Bị chấm dứt hợp đồng, chuyên gia đòi bồi thường hơn 5 tỉ
Ngày 29-1, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án về đòi bồi thường do chấm dứt hợp đồng lao động.
Nguyên đơn vụ án là chuyên gia quản lý nước ngoài người Anh – Anthony James Fields (SN 1972) và bị đơn là Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor ( Công ty Windsor).
Tuyên án, HĐXX đã bác yêu cầu của ông Anthony James Fields về đòi bồi thường số tiền hơn 5,3 tỷ đồng tiền lương do mất thu nhập và bồi thường hai tháng tiền lương hơn 500 triệu đồng, giữ nguyên quan điểm như án sơ thẩm đã tuyên trước đó. Tòa chấp nhận sự tự nguyện trả hơn 21 triệu tiền lương cho ông Fields của công ty (36 ngày làm việc còn thiếu Công ty Windsor chưa thanh toán).
Ông Anthony James Fields tại tòa
Theo hồ sơ vụ việc, chuyên gia người Anh – Anthony James Fields được Công ty Windsor tuyển dụng vào làm việc với vai trò quản lý hai toà nhà ở Quận 1, Tp.HCM, hợp đồng thử việc ký kết có thời hạn là 3 tháng (từ 20-8-2015 đến 20-11-2015).
Kết thúc 3 tháng thử việc, ông Fields đã viết báo cáo gửi cho công ty tự đánh giá là đã hoàn thành công việc theo hợp đồng đã ký kết. Ngược lại, phía Công ty Windsor đánh giá ông đã không hoàn thành công việc như bản mô tả, để xảy ra nhiều sự cố… Kết quả thử việc không đạt yêu cầu và đề nghị ông ký vào đơn xin nghỉ việc, bàn giao lại công việc đã tiếp nhận.
Ông Fields đã nhiều lần đề nghị được xem xét lại thông báo chấm dứt hợp đồng lao độngthử việc nhưng đều bị Công ty từ chối.
Ông Fields cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông là trái với quy định của luật Lao động Việt Nam, vì ông là người có chuyên môn cao nên thời gian thử việc của ông không quá 60 ngày, hết thời hạn này công ty vẫn chấp nhận ông làm việc thì đương nhiên ông trở thành lao động chính thức của công ty.
Video đang HOT
Công ty Windsor không đồng ý với lập luận này của nguyên đơn và cho rằng hợp đồng ký kết với chuyên gia này chỉ là hợp đồng thử việc. Lý do chấm dứt hợp đồng này là vì ông Fields không đáp ứng được các yêu cầu công việc nêu trong bản mô tả. Công ty Windsor cũng đưa ra đơn xin nghỉ việc của ông ký ngày 26-11-2015 và công ty đã chấp nhận nguyện vọng này.
Xét xử sơ thẩm vào tháng 9-2018, TAND quận 1 nhận định, về đơn xin nghỉ việc của nguyên đơn, HĐXX không thấy có dấu hiệu ép buộc khi viết đơn nên Công Ty Windsor thông báo chấm dứt hợp đồng là có căn cứ. Do đó, tòa đã tuyên bác yêu cầu đòi bồi thường của nguyên đơn…
Ngày 9-10-2018, Ông Anthony James Fields đã kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm.
MINH VƯƠNG
Theo PLO
Vinasun đề nghị tòa buộc Grab bồi thường hơn 36,3 tỷ đồng còn lại
2 ngày sau khi tòa tuyên án, đại diện đã Vinsun nộp đơn kháng cáo về nội dung tòa bác một phần yêu cầu khởi kiện của Vinasun, không tuyên buộc Grab phải bồi thường cho Vinasun hơn 36,3 tỷ đồng.
Theo tin mới nhất từ TAND TP HCM, sau bản án phúc thẩm, cả Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty TNHH Grab (Grab) đều có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm vụ kiện Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, liên quan đến các bên.
Ngày 12/1 vừa qua, đại diện Công ty TNHH Grab cho biết, họ đã gửi đơn lên TAND TP HCM kháng cáo toàn bộ bản án tuyên bồi thường cho công ty CP Ánh Dương Việt Nam 4,8 tỷ đồng.
Theo đó, phía Grab đề nghị tòa phúc thẩm xem xét hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, bởi TAND TP HCM đã đưa ra bản án vượt quá phạm vi khởi kiện yêu cầu bồi thường; không triệu tập nhân chứng tham dự các phiên xử theo yêu cầu của họ...
Bên cạnh đó, đại diện Grab cũng nêu một số lý do khác như TAND TP HCM có vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng, không đánh giá đầy đủ, khách quan các tình tiết, chứng cứ của vụ án...
Nếu tòa phúc thẩm không đình chỉ thì phải sửa án sơ thẩm, xác định Grab không vi phạm pháp luật và bác toàn bộ yêu cầu của Vinasun. Nguyên đơn cũng không chứng minh được thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của Grab với thiệt hại (nếu có) của Vinasun.
