Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ và cách điều trị
Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng kéo dài làm cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng và cơ thể suy nhược giảm miễn dịch.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là hiện tượng trẻ đi đại tiện nhiều lần (3 lần/ngày) và tính chất phân thay đổi như đi phân loãng, nhiều nước.
Tiêu chảy cấp làm cơ thể trẻ suy nhược giảm miễn dịch.
Nguyên nhân
Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.
Triệu chứng
- Trẻ bị sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C gây co giật
- Đi ngoài 10 – 15 lần/ngày
- Phân lỏng, nhiều nước có mùi chua nhiều khi có nhầy máu
- Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn
Video đang HOT
- Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít
- Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban.
ở trẻ em cần được điều trị kịp thời tránh nguy hiểm.
Điều trị
- Bồi phụ nước điện giải bằng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng ống thông mũi- dạ dày.
Một số dung dịch để uống: ORS 1 gói pha trong đúng 1 lít nước sôi để nguội cho uống trong một ngày. Nếu chưa có sẵn gói Oresol, có thể dùng 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước hoặc dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước; đun sôi 2-5 phút. Cho thêm vài thìa nước quả vào cháo để bổ sung kali.
Một số dung dịch tiêm truyền: huyết thanh 9, glucoza 5%, lactat Ringer…
- Dinh dưỡng: không nên kiêng khem tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngay sau khi bồi phụ nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Những trẻ nuôi bằng sữa bò sau khi bù đủ nước điện giải, cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần cho ăn theo chế độ bình thường, khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong một tuần để lấy lại sức.
- Kháng sinh: chỉ nên dùng trong một số trường hợp : ampicillin, sunphamethoxazole hoặc acid nalidicique…
Phòng bệnh tiêu chảy cấp
Để phòng tránh tiêu chảy ở bé, các bậc cha mẹ nên lưu ý:
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé
- Cho ăn bổ sung kèm theo bú, không nênn cho trẻ bú chai, ngậm bình hoặc ngậm vú giả
- Xây dựng tập quán ăn tốt cho trẻ bằng cách cho tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn
- Sử dụng nguồn nước sạch, chế biến và bảo quản thức ăn hợp vệ sinh.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ không dễ diễn đạt thành lời các triệu chứng, vì vậy tiêu chảy cấp ở tuổi bé đi mẫu giáo có thể diễn biến nặng.
Trong điều kiện thời tiết thất thường, các bậc cha mẹ cần lưu ý sức khỏe của trẻ - Ảnh: Shutterstock
"Mùa" tiêu chảy
Trong những ngày mưa nắng thất thường, độ ẩm thay đổi làm cho cơ thể các cháu nhỏ trở nên kém thích nghi. Những ngày này, tại Khoa Nhi, Bệnh viện 103 (Học viện Quân y, Hà Nội), lúc nào cũng chật cứng các bé trong độ tuổi 5-6. Các bé vào viện có chung một tình trạng: sốt cao, tiêu chảy và nôn trớ. Hầu như bé nào vào điều trị cũng trong tình trạng mất nước, da khô, môi khô, cơ thể gầy tóp, mệt lả.
Tiêu chảy cấp thường ít gặp ở trẻ nhỏ chăm sóc ở nhà. Lớp học không phải là nguyên nhân gây ra tiêu chảy mà yếu tố tác động chính là điều kiện môi trường thuận lợi cho mầm bệnh dễ sinh sôi. Ngoài ra, với các bé đi lớp, điều kiện sinh hoạt chung khó đảm bảo công tác vệ sinh nên tiêu chảy cấp dễ xảy ra.
Tiêu chảy cấp có thể diễn biến phức tạp bởi cơ thể của các bé thường phản ứng mạnh với mầm bệnh. Thêm vào đó, các bé chưa có ý thức ăn bổ sung để bù lại phần dinh dưỡng đã mất. Việc cho các bé uống dung dịch bù nước và điện giải cũng rất khó khăn. Do vậy, cơ thể càng kém sức chống đỡ. Các bé thường không diễn tả chính xác được sự thay đổi triệu chứng hoặc diễn biến bệnh lý, vì thế càng khó khăn để phát hiện sớm.
Chăm sóc đặc biệt
Kết quả điều trị phụ thuộc rất lớn vào thời điểm bé được phát hiện bệnh sớm hay muộn. Các bậc cha mẹ cần lưu ý về biểu hiện bệnh:
Thường sau khi đi học về, bé có thể bị sốt nhẹ hoặc hơi ươn người. Từ 6 - 10 giờ sau, bé sẽ bước vào giai đoạn sốt cao, rét run, chân tay lạnh khi cơ thể sốt rất cao (trên 40 độ C), một số bé có thể bị co giật.
Sau giai đoạn sốt, bé sẽ bị nôn trớ. Dịch nôn có thể màu trắng sữa do cặn sữa, hoặc ra cháo khi ăn cháo, ra dịch dạ dày và dịch mật khi chất nôn có màu hanh vàng.
Lúc này, nôn là phản ứng tự nhiên của đường tiêu hóa chống lại bệnh tật. Khi bé nôn được thì cơ thể sẽ nhẹ bớt. Cần cho bé nghiêng người ra trước để dễ nôn, không bế nằm ngửa. Nếu bé đang nằm thì để đầu bé nghiêng. Lau sạch chất nôn dính ở miệng và mũi sau nôn.
Sau khi nôn, bé sẽ bị tiêu chảy. Ban đầu, bạn sẽ thấy bé vật vã, nằm bên này, lăn sang bên kia. Tay có thể xoa bụng hoặc kêu đau bụng, đau đầu, đau mỏi chân tay do sự thay đổi điện giải trong cơ thể khi mất nước. Bé có thể tiêu chảy nhiều, lên tới 5 - 6 lần trong vòng 6 - 10 giờ.
Khi chăm sóc bé, chú ý hạn chế cho bé uống sữa tươi, sữa pha trong những ngày tiêu chảy cấp tính. Vì 2 lý do: sữa là thực phẩm dễ thu hút vi khuẩn nếu không thực sự vệ sinh; sữa rất giàu chất béo và đạm, những thứ khó hấp thu trong các ngày đầu tiên bị bệnh này. Cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu hóa (như cháo), giảm chất béo và đặc biệt giữ vệ sinh sạch sẽ.
Theo VNE
5 kiểu hôn khiến con... mất mạng Trẻ sơ sinh có thể tử vong vì những nụ hôn của người lớn! Nhiều người vẫn chưa thể quên được câu chuyện đau lòng của bé trai Kaiden McCormick người Anh xay ra tháng 3 năm ngoái. Kaiden sinh non 5 tuần và được đưa về nhà khỏe mạnh. Không lâu sau, cậu bé phải đến cấp cứu tại bệnh viện Alder...