Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh về phổi dễ bị nhầm lẫn có gì giống và khác nhau?
Vì đều liên quan đến tổn thương ở phổi nên COPD và các bệnh về phổi rất dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về COPD và các bệnh phổi dễ bị nhầm lẫn như viêm phổi, lao phổi, xơ phổi vô căn và ung thư phổi.
1. Điểm giống nhau giữa COPD và các bệnh về phổi
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính COPD và các bệnh về phổi khác như viêm phổi, lao phổi, xơ phổi vô căn và ung thư phổi đều là những căn bệnh hô hấp nghiêm trọng, liên quan đến các tổn thương ở phổi. Để xác định cụ thể loại bệnh phổi mãn tính thường khá phức tạp vì chúng có nhiều nguyên nhân và triệu chứng chung. Điểm giống nhau giữa COPD và các bệnh về phổi này bao gồm:
- Là những căn bệnh tiến triển, bệnh nặng dần theo thời gian, gần như là không thể hồi phục hoàn toàn.
- Nguyên nhân gây bệnh thường là do phổi bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc, chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân như bụi, hóa chất và khói, hút thuốc và tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm không khí.
- Đa số bệnh nhân COPD và các bệnh về phổi có tiền sử hút thuốc lá trong thời gian dài.
Nguyên nhân gây bệnh thường là do phổi bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc (Ảnh: Internet)
- Các triệu chứng điển hình là ho mãn tính, khó thở, đau tức ngực.
2. Phân biệt COPD và các bệnh về phổi
2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
COPD là một bệnh viêm phổi ảnh hưởng đến các ống dẫn khí và túi khí trong hệ thống hô hấp. Khi đường thở bị suy yếu hoặc bị viêm, túi khí bị xẹp thì cơ thể không thể hít thở đầy đủ oxy và thải carbon dioxide ra ngoài.
Các triệu chứng của COPD là khó thở, thở khò khè, tức ngực, ho có đờm, phù nề bàn chân và chân, mệt mỏi, sụt cân ngoài ý muốn, tím tái môi và các ngón tay.
Nguyên nhân chính của COPD đã được ghi nhận đầy đủ, 90% các trường hợp có liên quan đến hút thuốc lá. Các trường hợp khác thường liên quan đến không khí ổ nhiễm, nhiễm độc hóa chất hoặc nhiễm trùng phổi.
Video đang HOT
COPD là tình trạng mãn tính không thể chữa khỏi. Các lựa chọn điều trị như liệu pháp oxy, phục hồi chức năng phổi và thay đổi lối sống đều nhằm mục đích giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chức năng phổi.
2.2. Bệnh xơ phổi vô căn (IPF)
Xơ phổi vô căn là dạng xơ phổi phổ biến nhất. “Vô căn” có nghĩa là nguyên nhân cơ bản của bệnh là không rõ. Khi IPF phát triển, các mô phổi trở nên cứng, dày và có sẹo. Mô sẹo này bị xơ hóa làm cho việc thở khó khăn và làm chậm dòng oxy đi ra khỏi phổi và vào máu.
Đây là những tổn thương không thể phục hồi. Các liệu pháp điều trị cũng tương tự như COPD và các bệnh về phổi mãn tính khác. Phục hồi chức năng phổi và thay đổi lối sống sẽ giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Các triệu chứng chính của IPF là khó thở và ho khan. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức khớp, giảm cân ngoài ý muốn, ngón tay và ngón chân hình dùi trống.
Theo thống kê, nam giới có nhiều khả năng phát triển IPF hơn phụ nữ và phần lớn các trường hợp được chẩn đoán ở những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ lại có nhiều khả năng phát triển COPD hơn nam giới và đa số các trường hợp được chẩn đoán là trên 40 tuổi. Cả hai bệnh đều có lợi nếu điều trị sớm, nhưng IPF có xu hướng có kết quả xấu hơn. Thời gian sống sót trung bình chỉ từ 2 – 3 năm sau khi chẩn đoán.
Các mô sẹo bị xơ hóa ở phổi là tổn thương không thể hồi phục. (Ảnh Internet)
2.3. Bệnh lao phổi
Bệnh lao (TB) là một bệnh đường hô hấp có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Chúng định cư và phát triển trong phổi làm tổn thương các mô phổi. Thậm chí vi khuẩn lao có thể đi từ phổi ra máu, ảnh hưởng cả tới các cơ quan khác như cột sống, thận và não.
Các triệu chứng của bệnh lao phổi thường là:
- Ho dai dẳng, có thể có chất nhầy kèm theo máu khi ho.
- Đau tức ngực.
- Giảm cân.
- Ăn mất ngon.
- Sốt dai dẳng ở mức độ nhẹ.
- Ớn lạnh.
- Đổ mồ hôi đêm.
Khác với COPD, bệnh lao có thể được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, theo quan sát thấy rằng mặc dù được điều trị đầy đủ, gần 50% bệnh nhân vẫn bị rối loạn chức năng phổi dai dẳng, ngay cả khi vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn.
