Bệnh nhân nhiễm Covid-19 có ủ bệnh quá 14 ngày hay không?
Gần đây, một số ca bệnh được xác định nhiễm Covid-19 có thời gian đến vùng dịch rất lâu, từ 23 đến 36 ngày. Dư luận đặt câu hỏi, liệu thời gian ủ bệnh của những người nhiễm Covid-19 có vượt quá 14 ngày theo như khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế hay không?
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2
Mới đây nhất, ngày 14/4, Bộ Y tế xác định, BN 266 (nữ, 36 tuổi, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội) nhiễm COVID-19. Trước đó, từ ngày 8/3 đến ngày 10/3, bệnh nhân đến chăm mẹ tại Khoa Phục hồi chức năng (BV Bạch Mai). Ngày 12/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm và cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Như vậy, từ thời điểm bệnh nhân đến BV Bạch Mai (sau này được xác định là vùng dịch) đến khi bệnh nhân được xác định nhiễm COVID-19 là 36 ngày.
Trước đó, tối ngày 6/4, Bộ Y tế công bố xác định BN 243 (47 tuổi, ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) nhiễm COVID-19. Trước đó, bệnh nhân từng đưa vợ đi khám bệnh tại BV Bạch Mai ngày 12/3. Từ thời điểm bệnh nhân đến BV Bạch Mai đến khi xác định nhiễm bệnh là 23 ngày.
Các thông tin trên được công bố khiến dư luận lo lắng. Cũng bởi, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày. Dư luận cho rằng, với các trường hợp trên, nếu thời gian ủ bệnh lớn thì nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng là rất cao.
Về vấn đề trên, bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho rằng, chưa có bằng chứng chứng minh các bệnh nhân có thời gian ủ bệnh vượt qua 14 ngày.
Theo bác sĩ Hồng, với các trường hợp trên, qua điều tra dịch tễ của các bệnh nhân thì thấy họ đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong đó có BV Bạch Mai. Họ gặp gỡ nhiều, đi nhiều địa điểm nên không thể xác định được họ lây nhiễm từ đâu, ở địa điểm nào. Do đó, cũng không thể khẳng định được họ lây nhiễm từ BV Bạch Mai mà đơn vị này chỉ là một trong những nơi có nguy cơ. Bác sĩ Hồng cho rằng, nếu muốn làm rõ lây nhiễm trong cộng đồng thì phải có kết quả nghiên cứu cụ thể các bệnh nhân và địa điểm mà họ đã từng tới.
Còn theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế), đối với các bệnh nhân trên, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đã làm cả xét nghiệm kháng thể nhưng chưa phát hiện kháng thể ở bệnh nhân này. Như vậy, có thể kết luận BN 243 và 266 không phải mắc COVID-19 từ trước mà là mới mắc bệnh trong gần thời gian Bộ phát hiện. Dó đó, có thể khẳng định có sự lây truyền mới trong cộng đồng. Nhưng nguồn lây ở đâu, lây như thế nào thì rất khó xác định.
Video đang HOT
Ông Phu cũng cho biết, theo khuyến cáo của WHO, bệnh nhân chỉ ủ bệnh từ 5-14 ngày. Sau khi một số nước lên tiếng về việc phát hiện bệnh nhân ủ bệnh lâu hơn 14 ngày, WHO đã điều tra và kết luận thời gian ủ bệnh vẫn là 14 ngày. Hiện nay, Bộ Y tế cũng chưa nhận được thay đổi khuyến cáo về thời gian ủ bệnh của WHO.
Linh Trần
Nhiều người ở Hà Nội chưa có miễn dịch, nguy cơ lây theo cấp số nhân
"Hà Nội gặp khó bởi không biết được nguồn phát sinh đầu tiên (F0) và nguồn này vẫn vô hình trong cộng đồng. Đây vẫn là mối nguy lây bệnh cho mọi người dân", PGS Nguyễn Huy Nga nói.
Hà Nội đang là địa bàn có nhiều ca mắc Covid-19 nhất cả nước, đặc biệt, ổ dịch Hạ Lôi đang được đánh giá là phức tạp.
Ổ dịch có thể bùng phát đột xuất
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Trưởng khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng, Đại học Quang Trung; nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nhận định thứ nhất, Hà Nội luôn có nguy cơ cao với dịch bệnh bởi tiếp nhận số lượng lớn người nước ngoài về, nhập cảnh đông. Ở giai đoạn đầu, một số người khi qua cửa khẩu không có biểu hiện bệnh nên có thể chưa được phát hiện và cách ly, do đó, họ có thể mang mầm bệnh vào cộng đồng.
Thứ 2, Hà Nội có mật độ dân cư đông đúc, nhiều người nhập cư, lao động tự do, buôn bán tự do, nhiều khách vãng lai khó kiểm soát được tình trạng sức khỏe.
Thứ ba, Hà Nội đang trong mùa xuân với khí hậu mát lạnh, thuận lợi cho virus lan truyền.
PGS Nga cũng đặt ra vấn đề gần đây những ổ dịch mới ở Hà Nội có người mắc chủ yếu là công nhân, người lao động chân tay, người buôn bán. Đây có thể là đối tượng không được tiếp cận các thông tin truyền thông về cách phòng chống dịch. Họ chưa chú ý nhiều đến các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng, cách ly với người khác.
