Bị điện giật có gây vô sinh?
Chồng tôi năm nay 27 tuổi, chúng tôi cưới nhau 7 tháng mà vẫn chưa có thai. Cách đây hơn 1 năm anh ấy bị bỏng điện giật chạy gần hết cơ thể và tinh hoàn cũng bị ảnh hưởng.
Tôi nghe nói nam giới bị bỏng điện sẽ không có khả năng sinh con. Vậy bác sĩ cho tôi biết đó có phải là nguyên nhân không? Trong khi tôi đi khám và được kết luận hoàn toàn bình thường. (Mai Anh).
Ảnh: mensfitness.com.
Trả lời:
Chào bạn!
Video đang HOT
Bạn kết hôn được 7 tháng, sinh hoạt tình dục bình thường nhưng không có con. Trong khi trước đó chồng bạn bị điện giật, tinh hoàn bị tổn thương, còn riêng bạn đã đi kiểm tra và được kết luận hoàn toàn bình thường. Dù vậy, nguyên nhân gây ra vô sinh đến từ nhiều phía (nhiệt độ môi trường, thời điểm quan hệ, môi trường âm đạo, chất lượng, số lượng, độ tiến nhanh của tinh trùng) và chưa hẳn đó là do chồng bạn.
Để biết chắc nguyên nhân do ai và sớm có hướng điều trị, bạn và chồng nên đến các bệnh viện lớn chữa vô sinh khám tổng thể.
Riêng về chuyện chồng bạn bị điện giật cũng có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ. Bình thường tinh hoàn của nam giới phải ở nhiệt độ tương đối thấp mới có thể bảo đảm hoạt lực của tinh trùng. Nhiệt độ đó thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2, 3 độ. Chính vì thế, các chuyên gia về tình dục thường khuyến cáo đàn ông nên tránh xa mọi nguy cơ làm tăng nhiệt độ ở vùng nhạy cảm ví dụ như ngâm nước nóng quá lâu, mặc quần jean quá chật, mặc quần sịp không đúng cách, ngồi yên xe máy…
Thêm vào đó các loại sóng, từ trường nhất là sóng điện thoại cũng ảnh hưởng đến việc sinh sản con giống. Chồng bạn bị điện giật gần hết người, tinh hoàn bị ảnh hưởng thì có thể chức năng sinh tinh, chất lượng, số lượng tinh trùng cũng bị tổn thương. Để được rõ hơn, hai bạn nên đến viện kiểm tra . Chúc các bạn khỏe.
Lương y Phó Hữu Đức
Chủ tịch Hội đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội
Theo VNE
Sơ cứu tai nạn tại nhà
Hè về, bé ở nhà, nhưng nhà lại là nơi nguy hiểm đối với bé dưới năm tuổi vì có đủ: nước, lửa, điện... trong khi bé thì tò mò và hiếu động. BS Đinh Tấn Phương - Khối Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, một năm có từ một-hai ca bị điện giật nặng, và từ 10 - 20 ca nhẹ, chủ yếu là từ các vật dụng điện trong nhà, và có từ hai-năm ca chết đuối do úp mặt vào xô, chậu...
Cấp cứu điện giật
Khi thấy bé bị điện giật, điều phụ huynh cần làm đầu tiên là ngắt nguồn điện và cách ly bé khỏi dòng điện. Sau đó, kiểm tra nếu bé bị ngưng tim ngưng thở cần cấp cứu ngay bằng cách ấn tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt... Để đề phòng điện giật, các gia đình cần thiết kế hệ thống điện an toàn và ngoài tầm tay của bé. Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý các nguyên nhân thường gặp khiến bé bị điện giật như: Dây điện nhấp nháy ở bàn thờ ông thần tài (để dưới đất) bị hở điện, vỏ dây điện bị nứt, hở...
Cấp cứu ngạt nước
Bé dưới ba tuổi vẫn có nguy cơ bị ngạt nước khi úp mặt vào chậu nước, xô... Khi bé bị ngạt nước, không để bé lên vai xốc nước mà phải ấn tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt nếu thấy ngưng tim ngưng thở. Để đề phòng tai nạn nguy hiểm, cần loại bỏ các vật chứa nước khi trong nhà có trẻ em, đặc biệt lứa tuổi từ một đến ba.
Phỏng
Đây là tai nạn thường gặp ở trẻ em mà hầu hết nguyên nhân do sự bất cẩn của người lớn. Có nhiều nguyên nhân: Nấu nồi cháo, nồi nước sâm... đặt xuống đất, cũng có trường hợp để trên cao nhưng trẻ hiếu kỳ với coi; cha mẹ đi làm về, bé chạy ra mừng rờ trúng bô xe khiến phỏng tay nặng (ống bô nóng đến vài trăm độ C); pha nước tắm cho con lại đổ nước sôi vào trước... BS Lê Thiện Anh Tuấn - Hội Y học TP.HCM hướng dẫn: "Khi bị phỏng, nếu vết thương lớn chưa nổi bóng nước hoặc nổi bóng nước nhưng chưa vỡ, cần ngâm ngay vào chậu nước lạnh hoặc chườm nước đá. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cứu phỏng ban đầu. Sau đó, đắp gạc vaseline để làm dịu và mềm vết thương (loại gạc này hạn sử dụng dài có thể mua để sẵn trong tủ thuốc gia đình). Đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất để băng bó và chuyển đến bệnh viện (nếu cần). Phỏng là tai nạn thương tâm vì trẻ chịu nhiều đau đớn khi điều trị. Cơn đau này còn đeo bám dưới hình dạng những vết sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Song, lo ngại hơn, nếu là sẹo lồi sẽ ngứa ngáy, phình to, còn nếu là sẹo co rút sẽ hạn chế cử động... Một sai lầm cần tránh là không dùng nước mắm, kem đánh răng để bôi vào vết phỏng, vì dễ bị nhiễm trùng vết thương.
Phương Nam
Theo PNO
Bỏng điện dễ thiệt mạng nếu sai cách Cứ tưởng rằng, trẻ em mới là đối tượng có nguy cơ bị bỏng cao nhất và chúng ta phải thường xuyên hướng dẫn cách xử lý khi bị các loại bỏng, nhưng gần đây, số ca bỏng điện ở người lớn lại tăng lên đáng kể. Có mặt tại Viện Bỏng Quốc gia, nhìn những nạn nhân tuổi mới 19, 20 đang...