Lao phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do nhiễm trùng đường hô hấp trên toàn thế giới. Được biết, bệnh lao làm tăng nguy cơ mắc COPD và các bệnh về phổi khác. Ngay cả khi một người đã được điều trị khỏi bệnh lao và sống sót, nguy cơ phát triển bệnh COPD vẫn tồn tại. Bệnh nhân COPD cũng có nguy cơ cao bị lao phổi.
2.4. Ung thư phổi
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Đây là tình trạng đột biến gen sinh ung thư dẫn đến sự tăng sinh của các tế bào đột biến và hình thành khối u.
Triệu chứng của ung thư phổi thường bao gồm:
- Mệt mỏi.
- Ăn không ngon.
- Giảm cân không giải thích được.
- Đau ngực không liên quan đến ho.
- Khàn tiếng.
- Ho dai dẳng, ho ra máu hoặc chất nhầy có máu.
Nguyên nhân gây ung thư phổi thường là do chịu tác động của khói thuốc lá, khí phóng xạ, hóa chất, ô nhiễm môi trường,… Cả COPD và ung thư phổi đều là những mối quan tâm lớn về sức khỏe trên toàn thế giới do hút thuốc lá gây ra. Chúng là gánh nặng bệnh tật lớn nhưng có thể phòng ngừa được.
Ung thư phổi, COPD và các bệnh về phổi nghiêm trọng khác hầu hết đều có liên quan đến khói thuốc lá. (Ảnh Internet)
COPD và các bệnh về phổi mãn tính khác có thể là một yếu tố thúc đẩy ung thư phổi, bằng cách tăng stress oxy hóa và dẫn đến tổn thương DNA, tiếp xúc mãn tính với các cytokine gây viêm, ức chế cơ chế sửa chữa DNA và tăng sinh tế bào.
2.5. Viêm phổi
Viêm phổi là một nhóm bệnh nhiễm trùng phổi có thể do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Chúng khiến cho các túi khí bị viêm và chứa đầy chất lỏng. Điều này làm cho việc thở khó khăn hơn và có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu, có thể gây tử vong.
Rất khó để phân biệt viêm phổi với đợt cấp COPD bởi chúng có nhiều triệu chứng tương đồng như:
- Sốt, ớn lạnh.
- Đau và khó chịu ở ngực hoặc lưng, đặc biệt là khi thở.
- Kiệt sức ngay cả khi làm những công việc đơn giản.
Ngoài ra viêm phổi có thể gây nôn mửa, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Các đợt bùng phát COPD có thể cải thiện theo thời gian, nhưng viêm phổi có xu hướng trở nên tồi tệ hơn.
Viêm phổi có thể điều tị được. Thông thường là sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng virus, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị viêm phổi khác tập trung vào việc giải quyết các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng.
Ảnh hưởng của vi sinh vật đường ruột với bệnh phổi
Công bố trên tạp chí Nature Communications, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Úc lần đầu tiên chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, COPD là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Ảnh: Central Hastings Family Health Team
COPD là tình trạng xảy ra khi phổi bị viêm, tổn thương và hẹp đường dẫn khí, dẫn đến các triệu chứng khó thở, ho, tiết chất nhầy và thở khò khè. Nguyên nhân hàng đầu của bệnh là do hút thuốc lá và tiếp xúc không khí ô nhiễm. Y học cũng từng phát hiện hệ vi sinh trong phổi có ảnh hưởng tới tiến triển của bệnh. Do đó trong nghiên cứu mới, tác giả Phil Hansbro và các đồng sự đặt giả thuyết xem xét môi trường ruột có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh hay có thể coi đây là chỉ dấu chẩn đoán COPD hay không.
Các chuyên gia đã phân tích mẫu phân của 28 bệnh nhân COPD và 29 người khỏe mạnh thuộc nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm, bao gồm mức độ khác nhau của hơn 140 loài vi khuẩn. ơn cử, sự hiện diện của một số chủng liên cầu khuẩn (Streptococcus) được nhìn thấy với số lượng nhiều hơn ở bệnh nhân COPD. Tính đa dạng của chủng Streptococcus trước đây cũng từng được phát hiện trong hệ vi sinh trong phổi của người mắc COPD.
Theo giải thích của Giáo sư Hansbro, "trục đường ruột - phổi" phản ánh hệ miễn dịch chung của đường tiêu hóa và hệ hô hấp, đồng nghĩa hoạt động trong ruột có thể tác động đến hoạt động ở phổi. Với khám phá mới, Giáo sư Hansbro đề nghị nên đưa sức khỏe hệ vi sinh đường ruột vào các mô hình nghiên cứu để xem xét phát triển các phương pháp mới hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và điều trị COPD không xâm lấn và hiệu quả hơn.
Đo chức năng hô hấp trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) Trong các xét nghiệm chẩn đoán COPD, đo chức năng hô hấp là xét nghiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để sàng lọc, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và phân độ bệnh. Vì thế, việc đo chức năng hô hấp nên được tiến hành định kỳ để xác định sớm các rối loạn thông khí và tiến triển...