Bệnh nhân ung thư buồng trứng nên ăn gì
Việc điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, hóa, xạ trị khiến bệnh nhân ung thư buồng trứng rơi vào tình trạng mệt mỏi, sụt cân, chán ăn. Bệnh nhân nên ăn nhiều súp lơ, cải xanh, cam, quýt, thịt gà, cá, uống nhiều nước…
Người chăm sóc cần chú ý lựa chọn các thực phẩm không chỉ giúp cho người bệnh ăn ngon miệng, mà còn phải nâng cao sức đề kháng và thể trạng cho người bệnh.
Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân ung thư buồng trứng nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Bệnh nhân ung thư buồng trứng nên ăn nhiều rau, quả, thịt gà, cá.
Bệnh nhân ung thư buồng trứng nên ăn nhiều rau, củ quả xanh như: súp lơ, rau cải… Điều này giúp làm giảm sự lão hóa của các tế bào, làm ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư buồng trứng. Đồng thời, kết hợp với việc sử dụng các loại trái cây như cam, quýt, dâu, kiwi…. giúp bổ sung các vitamin, giảm nhiệt cho cơ thể do sử dụng thuốc kháng sinh gây ra.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng các loại nước ép từ trái cây để ngăn ngừa táo bón, làm sạch đường tiêu hóa, đồng thời giúp cho quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thịt gà
Thịt gà là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, ít chất béo. Vì vậy, bệnh nhân ung thư buồng trứng nên bổ sung thịt gà trong các bữa ăn giúp bổ sung đạm cho cơ thể, nhất là sau các đợt điều trị hóa, xạ trị khiến cơ thể suy nhược, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi. Thịt gà giàu selenium, loại khoáng chất cần thiết giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giàu niacin giúp chống lại các tế bào ung thư.
Cá
Cá là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe bởi cá cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu như protein, vitamin D, canxi, axit béo omega – 3. Do vậy, bệnh nhân ung thư buồng trứng cần nên thường xuyên sử dụng cá trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh và tăng khả năng hồi phục sau điều trị.
Uống nhiều nước
Nước không thể thiếu đối với sự sống của con người. Do đó việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể thông qua việc tiết mồ hôi. Đối với bệnh nhân ung thư buồng trứng nên uống nhiều nước (ngày 1,5 – 2 lít nước) để làm ngừng sự phát triển của khối u.
Video đang HOT
Đỗ Hiên
Theo Dân trí
Sữa rất tốt nhưng không phải ai cũng uống được, đặc biệt là 7 đối tượng này
Chúng ta đều biết sữa là loại đồ uống rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng uống được sữa vì nó có thể đem lại tác dụng ngược với sức khỏe.
Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rõ những tác động tích cực của sữa đối với sức khỏe người.
Trong một cốc 250ml sữa bò có chứa:
- 28% (276 mcg) của nhu cầu canxi mỗi ngày
- 24% (205 mcg) phốt pho
- 15% (112 mcg) vitamin A
- 10% (322 mcg) kali
- 18% (1,10 mcg) vitamin B-12
- 11% (0,9 mcg) of kẽm
- 14% (6-7 g) protein
- 3% (2,4 g) chất béo
- 26% (13 g) đường
Bổ dưỡng như vậy xong liệu sữa có phải là loại đồ uống bổ dưỡng cho tất cả mọi người không? Hóa ra không. Dù loại nước này đem lại nhiều giá trị sức khỏe xong đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những đối tượng nên hạn chế tiêu thụ chúng.
Nếu thuộc nhóm người không nên sử dụng sữa, bạn không cần phải quá lo lắng bởi hiện nay có rất nhiều lựa chọn khác để thay thế cho sữa như: Ngũ cốc, phô mai, kem...
Trang QQ mới đây đã chỉ ra 7 đối tượng không nên uống sữa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
1. Những người bị dị ứng với sữa
Dù sữa rất bổ dưỡng nhưng có một số người bị dị ứng với chất protein và các thành phần dinh dưỡng khác của loại đồ uống này. Triệu chứng dị ứng sau khi uống sữa là: Tiêu chảy, nổi phát ban, ngứa... Bạn không nên tự ép bản thân phải uống sữa nếu có những tác động tiêu cực nói trên.
2. Bệnh nhân bị sỏi thận
Theo các bác sĩ, trong sữa có nhiều canxi. Người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương nhưng với bệnh nhân bị sỏi thận, canxi có thể gây hình thành sỏi trong thận, làm bệnh tình thêm trầm trọng.
3. Người có chức năng túi mật hoặc tuyến tụy có vấn đề
Trong sữa có chứa một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng đó là chất béo. Khi chúng ta hấp thụ chất béo vào cơ thể, cần phải nhờ đến mật và tuyến tụy để tiêu hóa hết. Đối với bệnh nhân có hai cơ quan này không khỏe mạnh thì không thể tiêu hóa được chất béo, từ đó tăng gánh nặng cho dạ dày.
4. Người không dung nạp lactose
Một nghiên cứu năm 2015 đã ước tính rằng khoảng 75% dân số trên thế giới không dung nạp đường sữa ở một mức độ nào đó. Mặc dù hầu hết những người không dung nạp đường sữa vẫn có thể tiêu thụ sữa với số lượng nhỏ mà không có tác dụng phụ, nhưng một lượng lớn sữa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, nôn, tiêu chảy, táo bón.
Ngoài ra, có nhiều người nhạy cảm với casein - một protein trong sữa. Triệu chứng là gây viêm tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đi kèm với các triệu chứng đau nửa đầu, tắc nghẽn xoang, và trứng cá hoặc phát ban trên da.
5. Người đang bị cảm lạnh
Các nhà nghiên cứu Úc cho rằng uống sữa có thể làm nặng thêm các triệu chứng cảm lạnh. Đặc biệt, nó có thể làm cho bạn nhiều đờm hơn và gây kích thích cổ họng và mũi.
6. Bệnh nhân đang đau bụng
Những bệnh nhân đang bị đau bụng thì không nên uống sữa vì sữa sẽ bị lên men trong dạ dày, điều này làm nặng thêm các triệu chứng đau bụng.
7. Người có nguy cơ bị một số bệnh ung thư
Các nghiên cứu cho thấy ung thư tuyến tiền liệt tăng lên khi cơ thể dư thừa canxi. Hơn nữa, các loại đường trong sữa cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Sữa được lấy từ những con bò được nuôi với hormone tăng trưởng giúp kích thích sản xuất sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của cơ quan sinh sản và ung thư vú.
Kết lại, mặc dù sữa là một thức uống dinh dưỡng tốt, nhưng một số người đặc biệt, tốt nhất không nên uống, không những không thể được hấp thụ như chất dinh dưỡng mà còn rất có thể tạo ra tác dụng phụ.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người đang mắc chứng trầm cảm... được khuyến khích uống nhiều sữa.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
Chuyên gia chia sẻ về bổ sung đạm sữa đúng 'chuẩn Theo BS CK1 Đào Thị Yến Thủy, khi bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng chứa chất đạm, cần tìm hiểu về thành phần tỷ lệ chất đạm của sản phẩm để lựa chọn cho đúng giúp đảm bảo sức khỏe. Tầm quan trọng của chất đạm Là một trong bốn đại dưỡng chất của khẩu phần ăn hàng ngày, chất đạm là...