Đại diện Vinasun (hình) và Grab cùng kháng cáo bản án sơ thẩm. Ảnh: Thanh Niên
Theo nguồn tin của báo Thanh Niên, còn về phía Vinasun, sau khi tòa tuyên án 2 ngày, Vinsun nộp đơn kháng cáo về nội dung tòa bác một phần yêu cầu khởi kiện của Vinasun, không tuyên buộc Grab phải bồi thường cho Vinasun hơn 36,3 tỷ đồng.
Theo Vinasun, trong phần nhận định, HĐXX đã xác định kết quả giám định của Công ty CP thẩm định - giám định Cửu Long là có căn cứ; thiệt hại thực tế của Vinasun là có thực; Grab có hành vi trái pháp luật khi thực hiện hành vi kinh doanh taxi trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế của Vinasun với hành vi trái pháp luật của Grab... để cho rằng hành vi trái pháp luật của Grab gây thiệt hại cho Vinasun đối với phần giảm giá trị vốn hóa thị trường.
Tuy nhiên, sau đó HĐXX lại lập luận phần giảm giá trị vốn hóa thị trường của Vinasun còn có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của Vinasun, của nhà đầu tư, không thể tách bạch thiệt hại nào do Grab gây ra và phần thiệt hại nào do các yêu tố khác. Cho nên HĐXX đã bác yêu cầu thiệt hại này của Vinasun để không buộc Grab bồi thường hơn 36,3 tỷ đồng là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Vinasun.
Vì vậy, Vinasun đề nghị cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.
Trước đó, vào sáng 28/12/2018, phiên tòa sơ thẩm vụ việc dân sự giữa nguyên đơn là Vinasun và Grab đã kết thúc.
Thay vì phải bồi thường 41,2 tỷ đồng như yêu cầu của phía nguyên đơn, HĐND TAND TP HCM chỉ buộc Grab bồi thường 4,8 tỷ đồng. Lý do của việc này được giải thích chi tiết trong bản án.
Theo HĐXX, khoảng thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, kinh tế TP HCM tăng trưởng khá, dân số cũng tăng khoảng 2%. Riêng ngành vận tải hành khách tăng trên 20%, nhu cầu đi lại bằng taxi tăng không dưới 10%. Cùng lúc này, lượng xe taxi bị giới hạn ở mức dưới 14.000 xe.
Theo suy luận của HĐXX, từ các con số tăng trưởng nêu trên, cộng với việc xe taxi bị giới hạn, chắc chắn sẽ dẫn đến việc doanh thu tăng. Tuy nhiên, thời kỳ này, doanh thu của Vinasun lại sụt giảm, như vậy gây nên sự sụt giảm này có nguyên nhân từ sự xuất hiện của Grab.
Cũng theo HĐXX, từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, lượng xe Grab "tăng đột biến". Nếu như trước 2016 chỉ có dưới 300 xe đăng ký phù hiệu xe hợp đồng, thì đến đầu năm 2016 số xe đăng ký thành xe hợp đồng để chạy Uber, Grab tăng nhanh.
Số liệu thống kê cho thấy, hết quý 1 năm 2016 có 2.400 xe thì đến quý 4 đã tăng lên 17.000 xe, sang quý 1/2017 con số này là 21.000 xe. Riêng Grab, đến ngày 30/6/2017 đã có hơn 12.000 xe.
Lượng chuyến xe tăng lên của Grab cũng tương ứng với sự sụt giảm "cuốc" xe của Vinasun. Vào tháng 6/2016, Vinasun có 4 triệu "cuốc" xe thì Grab mới chỉ có 537 ngàn chuyến. Đến tháng 12/2016, Vinasun giảm xuống còn 3,7 triệu "cuốc" thì Grab tăng lên 1,4 triệu chuyến.
Đến tháng 3/2017, số "cuốc" xe của Vinasun là 3,4 triệu còn của Grab là 1,4 triệu. Vào tháng 6/2017, Vinasun sụt giảm chỉ còn 1,5 triệu "cuốc" và Grab đã tăng lên 2 triệu.
HĐXX nhận định, trong khi lượng xe Grab tăng không ngừng thì thì xe Vinasun nằm bãi ngày càng nhiều, lượng chuyến ngày một ít. Đến tháng 6/2017, Vinasun chỉ còn 6.101 xe kinh doanh - bằng 47% lượng xe của Grab.
HĐXX nhấn mạnh rằng, Grab không tạo ra thị trường mới mà "bằng hành vi vi phạm pháp luật" đã tạo ra sự dịch chuyển khách hàng, gây thiệt hại cho Vinasun 4,8 tỷ đồng - là số tiền thiệt hại do xe nằm bãi, không thể hoạt động.
Bảo Khánh (T/h)
Theo antt.vn
Bảo vệ nghi lừa đảo ở ga Sài Gòn ra trình diện Tối 7.1, Công an quận 3, TP.HCM cho hay, ông Lê Toàn Trung (nguyên bảo vệ Ga Sài Gòn, đã nghỉ việc) đã tới công an trình diện. Hiên Công an quận 3 đang lam ro cac vân đê liên quan đên viêc ông Trung tiêp nhân xe may đê chuyên vê quê cho khach đi tau nhưng nhiêu thang không gưi va...