Bi hài vụ “Sinh con với chồng nhưng làm giả khai sinh cho con mang họ người tình”
Loan sinh con với chồng và làm giấy khai sinh theo họ Vương của chồng. Nhưng với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên Loan làm giả một giấy khai sinh thể hiện, con Loan sinh ra mang họ Lê của người tình cũ, rồi gửi qua Zalo cho Lê C.T.
Sáng 8/12, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1993, quê Hưng Yên, trú tại xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo quy định tại Điều 174 BLHS.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, năm 2017, Loan có quan hệ tình cảm yêu đương cùng lúc với các anh Lê C.T (ở Hà Nội) và Vương V.T (ở Hà Nội). Sau đó, Loan đăng ký kết hôn với anh Vương V.T. Do Loan vô sinh nên Loan và chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm thành công.
Thời điểm này, do cần tiền đầu tư Bitcoin nên Loan nói dối Lê C.T rằng, chị ta đang mang thai con của anh. Nhưng do dịch COVID -19 nên Loan không thể gặp Lê C.T. Ngoài ra, bố Loan cũng phản đối, không cho Loan cưới Lê C.T. Mục đích Loan thông báo nội dung trên cho Lê C.T để anh này chu cấp tiền nuôi con cho Loan.
Bị cáo Loan tại phiên tòa sáng 8/12.
Tháng 2/2021, Loan sinh con với chồng và làm giấy khai sinh theo họ Vương của chồng. Nhưng với mục đích lừa đảo nên Loan làm giả một giấy khai sinh thể hiện, con Loan sinh ra mang họ Lê của người tình cũ, rồi gửi qua Zalo cho Lê C.T.
Tháng 1/2022, Loan mang con tới nhà Lê C.T và nói dối gia đình Lê C.T rằng, cháu bé là con cháu của họ, hiện đang mắc nhiều bệnh nan y, cần tiền chữa trị.
Video đang HOT
Thời gian sau, Loan liên tục gọi điện giục Lê C.T và gia đình Lê C.T yêu cầu chuyển tiền viện phí. Để tránh bị lộ, Loan yêu cầu gia đình Lê C.T không được tới bệnh viện chăm sóc cháu vì đang dịch COVID -19.
Để Lê C.T và gia đình anh này tin tưởng điều Loan nói là thật, Loan làm giả các giấy thu tiền của bệnh viện rồi gửi qua Zalo cho họ. Do nghĩ cháu bé là con mình nên Lê C.T cùng gia đình nhiều lần chuyển cho Loan với tổng số hơn 2,2 tỷ đồng.
Sau khi nhận được số tiền trên, Loan tắt máy điện thoại, cắt đứt liên lạc với Lê C.T và gia đình anh này . Do không liên lạc được với Loan nên Lê C.T nghi ngờ, trình báo vụ việc tới cơ quan công an. Từ đây, hành vi lừa đảo của Loan đã bị phát giác.
Tại phiên tòa, bị cáo Loan thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Loan khai, đã dùng số tiền lừa đảo anh Lê C.T và gia đình anh để đầu tư Bitcoin, hiện chưa thể thu hồi, khắc phục hậu quả. Quá trình luận tội, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Loan từ 12 đến 13 năm tù với lý do, bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ là đang nuôi con nhỏ và mắc nhiều bệnh.
Có mặt tại phiên tòa, Lê C.T cho hay, vì tin cháu bé Loan sinh ra là con mình nên anh và gia đình mới chuyển tiền cho Loan. Lê C.T cho biết thêm, anh từng đến bệnh viện tìm gặp cháu bé, nhưng Loan nói dối là cháu đang mổ thận nên không được gặp.
Về hình phạt đối với bị cáo Loan, Lê C.T rằng, mức án mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị đối với Loan là quá nhẹ. Lê C.T đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Loan tù chung thân.
Nói lời sau cùng trước khi nghị án, bị cáo Loan đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm được trở về với gia đình, hòa nhập xã hội.
