Cựu Chủ tịch Công ty ICC chỉ đạo làm thêm dấu để… đóng bừa
Ngày 27/9, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Minh Khoa (SN 1973, trú tại phường Nam Đồng, quận Đống Đa), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC về tội “ Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Cùng bị xét xử về tội danh trên là bị cáo Vũ Xuân Lai (SN 1975, trú tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai). Trước đó, ngày 16/3/2020, ông Hoàng Kim Đồng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC (viết tắt là Công ty ICC) có đơn tố cáo Nguyễn Minh Khoa về việc, Khoa có hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức để chiếm đoạt tài sản…
Quá trình điều tra xác định, Công ty ICC là chủ đầu tư Dự án siêu thị – văn phòng giao dịch thương mại và nhà ở, 317 Trường Chinh, Hà Nội (viết tắt là Dự án 317 Trường Chinh). Dự án đã được các cơ quan chức năng phê duyệt quy hoạch mặt bằng, phương án kiến trúc, chấp thuận đầu tư.
Tháng 7/2015, Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà (do Khoa làm đại diện theo pháp luật) ký hợp đồng hợp tác đầu tư để cùng thực hiện dự án. Tuy nhiên, Công ty ICC không có khả năng chia tách dự án làm pháp nhân mới để Công ty Tân Hồng Hà tham gia nên hai bên dự định lập hồ sơ xin đồng chủ đầu tư.
Hai bị cáo Khoa và Lai tại phiên tòa ngày 27/9.
Để thuận lợi cho việc điều hành, thực hiện hợp tác, một cổ đông của Công ty ICC đã thực hiện hợp đồng chuyển nhượng hình thức 30.051 cổ phần tại Công ty ICC cho Khoa để Khoa đủ điều kiện làm Chủ tịch HĐQT Công ty ICC.
Giữa Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà còn ký hợp đồng tổng thầu xây lắp vào tháng 8/2015. Theo hợp đồng, Công ty Tân Hồng Hà thi công toàn bộ dự án, thời hạn thực hiện hợp đồng 24 tháng.
Khoa chỉ có nhiệm vụ thực hiện dự án trên, không được tham gia vào các dự án khác của Công ty ICC. Con dấu của ICC được quản lý tại bộ phận văn phòng. Các văn bản do Khoa ký phải được kiểm duyệt qua thành viên HĐQT, đồng thời là cổ đông lớn của công ty là ông Hoàng Kim Đồng và ông Phạm Xuân Đức.
Do Công ty Tân Hồng Hà không có vốn thực hiện dự án nên Khoa đề nghị Công ty ICC vay vốn ngân hàng, thế chấp dự án và chuyển tiền cho Công ty Tân Hồng Hà thi công xây dựng dự án. Sau đó, Công ty ICC đã ký hợp đồng vay vốn Ngân hàng Quốc dân NCB và được ngân hàng giải ngân 87 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngày 20/6/2016, Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà ký phụ lục hợp đồng, thay đổi một số nội dung của hợp đồng tổng thầu. Tháng 10/2016, hai bên ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có nội dung, Công ty ICC bán các căn hộ từ tầng 6 đến tầng 24 cho Công ty Tân Hồng Hà, tổng giá trị là 250 tỷ đồng. Ngoài ra, hai bên ký hợp đồng mua bán diện tích sàn văn phòng – trung tâm thương mại từ tầng 1 đến tầng 5, tổng giá trị 31 tỷ đồng.
Quá trình thực hiện Dự án 317 Trường Chinh, Khoa ký quyết định thành lập Ban Quản lý dự án và Vũ Xuân Lai được bổ nhiệm làm Trưởng ban. Khoảng tháng 7/2017, do Công ty Tân Hồng Hà chậm thanh toán tiền theo các hợp đồng đã ký cũng như chậm thanh toán tiền vay vốn ngân hàng nên Công ty ICC yêu cầu Công ty Tân Hồng Hà tạm ngừng thực hiện các hợp đồng liên quan dự án. Do đó, giữa hai công ty phát sinh mâu thuẫn nên phát sinh khó khăn trong việc đóng dấu các văn bản do Khoa ký.
