Bệnh viện ‘xanh – sạch COVID-19′ đầu tiên của TP.HCM khám chữa bệnh cho người dân
Ngày 28-9, Bệnh viện quận 7 ( TP.HCM) chính thức trở lại khám chữa bệnh thông thường cho người dân sau thời gian tách đôi để điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Đây là bệnh viện “xanh-sạch COVID-19″ đầu tiên ở TP.HCM.
Bệnh viện ‘xanh – sạch COVID-19′ đầu tiên của TP.HCM khám chữa bệnh cho người dân – Ảnh: D.T.
Sáng 28-9, ông N.M.C. (60 tuổi, quận 7) tranh thủ đến Bệnh viện quận 7 khám từ rất sớm. Ông C. cho biết ông thường xuyên bị chảy nước mắt, đau rát thời gian suốt thời gian vừa qua. Trước đó, ông nhiều lần gọi điện đến bệnh viện để hỏi lịch đến khám nhưng không được.
Nghe thông tin bệnh viện hoạt động trở lại, ông rất mừng và nên tranh thủ đi khám sớm vì bệnh viện gần nhà. Các bác sĩ kết luận, ông có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đục thủy tinh thể, kê thuốc, dặn dò chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt phù hợp và hẹn tái khám cho ông.
TS.BS Nguyễn Thế Vũ – phó giám đốc điều hành Bệnh viện quận 7 – cho biết trong ngày đầu tiên, bệnh viện tiếp nhận hơn 200 bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Trong thời gian tới, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh dự đoán vẫn chưa đông, do vẫn còn tâm lý e ngại dịch bệnh.
Theo bác sĩ Vũ, bước đầu khó khăn khi phục hồi công năng là chuyển những bệnh nhân nặng đến Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên bệnh viện đã chuyển an toàn cho hết người bệnh. Sau khi chuyển hết bệnh nhân, bệnh viện phải khử khuẩn nhiều lần các trang thiết bị, phòng ốc, chuẩn bị nhân vật lực… để đón bệnh nhân.
Bệnh nhân vui mừng khi khám bệnh tại bệnh viện quận 7 ngày 28-9 – Ảnh: D.T.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Vũ, khi hoạt động bình thường trở lại, nhân sự của bệnh viện vẫn còn khó khăn. Hiện tại bệnh viện còn khoảng 55 bác sĩ.
85 người gồm bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên công nghệ thông tin… đang phải thực hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến quận 7.
Ngoài ra, 20 nhân sự của bệnh viện được điều sang Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai để học hồi sức nhằm đáp ứng nhân lực khi các bệnh viện rút về.
Bệnh viện dán thông báo các trường hợp đến khám sẽ không phải làm xét nghiệm COVID-19 bao gồm: F0 đã khỏi bệnh và giấy chứng nhận hoàn thành cách ly, người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin đủ 14 ngày và người có giấy xét nghiệm COVID-19 test nhanh tại các cơ sở khám chữa bệnh khác trong vòng 48h hoặc RT-PCR trong vòng 72h.
Đối với các trường hợp làm test nhanh có kết quả dương tính, nếu phường, xã có xác nhận đủ điều kiện cách ly tại nhà, bệnh viện sẽ chuyển bệnh nhân F0 về địa phương để y tế phường theo dõi và cách ly tại nhà. Trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà bệnh viện sẽ chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện dã chiến của TP.
Sở Y tế TP.HCM cho biết từ khi có những tín hiệu lạc quan, dấu hiệu bắt đầu kiểm soát được dịch, ngành y tế TP đã chuẩn bị lộ trình phục hồi công năng ban đầu của các bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường cho người dân.
Ngày 28-9, 2 bệnh viện quận, huyện đầu tiên chuyển đổi trở về công năng khám, chữa bệnh thông thường là Bệnh viện quận 7 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị phục hồi công năng phải thực hiện đầy đủ các bước rà soát điều kiện tổ chức hoạt động khám chữa bệnh như: cơ sở vật chất, vệ sinh khử khuẩn toàn bệnh viện theo quy định…
TP.HCM khởi động lộ trình phục hồi công năng các bệnh viện
Từ khi có những tín hiệu lạc quan, dấu hiệu bắt đầu kiểm soát được dịch, ngành y tế TP.HCM đã chuẩn bị lộ trình phục hồi công năng ban đầu của các bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường cho người dân.
