý khi nội soi
Để quá trình nội soi dễ dàng, mọi người cần ăn và tránh ăn một số loại thực phẩm trước khi nội soi. Ngoài ra, nếu cảm thấy cơ thể bất ổn thì cần thông báo cho bác sĩ.
Nếu cảm thấy buồn nôn hoặc đau dạ dày trước khi nội soi thì cần thông báo ngay cho bác sĩ - SHUTTERSTOCK
Những vấn đề cần lưu ý khi nội soi gồm:
Vấn đề tiêu hóa
Trước khi nội soi, mọi người cần thông báo cho bác sĩ biết mọi vấn đề về tiêu hóa mình đang gặp phải. Ví dụ một người mắc hội chứng ruột kích thích cần phải thông báo cho bác sĩ biết vấn đề sức khỏe của mình, theo Reader's Digest.
Thậm chí, ngay cả một người có sức khỏe đường tiêu hóa bình thường nhưng có thể bị buồn nôn hoặc đau dạ dày trước khi nội soi. Tất cả phải được thông báo cho bác sĩ. Chẳng hạn nếu tình trạng táo bón xuất hiện thì bác sĩ sẽ dùng thuốc nhuận tràng để dễ đi tiêu trước khi nội soi.
Những món nên ăn
Người nội soi nên bắt đầu ăn những món này từ vài ngày trước khi bắt đầu nội soi mặc dù không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Mọi người nên ăn những món có nhiều chất xơ và mềm trước khi chuẩn bị nội soi.
Những món này gồm: khoai tây nghiền, gạo trắng, mì ống, bánh mì, trái cây mềm, thịt gà, cá, trứng và các món làm từ sữa. Chúng dễ tiêu hóa và nhuận tràng, các chuyên gia khuyến cáo.
Những món nên tránh
Để chuẩn bị nội soi, nên tránh những món cứng, ngay cả khi đó là chất xơ, như các loại hạt, bắp, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi có nhiều vỏ và hạt, rau sống, các loại đậu, trong đó có đậu lăng và những món khó tiêu hóa khác, theo Reader's Digest.
Hỏi bác sĩ khi bị đầy hơi
Sau khi nội soi, một số bệnh nhân cảm thấy bị đầy hơi và chướng khí. Điều này là do bác sĩ khi nội soi đại tràng có thể thổi khí vào đó để có thể dễ quan sát hơi.
Có khi bác sĩ bơm không khí, nhưng đôi khi họ cũng sử dụng carbon dioxide (CO2).
Một số nghiên cứu cho thấy bơm CO2 có thể giúp giảm đáng kể tình trạng đau và đầy hơi sau nội soi so với việc dùng không khí, theo Reader's Digets.
Theo thanhnien
Nội soi đường miệng để trị bệnh khó ăn, khó nuốt Bị nuốt nghẹn thức ăn và uống nước, trào ngược hơn 4 tháng, bệnh nhân tưởng mình bị đau dạ dày. Tuy nhiên, kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị co thắt tâm vị, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng. Bác sĩ phẫu thuật nội soi đường miệng để điều trị co thắt tâm vị...