Bệnh thần kinh ngoại biên
Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh không nằm ở não và tuỷ sống. Bệnh của hệ thần kinh ngoại biên gây rối loạn quá trình trao đổi thông tin giữa não và cơ, da, nội tạng và mạch máu, gây ra các triệu chứng như đau hoặc tê bì.
Dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng tổn thương dây thần kinh cảm giác như đau, tê bì, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát hoặc mất cảm giác. Nhưng triệu chứng này thường bắt đầu từ từ. Ở một số người triệu chứng có thể rất nhẹ và không nhận thấy. Ở một số người khác, triệu chứng trở nên dai dẳng và gần như không thể chịu đựng nổi, nhất là về ban đêm.
Nếu dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị yếu hoặc liệt các cơ do dây thần kinh đó kiểm soát. Còn nếu tổn thương xảy ra ở các dây thần kinh thuộc hệ thần kinh tự động, bệnh nhân có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, giảm tiết mồ hôi hoặc liệt dương, tụt huyết áp khi đứng gây choáng ngất.
Nguyên nhân
Tổn thương ở một dây thần kinh có thể do chấn thương hoặc chèn ép ở người bị bó bột hoặc phải dùng nạng lâu ngày, ở lâu trong một tư thế không tự nhiên như đánh máy tính, hoặc có khối u ở xương
Nguyên nhân hay gặp nhất là tiểu đường. Những nguyên nhân khác gồm nghiện rượu, HIV/AIDS, một số bệnh di truyền, nhiễm bột, thiếu vitamin, các bệnh như bệnh tự miễn, bệnh gan, bệnh thận và nhược giáp, tiếp xúc với một số chất độc và thuốc, nhất là thuốc điều trị ung thư, và nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
Xét nghiệm và chẩn đoán
· Khám bệnh bao gồm hỏi bệnh sử, khám thực thể và khám thần kinh để kiểm tra phản xạ gân xương, cơ lực và trương lực cơ, cảm giác, tư thế và phối hợp động tác.
· Xét nghiệm nồng độ vitamin B12 trong máu, phân tích nước tiểu, xét nghiệm chức năng tuyến giáp và điện cơ. Xét nghiệm đo độ dẫn truyền thường được sử dụng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và các rối loạn thần kinh ngoại vi khác.
Điều trị
Mục tiêu điều trị là xử lý căn nguyên gây ra bệnh, sửa chữa thương tổn và giảm nhẹ triệu chứng.
Video đang HOT
Điều trị căn nguyên:
· Điều trị tiểu đường.
· Bổ sung vitamin.
· Điều trị các rối loạn tự miễn.
· Giảm chèn ép dây thần kinh.
· Ngừng tiếp xúc với các chất hoặc thuốc gây độc.
Thuốc: có tác dụng làm giảm triệu chứng, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, cao dán lidocain và các thuốc khác, bao gồm thuốc giảm đau opioid.
Các liệu pháp:
· Kích thích điện dây thần kinh qua da.
· Phản hồi sinh học.
· Châm cứu.
· Thôi miên.
· Các kỹ thuật thư giãn.
Phòng bệnh
· Điều trị những chứng bệnh có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên.
· Ăn uống lành mạnh, nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám, những thực phẩm giàu vitamin B12
· Tránh những động tác lặp đi lặp lại, tư thế bó buộc và hóa chất độc.
Theo SKDS
Những dạng bệnh thần kinh đáng sợ nhất
Bệnh tật luôn là nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tuy nhiên, trên thế giới còn tồn tại không ít những dạng bệnh hiếm gặp còn đáng sợ hơn cả những căn bệnh nan y hiện nay. Đó là những chứng bệnh đôi khi biến con người thành những người hoàn toàn khác biệt hoặc gây ra những đau đớn đáng sợ đối với họ.
Chứng bệnh đa nhân cách
Từng được biết đến trong nhiều câu chuyện nổi tiếng của Mỹ và một số bộ phim về đề tài hình sự, chứng bệnh đa nhân cách MPD (multiple personality disorder) hay còn được biết đến với tên gọi khủng hoảng đa nhân dạng (dissociative indentity disorder - DID) là một trong những chứng bệnh về tâm thần nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.
