Bị hoại tử lưng vì đi giác hơi
Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội) đang điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm trùng loét rộng vùng lưng sau giác hơi.
Bệnh nhân viêm loét rộng vùng lưng sau giác hơi – Ảnh Hồng Hà
Bệnh nhân nữ Nguyễn Thị Th. (52 tuổi), nhập viện hôm 22.10 trong tình trạng vùng lưng có những mảng da bị viêm loét có dịch mùi hôi lẫn máu, mủ, bị hoại tử da, viêm tấy lan tỏa vùng lưng.
Bà Th. cho biết bà có tiền sử bệnh đái tháo đường tuýp 2 và tăng huyết áp, đang điều trị tại bệnh viện khác. Do bị đau mỏi vai gáy, nghe mọi người mách đi giác hơi sẽ hết nên đã đi 2 lần. Lần đầu về thì da bị phồng rộp và sau khi giác hơi lần 2 về thì da bị bị loét dần.
Video đang HOT
Nghe theo lời mách, bà Th. đã tự mua thuốc kháng sinh về uống một tuần nhưng không khỏi, nên đến viện khám. Tại phòng khám Thẩm mỹ, bà Th. đã được các bác sĩ thăm khám và có chỉ định nhập viện phẫu thuật cắt lọc da căng cơ.
Bác sĩ Đồng Thanh Thiện, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, cho biết: “Với trường hợp này, chúng tôi phải cắt lọc da vùng tổ chức hoại tử, mủn nát, tháo hút sạch dịch mủ kết hợp điều trị kháng sinh chống viêm, thay băng hàng ngày”.
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân Th. cần hạn chế đi lại tránh nhiễm trùng, phối hợp điều trị cùng bác sĩ; đồng thời, nên ăn theo chế độ dinh dưỡng tại bệnh viện để tránh sưng tấy.
Qua trường hợp bệnh nhân Th., bác sĩ Đồng Thanh Thiện khuyến cáo khi đã có những tổn thương, bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà, nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chữa kịp thời. Bởi nếu tự điều trị, khi đến viện muộn, các tổn thương này có thể gây nhiễm trùng rộng, sâu hơn, chảy nhiều mủ, làm hoại tử tổ chức da cân cơ, có thể gây viêm nhiễm hoại tử, nhiễm trùng huyết; viêm loét tới những tổ chức sâu hơn (màng xương, xương) gây hoại tử xương, thậm chí phải cắt 1 phần xương, gây nhiễm khuẩn huyết.
Theo Thanh niên
Bé sinh non bị nhiễm trùng huyết
Bé chào đời ở tuần thai 24, nặng 600 gram, da tím tái, thở yếu, ngoài nhiễm trùng huyết còn bị thiếu máu, bệnh tim bẩm sinh.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi chăm sóc bé trong lồng kính, thở bằng oxy, truyền sữa qua ống thông từ miệng vào dạ dày. Gần một tháng chăm sóc tại bệnh viện, bé tăng lên 900 gram nhưng sức khỏe yếu, nhiễm trùng huyết và viêm phổi nặng hơn.
Bác sĩ Nguyễn Trần Thu Hậu, khoa Sơ sinh, cho biết khi chào đời bé quá nhẹ cân nên bệnh viện không thể chuyển lên tuyến trên. Hiện bệnh viện dự kiến chuyển bé ra Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.
Bé được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi.
Trẻ sinh non thường mắc các bệnh về hệ hô hấp do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị khó thở, suy hô hấp, thậm chí có các cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc nhiều hơn trong vài ngày đầu sau sinh. Ngoài ra, trẻ rất dễ bị viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rối loạn hô hấp mạn tính, thiếu máu, vàng da... nguy cơ tử vong cao.
Khoảng 50% trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân. Yếu tố làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm như người mẹ hút thuốc, thừa hoặc thiếu cân khi mang thai, không được chăm sóc tốt trong quá trình mang thai. Những biến chứng thai kỳ với người mẹ như huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc nhiễm trùng... cũng có thể gây sinh non.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Đừng chủ quan với đau bụng, tiêu chảy! Viêm dạ dày ruột là một loại nhiễm trùng tiêu hóa. Đây là bệnh rất phổ biến và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua và khi nhập viện thì đã rơi vào tình trạng nặng. Khi bị đau bụng, tiêu chảy nhiều, người bệnh cần đi khám để có hướng điều trị...