Sau nghị án, Hội đồng xét xử cho nhận thấy, hành vi phạm tội của bị cáo Loan thể hiện qua việc dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền lớn. Hành vi phạm tội của bị cáo là có chủ đích vì diễn ra nhiều lần và trong thời gian dài. Vì thế, cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với bị cáo mới tương xứng với tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.
Với phán quyết trên, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Loan 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài hình phạt tù, Hội đồng xét xử còn tuyên buộc bị cáo Loan phải bồi thường toàn bộ số tiền hơn 2,2 tỷ đồng đã chiếm đoạt của Lê C.T và gia đình anh
Mạo nhận cháu họ lãnh đạo Chính phủ, lừa đảo hơn 16 tỷ đồng
Lan luôn tự giới thiệu mình cán bộ Văn phòng Chính phủ, và là cháu họ một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, phụ trách đại diện nguồn vốn an sinh xã hội có lãi suất ưu đãi.
Lan nói với các doanh nghiệp, nếu muốn vay nguồn vốn này thì Lan sẽ giúp nhưng cần đặt cọc tiền.Từ đó, Lan đã chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng của 6 cá nhân và doanh nghiệp.
Ngày 4/12, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Thị Hương Lan (SN 1982, trú tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) và tuyên phạt bị cáo 5 năm tù về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; 18 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tổng hợp hình phạt cả hai tội danh, bị cáo Lan phải chấp hành hình phạt chung là 23 năm tù.
Theo bản án sơ thẩm, Lan luôn tự giới thiệu mình là cháu họ một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, phụ trách đại diện nguồn vốn an sinh xã hội có lãi suất ưu đãi. Lan nói với các doanh nghiệp, nếu muốn vay nguồn vốn này thì Lan sẽ giúp nhưng cần đặt cọc tiền.
Bị cáo Lan tại phiên tòa ngày 4/12.
Để các doanh nghiệp tin tưởng, Lan thường hẹn gặp và trao đổi việc tại một nhà gần Nhà khách Chính phủ. Lan cũng làm giả nhiều tài liệu, con dấu của lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính... rồi gửi cho các doanh nghiệp xem. Các tài liệu này Lan thuê làm giả.
Với thủ đoạn trên, Lan đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 6 cá nhân và doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 16 tỷ đồng. Ngoài ra, Lan còn tiếp cận đại diện của bốn doanh nghiệp khác để lừa đảo nhưng chưa thành công.
Bị hại mất nhiều tiền nhất cho Lan là Giám đốc một công ty ở TP Cần Thơ. Năm 2021, đại diện công ty này sau khi nhận được "Thông báo lệnh giải ngân" giả của Văn phòng Chính phủ đã hàng chục lần chuyển khoản hoặc đưa tiền mặt cho Lan với tổng số tiền hơn 7,2 tỷ đồng.
Lan còn làm giả các văn bản của UBND tỉnh Đắk Lắk về Dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế Eatam. Dự án này thực tế đã bị chính quyền chấm dứt hoạt động, nhưng Lan nói với các doanh nghiệp có thể chỉ định thầu thi công. Qua đây, Lan đã lừa đảo chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng của hai người.
Quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tố tụng đã phong tỏa hơn 9,3 tỷ đồng của Lan trong nhiều tài khoản ngân hàng, đồng thời kê biên số trái phiếu trị giá hơn 6,2 tỷ đồng do Lan mua của Công ty Ea Súp (Đắk Lắk)...
Trong phần tuyên án, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội kiến nghị cơ quan tố tụng tiếp tục điều tra, xem xét hành vi của một cá nhân có dấu hiệu đồng phạm với bị cáo Lan, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Về dân sự, Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo Lan phải bồi thường toàn bộ số tiền hơn 16 tỷ đồng chiếm đoạt của các bị hại.
Buôn người, trốn truy nã 20 năm, bị phạt 8 năm tù Ngày 17/11, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thị Vân (SN 1979, trú tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo 8 năm tù về tội "Mua bán người". Bị hại trong vụ án là chị Vũ Thị Minh T (SN 1982, trú tại huyện Đông Anh,...