Thực chất đây là một dạng bệnh về thần kinh rất khó nhận biết. Bệnh nhân có biểu hiện không khác gì một người bình thường. Tuy nhiên, vào một thời điểm nào đó, nhân cách bình thường đó bỗng nhiên bị "tan rã" đi và thay vào đó là một nhân cách hoàn toàn khác hẳn, đôi khi là một nhân cách trái ngược hẳn với bản chất con người họ. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nguyên nhân bắt nguồn từ hiện tượng bị stress và căng thẳng tới mức cực độ trong quá khứ của người bệnh. Chính điều này đã dẫn tới cách hoạt động của vùng não chức năng kiểm soát trí nhớ bị phá vỡ nghiêm trọng.
Những bệnh nhân bị mắc phải chứng bệnh đa nhân cách sẽ tạo thành ít nhất thêm một nhân cách khác đại diện nhất cho bản chất của họ khi gặp phải một tình huống ngẫu nhiên. Khi đó, tính cách mới này sẽ kiểm soát toàn bộ con người họ. Trong một số trường hợp, nó gây trở ngại cho người bệnh trong việc tiếp xúc với người khác. Trường hợp điển hình cho chứng bệnh đa nhân cách là cầu thủ bóng đá nổi tiếng Herschel Walker. Trong cuốn sách mới đây nhất của mình với tựa đề "my life with dissociative indentity disorder" (cuộc đời tôi và chứng bệnh đa nhân cách), Walker tiết lộ rằng cuộc đời ông luôn bị đứt đoạn do một nhân cách khác xen vào. Đó chính là thứ nhân cách đã dẫn ông tới việc tự tử. Theo các nhà tâm lý, thì hiện tượng chấn thương tâm lý (khi còn nhỏ) cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới sự hình thành căn bệnh đa nhân cách.
ADD - Chứng bệnh thiếu tập trung
Trong các dạng bệnh về tâm thần, thì chứng khủng hoảng thiếu tập trung (attention deficit disorder - ADD) là dạng bệnh rất đáng chú ý. Các dấu hiệu của chứng bệnh này hiện còn gây ra không ít tranh cãi trong giới khoa học. Ở nhiều người ADD chỉ bắt đầu xuất hiện khi họ bắt đầu qua tuổi 25 . Điều đó có nghĩa là ADD là một dạng phát triển có quá trình chứ không đơn giản là một căn bệnh.
Khủng hoảng cảm xúc PTED (post-traumatic embitterment disorder)
Là một dạng bệnh thường xảy ra với những người bị sốc do bị mất việc, do li hôn hoặc khi có người thân yêu qua đời. Ở những người này, thường xuyên xuất hiện một trạng thái cảm xúc tiêu cực, đau đớn. Trường hợp đầu tiên được phát hiện bởi nhà tâm thần học người Đức Michael Linden sau sự kiện sụp đổ của bức tường Berlin. Trong thông báo về nghiên cứu của mình, ông cho biết: sau sự kiện đó, có khá nhiều người bỗng nhiên bị rơi vào trạng thái cảm xúc lạ. Họ thường xuyên buồn bã, giận dữ vô lý và cảm giác tuyệt vọng đến cùng cực. Trạng thái này khác hiện tượng stress thông thường và có mức độ cao hơn stress. Ở một số trường hợp, người bệnh liên tục khóc không ngừng và rơi vào trạng thái suy nhược.
Chứng nổi điên bất thường (intermittent enplosive disorder)
Hãy thử tưởng tượng, trong một khoảnh khắc nào đó, một trạng thái tồi tệ bỗng dưng xuất hiện ở con người và khiến người đó nổi điên gây chiến với những người xung quanh mà không rõ vì lý do gì. Hiện tượng tâm lý tiêu cực này nảy sinh khi người bệnh mất kiểm soát chính bản thân mình và họ bắt đầu hành động hoàn toàn không phù hợp với tình huống. Chứng bệnh này xuất hiện khá phổ biến. Năm 2006, theo thống kê của Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ, chứng nổi điên bất thường đã ảnh hưởng tới 7,3% người trong độ tuổi trưởng thành tại nước này. Hầu hết các bệnh nhân là phụ nữ. Kết thúc cơn điên, hầu hết họ đều bị vào tù do hậu quả của những hành động không thể kiểm soát gây ra. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những người bệnh này không đáng phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, bởi đây thực chất là một chứng bệnh đã kiểm soát hành vi con người họ, chứ không phải do chính bản thân họ chủ động. Sau khi kết thúc cơn điên, người bệnh gần như không nhớ tất cả những gì họ vừa gây ra.