"Những yếu tố đó có thể gây cho Hà Nội và khu vực xung quanh thủ đô có tình hình dịch tễ phức tạp. Ổ dịch có thể bùng phát đột xuất bởi nhiều người không có triệu chứng đi lại trong cộng đồng dân cư, trong khi đó, tỷ lệ người chưa có miễn dịch rất cao", PGS Nga nói.
Ngày 12/4, BV Bạch Mai đã được gỡ phong tỏa. Ổ dịch này ban đầu đã được khống chế. Hạ Lôi vẫn là ổ dịch phức tạp. Ảnh: Duy Hiệu.
Chuyên gia cũng phân tích khác với TP.HCM với ổ dịch ở quán bar Budha hay ổ dịch ở Bình Thuận, ca F0 đã được xác định nên có thể tầm soát được các bệnh nhân là F1, Hà Nội hiện nay đang ở giai đoạn dịch lây lan ra cộng đồng, mất dấu F0.
"Hà Nội gặp khó bởi không biết được nguồn phát sinh đầu tiên (F0) và nguồn này vẫn vô hình trong cộng đồng. Đây vẫn là mối nguy lây bệnh cho mọi người dân", PGS Nga nói.
Theo PGS Nga, Hà Nội cần tiến hành xét nghiệm rộng kể cả những người không thuộc diện F1, có tiếp xúc gần, xét nghiệm ngẫu nhiên để tìm tỷ lệ kháng thể với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, tức là những người đã và đang nhiễm bệnh trong cộng đồng mà chúng ta không biết.
Kết quả xét nghiệm sẽ cho chính quyền thành phố hình dung được bức tranh dịch tễ hiện tại để có các biện pháp xử lý.
"Vừa rồi, Hà Nội có thuận lợi là đã xét nghiệm hàng chục nghìn người, với kết quả âm tính. Song đó cũng là điều đáng lo vì có nghĩa nhiều người trong cộng đồng chưa có miễn dịch. Những người này khi tiếp xúc với nguồn bệnh, sẽ dễ bị lây nhiễm. Với tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng thấp như vậy, dịch có thể bùng phát rất mạnh theo cấp số nhân nếu chúng ta không kịp thời không chế", PGS Nga nói.
Sáng 18/4, Sở Y tế Hà Nội kết hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội tổ chức xét nghiệm nhanh cho tiểu thương, người làm, cán bộ nhân viên tại nhiều chợ đầu mối của Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.
Quyết liệt khống chế
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng, cũng cho rằng nguy cơ của Hà Nội luôn lớn do đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội. Nhưng Hà Nội đã làm rất quyết liệt.
"Chưa có nơi nào tập trung phát hiện, khống chế, khoanh vùng dập dịch quyết liệt, làm xét nghiệm nhiều và làm tốt như Hà Nội", PGS Phu đánh giá.
Ông cũng cho rằng cần đánh giá, nhìn nhận đúng về Hà Nội. Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc không phải do làm không tốt. "Nhiều trường hợp dương tính là người tỉnh khác nhưng được cách ly tập trung về Hà Nội và được tính cho Hà Nội. Và cũng phải nói rằng Hà Nội và một số thành phố lớn khác như TP.HCM làm tốt là đang góp phần khống chế dịch cho các tỉnh thành khác và cả nước. Vì nhiều người dân của các tỉnh thành khác đi lại, sinh sống, làm ăn ở Hà Nội", PGS Phu lưu ý.
Riêng với ổ dịch phức tạp nhất ở Hà Nội là Hạ Lôi (Mê Linh), nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng Hà Nội sẽ giải quyết được, khoanh vùng, dập được ổ dịch này. Mặc dù ở Hạ Lôi cho thấy có sự lây lan ra cộng đồng, song tất cả ca bệnh phát hiện được vẫn nằm trong Hạ Lôi, chưa ghi nhận các ca bệnh liên quan tới Hạ Lôi ở địa bàn bên ngoài sau khi đã tiến hành điều tra và xét nghiệm những trường hợp liên quan.
PGS Nguyễn Huy Nga cũng cho rằng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành, Hà Nội sẽ tầm soát được những người bệnh.
Nhiều ý kiến cho rằng sắp tới khi thời tiết chuyển sang hè, nắng nóng sẽ là yếu tố thuận lợi cho dịch Covid-19 lui ở Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc, PGS Phu cho rằng không cần thiết đặt ra vấn đề này. Mặc dù về bản chất nhiệt độ cao sẽ khiến SARS-CoV-2 bị tiêu diệt song dịch do virus này gây ra lây lan qua tiếp xúc gần bởi những giọt bắn trực tiếp hoặc rơi vào bề mặt, sau đó tay chạm phải và đưa virus vào cơ thể qua mũi, miệng.
Do đó, kể cả thời tiết thuận lợi, dịch vẫn bùng phát nếu người dân không tuân thủ các biện pháp phòng bệnh được khuyến cáo như giãn cách xã hội, giữ khoảng cách tiếp xúc 2 m, đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng... Ông khuyến cáo người dân phải liên tục thực hiện các biện pháp này, tuyệt đối không lơ là.
Hà Quyên
Ứng phó thế nào với ca mắc Covid-19 không có triệu chứng? Chuyên gia nhận định các trường hợp dương tính với Covid-19 mà không có triệu chứng sẽ rất khó nhận biết và vẫn có thể lây lan âm thầm trong cộng đồng. Đến sáng 16/4, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 13 trường hợp dương tính với Covid-19 tại thôn Hạ Lôi. Bệnh nhân 267 của cả nước cũng là bệnh nhân thứ...