Bệnh nhân tim mạch đang trẻ hóa
Kinh tế phát triển, khẩu phần ăn từ xanh (rau) chuyển sang đỏ (thịt) với tỷ lệ bất hợp lý đã gây nhiều bệnh mãn tính ở con người, trong đó có bệnh tim mạch. Điều nguy hiểm là bệnh nhân tim mạch đang trẻ hóa nhanh chóng.
Bệnh nhân tim mạch tăng đột biến
“Chưa bao giờ tôi thấy nhiều người bị bệnh tim mạch đến như vậy” – GS-TS Nguyễn Lân Việt – Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) nhận định. Theo GS Việt, nếu như cách đây 10 năm, Viện Tim mạch chỉ có 1 bệnh phòng với vài chục giường thì nay đã “nở” ra 9 bệnh phòng nhưng vẫn quá tải. Bệnh nhân điều trị tại Viện cũng thường xuyên có khoảng 400 người, mỗi ngày lại có từ 80 – 100 người đến khám…
Bữa ăn “đỏ” làm gia tăng bệnh tim mạch.
Theo bác sĩ Dương Đức Hùng (Viện Tim mạch quốc gia), ngày trước bệnh tim mạch là bệnh của người già thì hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh. Anh Nguyễn Minh Thành (Hà Nam) mới 31 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, khó thở, nhiều lúc suýt ngất. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị tắc động mạch vành, nếu để lâu có khả năng nhồi máu cơ tim, đột quỵ rất nguy hiểm.
Bác sĩ Hùng cho biết, nhồi máu cơ tim xưa nay thường gặp ở người già do quá trình xơ vữa động mạch diễn ra trong nhiều năm, nhưng ở người trẻ là do béo phì, stress, nghiện thuốc lá, ăn uống không hợp lý, ít luyện tập. “Thậm chí ở người trẻ, do quá trình xuất hiện huyết khối diễn ra rất đột ngột dẫn đến mạch máu không kịp thích nghi nên bị hoại tử nhanh chóng. Nếu mắc các bệnh tim mạch sẽ rất dễ gặp tai biến, nguy hiểm đến tính mạng”.
Video đang HOT
Ăn một tháng bằng… cả năm
Theo kết quả điều tra quốc gia về dinh dưỡng lần thứ 4 của Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố năm 2012, trung bình mỗi người dân Việt Nam ăn khoảng 32,2kg thịt mỗi năm. Như vậy, mỗi tháng, người dân ăn gần 2,7kg thịt, hơn cả lượng thịt mà người dân thời bao cấp được ăn trong… cả năm. Trung bình, mỗi bữa người Việt ăn 188g thịt nhưng chỉ có 60,8g quả chín, 160g rau xanh/ngày, bằng một nửa so với khẩu phần rau xanh được khuyến cáo (300 g/ngày). Trong khi người Nhật cũng chỉ ăn trung bình 26kg thịt/năm.
Bác sĩ Dương Đức Hùng khuyến cáo: “Để hạn chế bệnh tim mạch, người dân cần ăn giảm thịt, tăng rau xanh, hoa quả, cá, đồng thời nên vận động thể dục, hạn chế uống rượu và hút thuốc lá. Khi có cơn khó thở đau ngực thì cần phải đi khám để sớm phát hiện các vấn đề về tim mạch”.
TS Lê Danh Tuyên – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập, chế độ dinh dưỡng của người Việt trong 10 năm qua đã thay đổi rất nhiều và ngày càng bất hợp lý.
Cách đây 10 năm, phần trăm năng lượng do protein chỉ chiếm 11% thì nay đã tăng lên hơn 15%, tỷ lệ năng lượng do lipid đã tăng lên gấp đôi.
Ngoài ra, thanh thiếu niên ở thành phố còn ăn rất nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn rán, nướng… nên nguy cơ thừa đạm, béo phì rất cao. Do đó các bệnh về rối loạn chuyển hóa cũng gia tăng.
