Bị đau mắt đỏ có nên ăn rau muống?
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virus hoặc phản ứng dị ứng…
Ảnh minh họa: Internet
Tôi nghe mọi người nói bị đau mắt đỏ không nên ăn rau muống. Vậy theo chuyên gia, tôi có nên kiêng và kiêng ăn những gì?
Mai Hòa (Hòa Bình)
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virus hoặc phản ứng dị ứng… Bệnh không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng, sau một tuần bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách có thể biến chứng thành viêm, loét giác mạc.
Video đang HOT
Ngoài việc dùng thuốc, vệ sinh sạch sẽ thì chế độ ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến bệnh. Rau muống không cần kiêng nhưng mắt có thể khó chịu khi ăn nên bạn cũng nên hạn chế. Người bị đau mắt đỏ nên kiêng các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ hay thịt chó… vì dễ gây cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Ngoài ra nên kiêng ăn đồ ăn tanh trong thời gian mắc bệnh như cá, mực, tôm, cua…. vì có thể tác động xấu vào tình trạng của viêm kết mạc, làm cho tình trạng đau mắt đỏ ngày càng nặng nề hơn.
Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan nhanh, chủ yếu lây qua đường tay – mắt. Vì vậy, cả bệnh nhân và người chưa mắc bệnh cần có ý thức phòng bệnh. Với người chưa mắc bệnh, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời, bỏ thói quen dụi mắt.
Có thể rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (Natri clrid 0,9%). Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C thông qua ăn uống các loại nước hoa quả như cam, chanh… sẽ góp phần nhanh lành bệnh.
Theo Giadinh.net
Những thức ăn cần kiêng khi bị đau mắt đỏ
Mùa mưa đến là lúc mà dịch đau mắt đỏ bùng phát. Trong các bệnh về mắt thì bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp nhất, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa. Vậy đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Ảnh minh họa: Internet
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, ngoài việc nghỉ ngơi và điều trị đúng cách, người bị đau mắt đỏ cần quan tâm đến chế độ ăn uống phù hợp trong những ngày bị bệnh. Đối với người bị đau mắt đỏ nên kiêng các thực phẩm sau đây:
Không nên ăn đồ tanh: Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, khi bị bệnh đau mắt đỏ bạn không nên ăn các chất tanh của hải sản như: cá, mực, tôm, cua....vì những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ của bạn ngày càng nghiêm trọng, nặng nề hơn
Không nên ăn gia vị cay nóng: Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bênh nên kiêng các gia vị cay, nóng như: tiêu, ớt, tỏi, hành tây,...Những gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc khiến cho mắt đỏ hơn.
Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia: Thuốc lá, rượu bia là các chất kích thích độc hại nhất với cơ thể con người, đặc biệt là đối với người bị đau mắt đỏ nó sẽ làm cho bệnh nguy hiểm hơn.
Mỡ động vật: Mỡ động vật chứa nhiều chất béo no, không những không tốt cho mắt khi sử dụng nhiều mà còn không tốt cho tim, não, máu hay qúa trình chuyển hóa, cho nên bạn nên sử dụng dầu mỡ thực vật nhiều hơn.
Tùy ý sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện sẽ gây ra rất nhiều tổn hại cho cơ thể, nếu khi gây dị ứng ban đầu không kiểm tra có thể dẫn đến viêm loét miệng, da, giác mạc...
Ngoài ra, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnhd đó, các vitamin tổng hợp cần bổ sung như A, B12, C, D...
Các thực phẩm khác như rau bina, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang... cũng rất tốt cho những người đang bị đau mắt đỏ bởi chúng rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.
Đặc biệt, đối với những người bị đau mắt đỏ, việc bổ sung vitamin C kịp thời là vô cùng quan trọng. Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật. Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: dâu tây, hạnh nhân ...Tuy nhiên, nếu bạn di ứng với hạnh nhân thì hãy bổ sung bằng các thực phẩm khác.
Theo Vnmedia
Mẹo dùng khoai tây đối phó bệnh đau mắt đỏ Mặc dù năm nay, dịch đau mắt đỏ đến muộn hơn so với các năm trước nhưng tốc độ lây lan có xu hướng tăng mạnh và gây lo ngại. Ảnh minh họa: Internet Đau mắt đỏ dễ nhận biết bởi: - Dấu hiệu báo trước : sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai - Bệnh toàn...