Ngày 3/3/20117, Lai có văn bản đề nghị làm thêm con dấu của Công ty ICC. Theo điều lệ Công ty ICC, HĐQT là cơ quan có thẩm quyền thông qua con dấu chính thức. Tổng Giám đốc chỉ có quyền sử dụng con dấu theo quy định. Tuy nhiên, Khoa không thông báo HĐQT theo quy định mà “bút phê” trên báo cáo của Lai với nội dung theo hướng đồng ý. Sau đó, Lai tự thuê Công ty Trường Thịnh làm con dấu giả, không báo cáo với ông Phạm Xuân Đức, Tổng Giám đốc Công ty ICC.
Sau khi nhận được con dấu giả, Lai sử dụng để đóng vào các văn bản như: Công văn điều chỉnh chủ trương đầu tư, báo cáo tình hình thực hiện dự án, phụ lục hợp đồng, cam kết nghĩa vụ bàn giao quỹ nhà cao tầng, quỹ nhà thấp tầng, báo cáo tài chính năm 2015 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội để làm thủ tục cho Công ty Tân Hồng Hà làm đồng chủ đầu tư dự án.
Ngoài ra, Lai còn dùng con dấu giả đóng vào phụ lục hợp đồng hợp tác đầu tư do Công ty Tân Hồng Hà và Công ty ICC ký kết và gửi tới TAND quận Ba Đình, TAND TP Hà Nội khi xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà. Tháng 9/2017, Lai giao nộp con dấu giả và văn bản báo cáo đề xuất làm con dấu cho Công an TP Hà Nội.
Từ tháng 4 đến tháng 8/2017, Công ty ICC đã tiến hành các thủ tục bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với Khoa và bổ nhiệm ông Hoàng Kim Đồng làm Chủ tịch HĐQT Công ty ICC.
Phía Công ty ICC sau đó có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đề nghị dừng xem xét cho Công ty Tân Hồng Hà làm đồng chủ đầu tư dự án. Vì thế, Công ty Tân Hồng Hà đã khởi kiện Công ty ICC ra tòa án.
Hiện, việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại đã bị đình chỉ vì chờ kết quả giải quyết vụ án hình sự này. Trong khi các bên đang tranh chấp, ngày 15/12/2019, Ngân hàng NCB đã tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ. Quá trình tiến hành thu giữ, tài sản đảm bảo, chỉ có đại diện ngân hàng và UBND phường Khương Trung. Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà không có mặt.
Theo kế hoạch, ngày 30/9, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án.
Mua bán trái phép thông tin, ba bị cáo lĩnh 19 năm tù
Sơn sử dụng các chứng minh nhân dân (CMND) đã được thay ảnh để mở thẻ và tài khoản tại các ngân hàng, rồi bán lại cho người có nhu cầu trên mạng Internet với hình thức "ship cod" (thông qua đơn vị chuyển phát nhanh, giao hàng thu tiền hộ) để thu lời từ 400 đến 500.000 đồng một tài khoản.
Ngày 27/9, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Quang Sơn (SN 1982, ở quận Nam Từ Liêm), Nguyễn Tiến Hiệp (SN 1987, ở quận Bắc Từ Liêm) và Trần Văn Kiện (SN 1998, ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và tội "Mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng".
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, Sơn và Hiệp không có nghề nghiệp. Tháng 6/2020, qua tìm hiểu trên mạng xã hội Facebook, Sơn thấy nhiều người có nhu cầu tìm mua tài khoản mở tại các ngân hàng.
Từ đó, Sơn nảy sinh ý định tìm mua CMND tại các nhà nghi trên địa bàn Hà Nội và trên mạng Internet. Sau đó, Sơn bóc tách ảnh trên CMND để thay bằng ảnh của Sơn hoặc Hiệp, rồi dùng máy sấy tóc làm nóng để ép lại.
Ba bị cáo: Sơn, Hiệp và Kiện tại phiên tòa ngày 27/9.
Tiếp đó, Sơn sử dụng các CMND (đã được thay ảnh) để mở thẻ và tài khoản tại các ngân hàng, rồi bán lại cho người có nhu cầu trên mạng Internet với hình thức "ship cod" (thông qua đơn vị chuyển phát nhanh, giao hàng thu tiền hộ) để kiếm lời.
Sơn mua các CMND và sim điện thoại trên mạng Internet, rồi đưa lại cho Hiệp để Hiệp sử dụng ảnh của mình làm giả các CMND. Sau đó, Hiệp sử dụng CMND giả và số điện thoại mua được để mở tài khoản, thẻ ngân hàng rồi chuyển lại cho Sơn.
