Bệnh nhân kêu gào trong phòng cấp cứu vì quá đau đầu ngày nắng nóng
Nền nhiệt ở Hà Nội liên tục trên 40 độ C khiến người dân khốn khổ. Trong 3 giờ sáng 19/5, khoa Cấp cứu Nội – Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, rất đông bệnh nhân.
Ngày 19/5, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ tại Hà Nội tăng, trời nắng nóng gay gắt từ sáng đến chiều. Nhiệt độ cao nhất được dự báo hơn 40 độ C. Thực tế ngoài trời, nhiệt độ có thể lên đến 47 độ C.
Mức nắng nóng những ngày gần đây khiến bệnh nhân vào viện tăng cao. 8h sáng 19/5, khoa Cấp cứu Nội – Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn đã chật kín bệnh nhân, mặc dù hôm nay là chủ nhật. Phần lớn ca bệnh liên quan nắng nóng.
Video đang HOT
Các bác sĩ cho biết gần đây, chỉ riêng khoa Cấp cứu Nội – Nhi, mỗi ngày, tiếp nhận hơn 20 ca đột quỵ, gia tăng so với những ngày thường.
Theo Zing
Hà Nội nóng hơn 40 độ C, tia cực tím liên tục vượt ngưỡng nguy hiểm
Ngày 19/5, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nền nhiệt Hà Nội tăng, trời nắng nóng gay gắt từ sáng đến chiều. Nhiệt độ cao nhất được dự báo hơn 40 độ C.
Thực tế ngoài trời, nhiệt độ có thể lên đến 47 độ C. Đợt nắng nóng này kéo dài đến hết ngày 19/5 ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và đến ngày 20/5 ở các tỉnh ven biển trung và Nam Trung Bộ.
Thông tin từ trang Weather Online (Anh) cũng cho hay hôm nay, tại Hà Nội tia cực tím (UV) ở mức 11, TP.HCM chỉ số ở mức 9. Các bác sĩ cảnh báo tia cực tím từ mức 3 trở lên đã có thể gây ung thư da và các bệnh về mắt.
Bảng đo chỉ số tia cực tím (UV) tại Hà Nội của Weather Online. Ảnh chụp màn hình.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên có nguy cơ làm bỏng da nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ.
Theo bác sĩ Lê Thanh Hiền, khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, ung thư da có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nắng nóng là một trong những nguyên nhân đã được chứng minh gây ra bệnh ung thư da.
Ung thư da có 3 loại ung như tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư tế bào hắc tố, cả 3 loại đều có liên quan tới tia cực tím.
Nhiều người dân phải che chắn nhiều lớp quần áo khi ra đường. Ảnh: Hoàng Đông.
Ngoài ra, tia cực tím có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính bảo hộ. Các tế bào bao bọc mắt có thể bị phá hủy do tia nắng, nhất là khi phản chiếu dội lên từ mặt xi măng, cát hay nước.
Hơn thế, nắng nóng cũng tác động rất nhiều đến sức khỏe người dân, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết thời tiết nắng nóng là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đột quỵ.
"Đột quỵ phải có yếu tố nguy cơ, các điều kiện mới xảy ra. Các yếu tố nguy cơ phải kể đến cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì... Nếu bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ, gặp điều kiện thờ tiết nắng nóng, dễ bị đột quỵ", bác sĩ Chi cho biết.
Đặc biệt, đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng mắc phải, nhất là những người không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
Để phòng các bệnh lý nguy hiểm do thời tiết nắng nóng, đặc biệt những ngày gần đây khi nhiệt độ cao kỷ lục, bác sĩ Hiền khuyến cáo người dân hạn chế ra đường làm việc vào khoảng thời gian có ánh nắng cường độ mạnh từ 10h-14h. Khi đi nắng, người dân cần phải dùng mũ rộng vành, áo dài, khẩu trang; dùng kem chống nắng đúng cách.
Theo Zing
Nhiều người nhập viện vì say nắng, say nóng, bác sĩ khuyến cáo cách xử trí Trong những ngày nắng nóng vừa qua, tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận một số trường hợp đang đi ngoài đường bị say nắng, say nóng, sốc nhiệt, được người dân đưa vào cấp cứu. Nhiều bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu vì đột quỵ, say nắng, say nóng Theo bác sĩ...