Bệnh nhân ung thư sắp hết cảnh chờ 2 tuần mới được xạ trị
Ngày 12.5, bác sĩ Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết khu xạ trị tầng hầm 1, 2 của cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu (gọi tắt là CS2) tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã được cơ quan chức năng cho phép đưa vào hoạt động xạ trị trong ngày.
Những người bệnh đầu tiên được xạ trị tại CS2 – BVCC
Về thiết bị, khu xạ trị CS2 được trang bị 2 hệ thống CT Scanner mô phỏng, 6 hệ thống xạ trị gia tốc, 2 hệ thống xạ trị áp sát và 9 phòng khám ngoại trú.
Đây là khu tích hợp mô phỏng, lập kế hoạch điều trị, xạ trị ngoài, xạ trị áp sát và khám bệnh ngoại trú, tất cả tạo thành quy trình điều trị xạ trị trong ngày khép kín. Khi các quy trình chuyên môn và các hệ thống thiết bị hoạt động ổn định, CS2 sẽ tăng nhanh tiếp nhận số lượng bệnh nhân đến khu xạ trị (hiện đang thực hiện cho 6 bệnh nhân). Với 6 hệ thống xạ trị gia tốc được trang bị, công suất phục vụ của khu xạ trị tại CS2 có thể đáp ứng được từ 240 – 400 lượt xạ trị mỗi ngày, có khả năng giúp giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải về xạ trị cho Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 trong hàng chục năm qua.
Khánh thành Bệnh viện Ung bướu hơn 5.800 tỉ đồng có sân đỗ trực thăng
Tại CS2, bệnh nhân tái khám theo hẹn được làm CT Scanner mô phỏng và được xạ trị trong ngày. Trong khi đó, tại CS1 (bệnh viện hiện hữu), người bệnh sau khi làm CT Scanner mô phỏng thì phải chờ thời gian trung bình là 2 tuần để được xạ trị.
Theo kế hoạch, từ ngày 19.5, Bệnh viện Ung bướu sẽ tiếp tục đưa người bệnh ngoại trú của khối nội về CS2 để tiếp tục điều trị và hóa trị trong ngày. Với thiết kế 100 giường hóa trị trong ngày, khu hóa trị ban ngày của CS2 có khả năng hóa trị 300 lượt bệnh nhân mỗi ngày, sẽ giúp giảm từ 70 – 80% số lượt hóa trị ban ngày tại CS1. Ngoài ra, cũng từ thời gian này, Bệnh viện Ung bướu sẽ bắt đầu triển khai hẹn các bệnh nhân đang theo dõi sau khi kết thúc hóa trị, xạ trị tại CS1 chuyển sang tái khám tại CS2.
Theo lộ trình phân luồng bệnh nhân để giảm tải cho CS1 của Bệnh viện Ung bướu, bệnh nhân đến từ các tỉnh và TP.Thủ Đức (chiếm khoảng 80% bệnh nhân điều trị ban ngày của CS1) sẽ được giới thiệu và hướng dẫn về CS2 để điều trị. Còn CS1 sẽ dành cho các bệnh nhân của các quận, huyện còn lại của TP.HCM. Khi khu điều trị nội trú của CS2 chính thức được bàn giao, toàn bộ bệnh nhân nội trú của CS1 sẽ được chuyển về CS2. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thời gian chính thức bàn giao khu điều trị nội trú.
Ung thư - điểm yếu dễ bị Covid-19 tấn công
Hệ miễn dịch của bệnh nhân ung thư kém hơn người bình thường, có thể dễ dàng bị nCoV tấn công và bệnh cũng diễn tiến nặng hơn khi nhiễm virus.
Trong đợt dịch tại Đà Nẵng tháng 7-8 năm ngoái, Covid-19 tấn công vào bệnh viện ở các khoa trọng yếu như ung thư, thận nhân tạo, phổi... khiến tỷ lệ bệnh nhân nặng tăng cao. 35 ca tử vong do Covid-19 từ đầu dịch đến nay đều liên quan đến đợt dịch Đà Nẵng và đều mắc bệnh lý nền nặng như ung thư, thận, huyết áp...
Bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, chia sẻ hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy tỷ lệ nhiễm nCoV ở bệnh nhân ung thư cao hơn so với các bệnh nhân khác. Tuy nhiên, người bệnh ung thư phải điều trị hóa trị, xạ trị, do đó hệ miễn dịch kém, lượng bạch cầu trong máu giảm, sức đề kháng giảm, dễ bị nCoV tấn công hơn. Người ung thư có sẵn bệnh lý nền nên khi mắc Covid-19 cũng sẽ diễn tiến nặng hơn, khó khăn trong quá trình điều trị.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, giải thích bệnh nhân ung thư phải uống thuốc điều trị nên hệ miễn dịch suy giảm.
"Khi hệ miễn dịch kém, virus sẽ dễ sinh sôi trong hầu họng, tải lượng virus cao, tồn tại trong người lâu hơn, do đó, vừa dễ bị virus tấn công, đồng thời dễ lây nhiễm cho người khác", bác sĩ Khanh phân tích.
Bác sĩ Trần Quang Pháp, Phó Giám đốc Bệnh viện 199 (Bộ Công An) tại Đà Nẵng, chia sẻ thêm: Hệ thống miễn dịch có vai trò cực kỳ quan trọng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đa phần bệnh nhân ung thư có nguy cơ bị tổn thương hệ miễn dịch, mức độ tùy thuộc loại ung thư mắc phải, phương pháp điều trị, tuổi và các bệnh lý kết hợp, đặc biệt trong thời gian điều trị tích cực hoặc vừa kết thúc đợt xạ trị, hóa trị, phẫu thuật.
"Bệnh nhân ung thư có nguy cơ rất cao nhiễm nCoV. Khi mắc Covid-19, bệnh cũng sẽ diễn biến nhanh và nặng hơn, tiên lượng xấu hơn, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn", bác sĩ Pháp nói.
Ngoài tác dụng phụ khi hóa xạ trị, người ung thư còn ăn uống kém. Đây cũng là một lý do khiến người bệnh suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nCoV tấn công. Bác sĩ Pháp khuyến cáo người ung thư chú trọng việc ăn uống và luyện tập để nâng cao thể trạng, đặc biệt giữ tinh thần vui vẻ, thoái mái giúp tăng miễn dịch cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Để giảm nguy cơ mắc Covid-19 cho bệnh nhân ung thư, Ủy ban sức khỏe Quốc gia Trung Quốc từng khuyến cáo người ung thư ở trong vùng đang bùng phát dịch nên hoãn điều trị hóa chất hoặc phẫu thuật thay thế nếu được. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư hoặc sau điều trị ung thư là nhóm nguy cơ cao, cần được bảo vệ, cách ly chặt chẽ hơn. Nhóm này khi mắc Covid-19 phải điều trị tích cực, chuyên sâu hơn, nhất là bệnh nhân lớn tuổi hoặc có các bệnh lý nền khác.
Đến sáng 7/5, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều ghi nhận 11 ca Covid-19, gồm 7 bệnh nhân và 4 người nhà chăm nuôi bệnh nhân tại Khoa Ngoại - Gan - Mật. Từ sáng 7/5, Bệnh viện K ngưng tiếp nhận bệnh nhân, không cho bệnh nhân xuất viện, cách ly từng khoa, phòng, thực hiện nội bất xuất, ngoại bất nhập ở cả 3 cơ sở. Khoảng 4.000 người gồm nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà, đang có mặt tại cơ sở Tân Triều, hơn 16.000 người từng đến bệnh viện này từ giữa tháng 4 đến ngày 7/5.
Trong đợt dịch lần này, Covid-19 đã xuất hiện tại nhiều bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương như bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, K Trung ương, Đa khoa Phúc Yên, Đa khoa Thái Bình, Phổi Lạng Sơn,Hoàn Mỹ Đà Nẵng...
Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều bị phong tỏa sáng 7/5. Ảnh: Ngọc Thành
Bác sĩ chuyên khoa nói về việc 'bệnh nhân ung thư ăn đồ bổ sẽ nhanh chết' Không ít người cho rằng bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất... còn sau giai đoạn điều trị chỉ nên ăn gạo lức, muối vừng để cơ thể gầy yếu, không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Ảnh minh họa: Internet Không nên bồi dưỡng cho bệnh nhân...