Mỗi tài khoản Sơn rao bán gồm: Thẻ ATM, tài khoản Internet banking và sim điện thoại nhận mã OTP với giá từ 900.000 đồng đến 1 triệu đồng, thu lợi từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng một tài khoản.
Bằng phương thức và thủ đoạn trên, từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2020, Sơn đã thay ảnh của mình vào 15 CMND, rồi sử dụng 12 CMND để mở 39 tài khoản tại 9 ngân hàng khác nhau.
Từ tháng 12/2020, Sơn không trực tiếp đi mở tài khoản ngân hàng mà thuê Hiệp mở tài khoản, thẻ ngân hàng với giá 200.000 đồng một tài khoản.
Hiệp đã thay ảnh của mình vào 112 CMND và đã sử dụng 87 CMND để đăng ký mở 224 tài khoản tại 14 ngân hàng khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Sơn trả cho Hiệp 44,8 triệu đồng.
Ngoài ra, Sơn còn mua lại tài khoản ngân hàng của một số đối tượng khác trên mạng Internet, sau đó đã bán 268 tài khoản ngân hàng, trong đó có 200 tài khoản do Hiệp mở, 33 tài khoản do Sơn mở và 35 tài khoản mua lại của đối tượng khác chưa xác định được cho bị cáo Kiện.
Sơn còn bán 12 tài khoản, trong đó có 10 tài khoản do Hiệp mở và 2 tài khoản do Sơn mở cho Nguyễn Quốc Khánh (SN 1990, ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa), và bán một số tài khoản cho đối tượng khác (chưa rõ nhân thân lai lịch) để thu lợi bất hợp pháp hơn 215 triệu đồng.
Sau khi mua tài khoản của Sơn, Kiện bán lại cho nhiều người ở trong và ngoài nước. Giá 1 tài khoản Kiện bán ra dao động từ 1,2 đến 1,3 triệu đồng. Tổng số tiền Kiện thu lợi bất hợp pháp là 60 triệu đồng.
Ngoài hành vi phạm tội như trên, Kiện còn khai, đã thuê phòng trọ tại tỉnh Vĩnh Phúc ở cùng Nguyễn Văn Hòa (SN 1998, ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc). Hòa cũng thu mua khoảng 82 tài khoản ngân hàng của các đối tượng khác, sau đó bán lại cho Nghiêm Thị Lan Phương và các đối tượng khác để kiếm lời.
Khoảng 14h00 ngày 13/4/2021, Hiệp đến Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tại số nhà 184 -186, phố Bà Triệu (Hà Nội), rồi sử dụng CMND mang tên Phạm Ngọc Sáng (SN 1995, ở Hải Phòng, dán ảnh của Hiệp) và yêu cầu nhân viên ngân hàng cho mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng.
Sau khi kiểm tra trên hệ thống nội bộ của ACB, nhân viên ngân hàng này phát hiện hình ảnh của Hiệp trên CMND do Hiệp cung cấp có nhiều điểm giống với hình ảnh trên một số CMND được ACB cảnh báo là các giấy tờ tùy thân giả mạo, sử dụng để mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng này. Đó là cùng ảnh một người nhưng mang nhiều họ, tên, số CMND khác nhau do nhiều địa phương khác nhau cấp.
Ngay sau đó, ACB đã thông báo cho Cục An ninh mạng, Bộ Công an đến đưa Hiệp cùng vật chứng về trụ sở giải quyết. Từ đây, một đường dây làm giả giấy tờ, mở tài khoản ngân hàng với những thông tin sai sự thật đã bị triệt phá.
Quá trình xét xử, ba bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Sơn 8 năm 6 tháng tù; bị cáo Hiệp bị tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù về hai tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng". Bị cáo Kiện bị tuyên phạt 3 năm tù về tội "Mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng".
Cựu Chủ tịch Vinagroup Toàn Cầu bị xử phạt 8 năm 6 tháng tù Để lừa đảo, Hoàng và Dũng tự nhận là đại diện của Quỹ Heritage Fund Toàn Cầu do ông Tetsuo Oytamada làm Chủ tịch có số vốn lên đến hàng tỷ USD và được Quỹ đầu tư này ủy thác để thực hiện việc đầu tư nguồn vốn vào các dự án tại Việt Nam. Ngày 26/9, TAND TP Hà Nội mở phiên...