Triệu chứng Morgellons
Là một trong những chứng bệnh kỳ lạ và đáng sợ hiện nay theo như đánh giá của giới khoa học. Triệu chứng của bệnh Morgellons là việc xuất hiện những tổn thương trên da giống như bị các vật liệu vô cơ chẳng hạn như sợi và thủy tinh mọc đâm lên trên da.
Trên thực tế, đã có trường hợp bệnh nhân cho biết trên da họ bỗng nhiên mọc ra một loại vật liệu vô cơ. Đó là trường hợp của cô Brandi Koch sống tại Mỹ. Bệnh nhân Koch cho biết, cô đã tận mắt nhìn thấy những sợi màu mọc ra từ da mình. Những sợi này giống như tóc, nhưng chúng có những màu sắc khác nhau. Trường hợp thứ hai là trường hợp của bệnh nhân Smith. Ông cho biết vào năm 2006, bỗng nhiên ông có cảm giác như bị cào xé da thịt, rồi những sợi lạ bắt đầu mọc trồi lên trên da trông rất kỳ lạ.
Chứng bệnh chống đối (ODD - oppositional defiant disorder)
Là một dạng bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và khiến cho chúng có các biểu hiện dạng bất vâng lời, hoặc chống đối lại những lời dạy bảo của cha mẹ. Theo TS Galynker - một chuyên gia nghiên cứu về ODD, thì nguồn gốc của chứng bệnh này bắt nguồn từ gen, song cũng tồn tại một nguyên nhân thứ hai, đó là do cách dạy bảo của cha mẹ chưa khoa học dẫn tới sự phát triển tâm lý không bình thường ở trẻ. Sự chống đối có thể thể hiện ngay trước mặt, song cũng có thể tồn tại ở dạng ngầm chống đối.
Chứng điên bỏ nhà đi (dissociative fugue state)
Là một dạng bệnh hiếm gặp song vẫn tồn tại trên thực tế.
Trường hợp bệnh được biết đến nhiều nhất là trường hợp của một luật sư người Mỹ thành công trong sự nghiệp. Ông là cha của hai đứa con xinh xắn trong một gia đình hạnh phúc. Song, đột nhiên người đàn ông này rời khỏi gia đình, công việc và mất tích trong một thời gian dài. 6 tháng sau đó, ông ta được tìm thấy đã thay đổi tên họ và đang sống trong một thành phố khác. Người đàn ông này trước đó đã tìm đến bệnh viện, trong người không một xu dính túi, không giấy tờ và nói với các bác sĩ rằng ông vừa tỉnh dậy trên đường phố và không thể nhớ được mình là ai. Hai tuần sau khi được đưa trở về nhà, ông trở về trạng thái bình thường như 6 tháng trước khi rời khỏi nhà. Theo các bác sĩ, trường hợp của người đàn ông này thực chất là một dạng bệnh có tên khoa học là dissociative fugue state có nghĩa là chứng điên dẫn tới việc bỏ nhà đi. Trạng thái kèm theo của chứng bệnh này là việc người bệnh bị mất toàn bộ trí nhớ và khả năng nhận thức trong một thời gian tạm thời, cho tới khi trạng thái bình thường bỗng nhiên đột ngột trở lại.
Theo SKDS
Bệnh nhân tâm thần: Quản lý "què quặt" Nếu hết 45 ngày mà bệnh tình chưa dứt thì bệnh nhân tâm thần vẫn phải xuất viện trở về nhà hoặc chuyển đến một trung tâm bảo trợ xã hội của địa phương (nếu có) - bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TƯ I cho biết. Chỉ được ở viện 45 ngày dù bệnh nặng Theo số...