Theo PNO
Ngăn ngừa hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể là điểm khởi đầu báo hiệu dấu hiệu sức khỏe của chúng ta ngày càng giảm sút.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, những thực phẩm trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần, quan trọng hơn là cách chọn lựa thực phẩm để giúp bạn luôn có nguồn năng lượng cao, tránh mệt mỏi để có một ngày làm việc hiệu quả.
Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt: Đây là một cách nạp năng lượng tự nhiên đơn giản và hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa hội chứng mệt mỏi mãn tính. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Với hàm lượng 18mg/ngày sẽ đảm bảo việc cung cấp nhu cầu sắt cho cơ thể. Thiếu sắt, cơ thể chúng ta có thể cảm nhận được ngay lập tức, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và làm chậm quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm giúp tăng cường sắt và năng lượng là thịt nạc, hải sản, gan, rau xanh, đậu Hà Lan, cam và lựu...
Thực phẩm giàu carbohydrate: Các loại thực phẩm này giúp phục hồi sức khỏe, suy nhược cơ thể, thường xuyên mệt mỏi. Đó là trái cây tươi, ngũ cốc, khoai tây, hoặc bột mỳ... Cháo, thịt luộc, salad và sữa chua được khuyến khích nên ăn nhiều để tạo sự kết hợp giữa carbohydrate với protein thực phẩm, giúp ổn định năng lượng cho cả ngày.
Các loại hạt
Có chứa nhiều protein, khoáng chất và các axit béo không bão hòa, giúp tăng cường nguồn năng lượng lâu dài cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý các loại hạt cung cấp nhiều calo nên chỉ 1 hoặc 2 nắm mỗi ngày cũng có thể làm tăng số đo 3 vòng của bạn. Hạt bí và hướng dương có rất nhiều vi chất giúp bạn bổ sung đủ hàm lượng cần thiết.
Các loại hạt có rất nhiều vi chất giúp bạn bổ sung đủ hàm lượng cần thiết.
Thực phẩm và đồ uống giàu vitamin C
Vitamin C chống ngăn ngừa lão hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải khát và giảm mệt mỏi nhanh nhất. Đồng thời tăng cường tổng hợp carnitine, một hợp chất đặc biệt giúp cơ thể ổn định được nguồn năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. Hầu hết vitamin C tự nhiên rất tốt cho cơ thể có trong các loại rau quả như cam, nho... Và nếu bạn quá bận rộn với công việc, bạn có thể bổ sung vitamin bằng các loại thuốc bổ có chứa nhiều vitamin C.
Vitamin C chống ngăn ngừa lão hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nước
Hội chứng mệt mỏi tấn công có thể do cơ thể thiếu nước. Nếu thường xuyên thiếu nước có thể gây ra rất nhiều nguy cơ bệnh tật như tim mạch, tiểu đường, béo phì, đau nửa đầu... Để ngăn chặn nguy cơ đó cứ khoảng 2 giờ đồng hồ bạn nên uống 1 ly nước. Có thể uống trà xanh hay một tách cà phê sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn máu não, tăng tốc độ trao đổi chất, chống lão hóa và đảm bảo nguồn năng lượng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước tăng lực và đồ uống có ga vì nó có thể làm thay đổi lượng đường trong máu ở thời điểm tạm thời hay lâu dài đều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Trần Biên (An ninh thủ đô)
Mẹo nhỏ với trẻ biếng ăn Không ít bậc cha mẹ phải đau đầu vật lộn với quý tử biếng ăn của mình. Những lời quát nạt khi trẻ biếng ăn không phải là giải pháp, bác sĩ Eileen Canday - Trưởng khoa Thiết kế chế độ ăn uống Bệnh viện Breach Candy, Mumbai, chia sẻ một số kỹ thuật đơn giản giúp duy trì dinh dưỡng mà con...