Bệnh tiểu đường và carb: Được ăn bao nhiêu carb trong một ngày?
Carb hoặc carbohydrate là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết sản xuất năng lượng để thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể.
Đo đường huyết – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mặc dù nó rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, nhưng carb không có tiếng tốt đối với những người muốn giảm cân. Nguyên nhân là do các tác dụng phụ khác nhau của việc tiêu thụ quá nhiều carb.
Carbohydrate (carb) bao gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa.
Ăn quá nhiều carb có liên quan đến tăng cân, sức khỏe tim mạch và thậm chí là bệnh tiểu đường. Carb được biết là làm tăng đột biến lượng đường trong máu, đây là một mối quan tâm lớn đối với những người bị bệnh tiểu đường.
Điều này thường khiến họ băn khoăn không biết bao nhiêu carb là đủ trong ngày, theo Times of India.
Bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu
Bánh mì đen có hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần bánh mì trắng. Chúng chứa nhiều vitamin B. Chỉ số Glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) thấp hơn. – SHUTTERSTOCK
Carb là nguồn năng lượng chính cho cơ thể của chúng ta. Chúng được hệ tiêu hóa phân giải thành glucose, đi vào máu và sau đó đến các tế bào với sự trợ giúp của insulin, nơi nó được sử dụng làm nguồn năng lượng.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể chúng ta không sản xuất đủ insulin hoặc gặp vấn đề trong việc sử dụng nó. Vì điều này, glucose ở trong máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu. Việc hấp thu quá nhiều nguồn carb không lành mạnh có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, có thể gây ra vấn đề theo thời gian cho bệnh nhân tiểu đường, theo Times of India.
Những điều bạn nên biết về carb
Video đang HOT
Vấn đề chính là các nguồn tinh bột không lành mạnh và tinh chế như bánh mì, mì ống, pizza, đồ chiên.
Các nguồn carb lành mạnh không có hại cho bệnh nhân tiểu đường nếu tiêu thụ với lượng vừa phải. Ngũ cốc nguyên hạt và carb phức hợp không làm tăng lượng đường trong máu ngay lập tức và không có hại cho sức khỏe.
Về cơ bản, có 3 nguồn cung cấp carb là: đường, chất xơ và tinh bột. Đường và tinh bột làm tăng lượng đường trong máu của bạn, nhưng chất xơ thì không. Vì vậy, bạn phải cẩn thận trong khi lựa chọn thực phẩm của mình.
Một người có thể ăn bao nhiêu carb trong một ngày?
Không có câu trả lời chắc chắn cho điều này, bởi vì mỗi cá nhân đều khác nhau và yêu cầu của cơ thể họ cũng vậy. Nói chung, khoảng một nửa lượng calo tiêu thụ hằng ngày của một bệnh nhân tiểu đường phải đến từ carbohydrate.
Vì vậy, nếu bạn tiêu thụ 2.000 calo mỗi ngày thì 1.000 calo phải là từ carb. Bạn có thể chia đều số lượng này theo tần suất bữa ăn để giữ lượng đường trong máu ổn định trong ngày, theo Times of India.
Lưu ý quan trọng
Carb rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Tiêu thụ ít carb hơn có thể dẫn đến mệt mỏi và suy nhược. Vì vậy, tốt nhất bạn nên lắng nghe cơ thể mình và hỏi ý kiến bác sĩ, theo Times of India.
Mẹo ăn uống đúng cách khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn uống phù hợp có thể kiểm soát lượng đường trong máu, trong khi thực phẩm sai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ đưa ra một số lời khuyên để giúp bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.
Với bệnh tiểu đường loại 2, điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng và theo dõi lượng carbohydrate (carb) phù hợp. Bởi vì, chất dinh dưỡng đa lượng (gồm protein và chất béo) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn, Amy Gorin, chuyên gia dinh dưỡng ở Union City, New Jersey cho biết.
Chế độ ăn uống phù hợp có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: NHẬT LINH
Theo Everyday Health, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến số lượng carbs cần nhắm đến mỗi ngày bao gồm độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động của bạn và thuốc trị tiểu đường bao gồm cả insulin.
Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu carbs?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên rằng, những người bị tiểu đường nên nhận được khoảng 45% lượng calo từ carb. Phần còn lại đến từ protein nạc và protein thực vật như thịt gà, cá hồi, đậu phụ và chất béo có lợi cho tim như rau xanh, quả hạch...