Bệnh viện quận 7 vệ sinh, khử khuẩn toàn bệnh viện và chính thức phục hồi công năng khám, chữa bệnh thông thường cho người dân từ ngày 28-9 - Ảnh: Sở Y tế TP.HCM cung cấp
Theo Sở Y tế TP.HCM, trong suốt gần 5 tháng chống dịch, với tổng cộng 95 bệnh viện trên địa bàn TP đã và đang tham gia điều trị COVID-19, khi cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, việc phục hồi công năng khám chữa bệnh thông thường cho người dân là một yêu cầu cấp thiết.
Đây là lần đầu tiên, ngành y tế TP.HCM buộc phải huy động nhiều loại hình bệnh viện khác nhau trong "cuộc chiến" với COVID-19 kéo dài gần 5 tháng qua như: bệnh viện dã chiến, bệnh viện tách đôi, bệnh viện chuyển đổi công năng toàn phần, cùng với việc phải huy động tổng lực nguồn nhân lực từ tất cả bệnh viện trên địa bàn tham gia công tác thu dung và điều trị COVID-19.
Đây cũng là lần đầu tiên TP nhận được sự hỗ trợ nguồn nhân lực đông đảo lên đến hàng chục ngàn người được huy động từ nhiều vùng trên khắp cả nước, và nhận được sự hỗ trợ rất hiệu quả của lực lượng quân y của Bộ Quốc phòng.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi vệ sinh khử khuẩn toàn bệnh viện, sắp xếp và bố trí lại các buồng bệnh sẵn sàng phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân từ ngày 28-9 - Ảnh: Sở Y tế cung cấp
Sở Y tế TP.HCM xác định một lộ trình trở lại công năng ban đầu của các bệnh viện nhưng phải tích hợp một cấu trúc và quy trình hoạt động mới, đảm bảo thực hiện 2 chức năng trong trạng thái bình thường mới, đó là khám, chữa bệnh đa khoa hay chuyên khoa (theo loại hình ban đầu của mỗi bệnh viện) nhưng phải luôn sẵn sàng ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.
Theo diễn tiến của tình hình dịch bệnh, bên cạnh việc ưu tiên trả lại các bệnh viện dã chiến đã sử dụng các cơ sở hạ tầng của các trường học, ký túc xá, công sở, các bệnh viện đa khoa quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ sớm được trả về công năng khám, chữa bệnh thông thường nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn.
Ngày 28-9, 2 bệnh viện quận, huyện đầu tiên chuyển đổi trở về công năng khám, chữa bệnh thông thường là Bệnh viện quận 7 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị phục hồi công năng phải thực hiện đầy đủ các bước rà soát điều kiện tổ chức hoạt động khám chữa bệnh như: cơ sở vật chất, vệ sinh khử khuẩn toàn bệnh viện theo quy định...
Hai nguyên tắc lộ trình phục hồi
Sở Y tế cho biết 2 nguyên tắc ngành y tế phải đảm bảo khi xây dựng lộ trình chuyển đổi về công năng ban đầu cho các bệnh viện:
1. Phải đảm bảo khi xây dựng lộ trình chuyển đổi về công năng ban đầu cho các bệnh viện, trên một địa bàn quận, huyện phải luôn có sẵn phương án nơi tiếp nhận và thu dung điều trị F0 có triệu chứng.
2. Hạn chế việc phải chuyển người bệnh F0 đi nhiều bệnh viện khác nhau, ngành y tế sẽ xây dựng mô hình "bệnh viện dã chiến 3 tầng" thích ứng với hoàn cảnh mới.
Theo đó, các bệnh viện dã chiến số 13, số 14 và số 16 cùng với các trung tâm hồi sức kế cạnh (hiện nay do các Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai và Trung ương Huế đảm trách) sẽ đảm trách mô hình này khi TP đã kiểm soát được dịch.
Xây dựng hệ thống cảnh báo và ngưỡng năng lực điều trị còn là nhiệm vụ quan trọng song hành với lộ trình phục hồi công năng các bệnh viện, đảm bảo hệ thống điều trị luôn phải thích ứng kịp thời với những diễn biến phức tạp và khó lường của "biến chủng Delta".
Lý do đợt dịch Covid-19 ở TP.HCM lây lan nhanh, lâu kết thúc Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Nguyễn Hữu Hưng, chủng virus lần này là biến thể Delta lây lan nhanh, thành phố đã có những biện pháp tích cực nhưng chưa đạt được hiệu quả. Tính từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM có tổng cộng 3.434 ca mắc Covid-19, được Bộ Y tế công bố. Thời gian qua, thành phố xuất...