Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng, triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng, triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Phẫu thuật nội soi điều trị trật khớp vai – một trong những kỹ thuật khó được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bà Vương Thị Hương, xã Thu Phong (Cao Phong) chia sẻ: Đã khá lâu tôi mới trở lại BVĐK tỉnh để khám bệnh. Đến đây, tôi bất ngờ vì bệnh viện được đầu tư khang trang, xanh – sạch – đẹp với trang thiết bị hiện đại, nhiều kỹ thuật mới được ứng dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến KCB, hạn chế phải chuyển tuyến trên.
Hiện nhiều người dân đã lựa chọn và bày tỏ hài lòng khi đến BVĐK tỉnh để KCB. Thời gian qua, cơ sở hạ tầng bệnh việc được đầu tư khang trang, hiện đại với các khu nhà đã được đưa vào sử dụng như khu nhà điều trị (3 dãy nhà 5 tầng B6, B7, B8), khu nhà khoa khám bệnh (A2), khu nhà kỹ thuật cao (B3), khu nhà điều trị bệnh nhân đột quỵ (A1), tòa nhà ung bướu 6 tầng (B5), tòa nhà khoa nội và chống nhiễm khuẩn 9 tầng (B9). Cùng với đó là hệ thống thiết bị hiện đại được đầu tư, nâng cấp hàng năm, giúp chẩn đoán chính xác và phát hiện sớm thương tổn cho người bệnh. Trong đó có thể kể đến máy xét nghiệm máu tự động, máy xét nghiệm đông máu, hệ thống bảo quản dự trữ máu, máy đếm tế bào centax; máy sinh hóa tự động; máy chụp cắt lớp CT – Scaner (64 và 32 dãy), máy chụp cộng hưởng từ 1,5 tesla (MRI); máy siêu âm màu 4D; máy điện giải đồ; máy thở Bennet 840, máy thở Drager V600, máy thở GE R860…; máy đo độ loãng xương; máy mổ nội soi; máy nội soi tai – mũi – họng; máy nội soi tiêu hóa; máy SPECT/CT hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhân ung thư…
Video đang HOT
Bác sỹ Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và chú trọng đào tạo nhân lực, đến nay, chất lượng chuyên môn BVĐK tỉnh đã được khẳng định với khoảng 1.037 danh mục kỹ thuật vượt tuyến (thuộc tuyến Trung ương) được bệnh viện khai thác. Nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị được triển khai thành công như cắt u não cạnh đường giữa, cắt u bán cầu đại não, cắt u tủy, phẫu thuật cột sống, vá sọ (thuộc lĩnh vực thần kinh sọ não và cột sống); tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi tán sỏi; các kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ vùng đầu mặt cổ, vùng thân mình; phẫu thuật nội soi các loại (ngoại, sản khoa và chuyên khoa tai – mũi – họng, lấy sỏi niệu quản, cắt nang thận, nang gan qua nội soi…); các kỹ thuật chẩn đoán và can thiệp tim mạch; phẫu thuật cắt khối tá tụy; phẫu thuật chấn thương gãy xương phức tạp; phẫu thuật thắt trĩ; chiết tách được các thành phẩm máu; thắt tĩnh mạch thực quản trong vỡ tĩnh mạch thực quản do sơ gan; đặt sonde Blakemore trong điều trị cấp cứu chảy máu giãn tĩnh mạch thực quản; phẫu thuật nội soi khớp, phẫu thuật thay khớp gối bán phần và toàn phần, phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật nội soi cắt ung thư đường tiêu hóa, xạ trị cho bệnh nhân ung thư… Những ca phức tạp trước đây phải chuyển tuyến Trung ương thì nay được điều trị tại bệnh viện, giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, giảm bớt chi phí cho người bệnh và xã hội.
Thời gian tới, BVĐK tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới phát triển theo hướng bền vững. Trong đó, huy động và tận dụng các nguồn lực tự chủ, ngân sách nhà nước và xã hội hóa để đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển đa dạng các dịch vụ KCB nhằm đem đến những trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ y tế chất lượng cao tới cộng đồng và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, bệnh viện đấu trở thành BVĐK hạng I hoàn chỉnh, phát triển chuyên sâu về các chuyên khoa. Bên cạnh đó, BVĐK tỉnh còn chú trọng nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh và tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, tạo niềm tin, sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế khi đến với bệnh viện.
6 điều cần làm và 3 điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quy cao nhất với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm.
Với những người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật ở mức cao.
Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người dân bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%. Tuy nhiên, con số này vẫn là rất thấp so với thế giới. Với thực trạng như vậy, việc nâng cao nhận thức để người dân đến viện sớm trong "giờ vàng" là vô cùng quan trọng.
PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ
6 điều cần làm
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, đột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng. Cụ thể:
- Lập tức gọi xe cứu thương: Gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất khi người thân của bạn bị đột quỵ. Xe cứu thương 115 sẽ đưa người thân của bạn đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn nhất và nhanh nhất.
Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau, họ có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và có khả năng làm giảm các tác động của đột quỵ não.
- Hãy nói "đột quỵ não" với cấp cứu 115: Khi bạn gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não. Nhân viên cấp cứu 115 sẽ được chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.
- Phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh: Người thân của bạn có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Vì vậy, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm: thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường. Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử...
- Hãy khuyến khích người bệnh nằm xuống: Nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy khuyến khích họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, hãy nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.
- Thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR): Một số người bệnh có thể bất tỉnh trong cơn đột quỵ não. Nếu điều này xảy, hãy đánh giá tình trạng hô hấp của họ, xem họ có còn thở không. Nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi...
- Phải bình tĩnh: Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến
3 điều không nên làm
Bên cạnh những việc cần làm, PGS.TS Mai Duy Tôn cũng khuyến cáo những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não như sau:
- Không được cho người bệnh uống thuốc: Mặc dù aspirin là chất làm loãng máu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn dến đột quỵ não.
Đột quỵ não cũng có thể do một mạch máu vỡ trong não gây ra. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào. Đã có nhiều sự cố vô cùng đáng tiếc khi người thân cho bệnh nhân uống An cung.
- Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì: Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bởi vì bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.
- Không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện: Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu. Người bệnh có thể nhận ra có gì đó không ổn, nhưng không nghi ngờ đột quỵ não. Nếu bạn phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.
Làm gì để không tái phát đột quỵ? Nguy cơ tái phát đột quỵ ngoài điều trị trong 5 năm là 25%. Việc điều trị dự phòng giúp giảm đáng kể nguy cơ tái phát đột quỵ lên tới 80%. Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: Đỗ Hằng Chiều 6-8, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức chương trình truyền thông giáo...