Một khẩu phần carb được đo là 15 gram mỗi khẩu phần. Điều đó có nghĩa là hầu hết phụ nữ cần 3 - 4 carb khẩu phần (tương đương 45 - 60 gram) mỗi bữa, trong khi hầu hết đàn ông cần khoảng 4 - 5 carb khẩu phần (tương đương 60 - 75 gram). Tuy nhiên, những số liệu này còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động và thuốc trị tiểu đường bạn đang sử dụng. Để chắc chắn, hãy hỏi chuyên gia dinh dưỡng để biết được cơ thể bạn cần tiêu thụ bao nhiêu carb. Nếu đang sử dụng insulin, hãy hỏi về các lựa chọn để phù hợp với liều insulin với lượng thực phẩm bạn tiêu thụ trong bữa ăn và đồ ăn nhẹ trong ngày, theo Everyday Health.
Thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn dành cho bệnh tiểu đường
Kathy Honick, nhà giáo dục bệnh tiểu đường tại Trung tâm dinh dưỡng và tiểu đường Mercy ở Washington cung cấp một số thực phẩm dành cho bệnh tiểu đường:
- Trái cây và rau quả thường là lựa chọn tốt, nhưng nên thưởng thức trái cây có chừng mực.
Các loại rau không chứa tinh bột chẳng hạn như măng tây, súp lơ và một lượng nhỏ trái cây như kiwi, cà chua... là thực phẩm thân thiện với bệnh tiểu đường. Ảnh: NHẬT LINH
- Rau không có tinh bột cũng là một lựa chọn hàng đầu bao gồm: rau bina, cà rốt, bông cải xanh và đậu xanh.
- Ăn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như: gạo nâu, bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất và mì ống làm từ lúa mì nguyên chất.
- Các loại đậu như đậu lăng, đậu pinto.
- Chọn cá hơn thịt hai đến ba lần một tuần.
- Đối với thịt, chọn thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà (đối với thịt gà nên loại bỏ da của chúng).
- Sữa (phô mai, sữa chua, sữa) rất quan trọng. Tốt nhất nên dùng loại không béo.
Hạn chế hoặc loại bỏ một số thực phẩm khỏi chế độ ăn uống
Theo Đại học Harvard, tốt hơn hết bạn nên cắt giảm hoặc tránh một số loại thực phẩm khi đang quản lý bệnh tiểu đường. Đây là những loại thực phẩm có xu hướng góp phần tăng cân hoặc làm tăng lượng đường huyết, chúng có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn.
- Tránh đồ ăn vặt như khoai tây chiên, vì chúng chứa nhiều carb.
- Tránh soda có nhiều đường cũng như nước ép trái cây và các loại nước ngọt có đường khác.
- Nên loại bỏ các đồ ăn nhẹ có đường bao gồm bánh quy, bánh ngọt, và kem.
Nên tránh các đồ ăn nhẹ có đường. Ảnh: NHẬT LINH
Sử dụng các phương pháp nấu ăn thân thiện với bệnh tiểu đường
Theo Everyday Health, khi cố gắng tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, phương pháp nấu ăn có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với các món ăn bạn chế biến.
- Nướng hoặc hấp thay vì chiên để giảm chất béo.
- Sử dụng dầu ô liu nguyên chất thay vì dầu thực vật, bởi vì dầu ô liu mang lại nhiều lợi ích cho tim hơn. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với dân số nói chung.
- Nên giới hạn lượng natri từ 2.000 - 2.400 g mỗi ngày. Trong trường hợp bạn đang ăn kiêng cần hạn chế natri nên tuân thủ theo khuyến nghị của bác sĩ.
- Hoàn toàn tránh chất béo chuyển hóa (có trong một số thực phẩm chế biến và thực phẩm nấu trong dầu) và hạn chế chất béo bão hòa (có trong thịt và sữa nguyên chất) ở mức dưới 20 gram mỗi ngày, nếu có thể.
- Chọn những thực phẩm tươi, đông lạnh hoặc thực phẩm đóng hộp không có muối.
Cách nạp carb cho runner trước giải chạy Nguồn carb (carbohydrate) lành mạnh là một thành phần quan trọng để thúc đẩy hiệu suất tốt của runner trước mỗi cuộc đua. Carb gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa. Những người chạy bộ đều nắm rõ tầm quan trọng của việc nạp carb trước khi...