Bệnh mới đổ vào Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước ghi nhận số loại bệnh mới nổi nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 10 năm qua, thế giới xuất hiện hơn 35 loại bệnh mới nổi như bò điên, HIV/AIDS, SARS, đại dịch cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tiêu chảy tán huyết do E.coli, sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM), viêm gan siêu vi… với tần suất ngày càng dày hơn và xảy ra tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, một số bệnh mới phát sinh, chưa rõ nguyên nhân cũng được thế giới ghi nhận như hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS.
Thách thức các nhà khoa học
Đáng nói là những loại bệnh mới nổi này đã và đang hiện diện ở Việt Nam. PGS-TS Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết những bệnh mới nổi, bệnh không rõ nguyên nhân là thách thức đối với các nhà khoa học và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân vì khả năng gây đại dịch rất lớn.
Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận thêm 2 loại bệnh chưa rõ nguyên nhân là hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân ở Quảng Ngãi (còn gọi là “bệnh lạ”) và hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS. Mới đây, lại xuất hiện 2 trường hợp tử vong ở phía Nam do nhiễm “amip ăn não người” – loại bệnh cũng chưa từng xuất hiện tại nước ta trước đây. Các nhà khoa học cũng công bố có loại bệnh chưa từng ghi nhận trên thế giới nhưng đã hiện hiện ở Việt Nam.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm
PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết ngoài sự xuất hiện các bệnh mới nổi, một số bệnh nhiễm trùng đã được khống chế hiện nay xuất hiện trở lại như tả, sởi, SXH do virus Dengue, nhiễm khuẩn liên cầu heo, dại và bệnh TCM. Đáng lo ngại hơn, một số bệnh gây dịch nguy hiểm là virus mới có độc lực mạnh, tỉ lệ tử vong cao như H5N1, SARS hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây.
Video đang HOT
Sự “bùng nổ” của các bệnh mới nổi, tái nổi không chỉ khiến người dân lo âu mà đây cũng là vấn đề y tế công cộng nóng bỏng làm đau đầu các chuyên gia dịch tễ học. Theo ông Hiển, hiện 5 loại bệnh truyền nhiễm cần được quan tâm đặc biệt là bệnh TCM, SXH do virus Dengue, tả, cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1.
Động vật: Tác nhân chính truyền bệnh
Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, sự xuất hiện của nhiều loại bệnh không rõ nguyên nhân và các bệnh mới nổi là do biến đổi của khí hậu, môi trường, quá trình đô thị hóa, do chính hành vi của con người… Bên cạnh đó, những thành tựu của ngành y tế về khoa học kỹ thuật phát triển cũng giúp cho trình độ giám sát bệnh tốt hơn nên đã phát hiện được bệnh mới nhiều hơn.
Ngoài ra, ông Hiển cho rằng việc thông thương cũng góp phần tạo nên sự lây lan nhanh ở từng nước cũng như trên toàn thế giới. Cùng đó, sự gia tăng về buôn bán gia súc và động vật hoang dại làm tăng nguy cơ truyền bệnh. “Với các đặc điểm dịch tễ học, quá trình sinh học, xã hội, sinh thái… thì châu Á, trong đó đặc biệt Việt Nam, được coi là “điểm nóng” của các bệnh mới nổi, trong đó nhiều bệnh có nguy cơ gây đại dịch” – ông Hiển lo ngại.
Các nhà khoa học cho biết động vật là nguồn truyền bệnh của hơn 70% các bệnh mới nổi. Thậm chí, có những loại bệnh bình thường chỉ lưu hành ở động vật nhưng do biến đổi của khí hậu, môi trường, virus dần thích nghi nên dễ dàng truyền bệnh sang người như cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, SARS…
Hiện tại, nhiều bệnh lây nhiễm từ động vật sang người đang bắt buộc phải theo dõi ở Việt Nam và có báo cáo định kỳ hằng tuần, hằng tháng từ cấp cơ sở. Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ cho rằng với quy trình quản lý vật nuôi, kiểm dịch động vật, giết mổ và tiêu thụ thịt động vật như hiện nay, cộng thêm sự nhận thức chưa đầy đủ về các bệnh truyền từ động vật sang người phát hiện bệnh ở động vật muộn…, nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người rất lớn.
Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm mỗi năm với hàng ngàn trường hợp tử vong.
Theo NGỌC DUNG (Người lao đông)
Chất khử trùng: Muốn hiệu quả, chớ xem thường
Đề phòng từ xa các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng bằng các chất khử trùng sẽ hiệu quả nếu đúng cách. Không phải ai cũng rõ về đặc tính và cách dùng một số chất khử trùng để "dọn sạch" bề mặt.
Rửa tay nhanh quá sẽ không hết bụi bẩn
Không nên quá... thần tốc
Dù đánh nhanh diệt gọn thần tốc thế nào thì mọi chất khử trùng đều cần thời gian triển khai tối thiểu (vd: 3 phút/ cồn, 10-60 phút hay hơn/Chloramine B, javel tùy nồng độ pha và độ bẩn của đối tượng). Lỗi "dục tốc bất đạt" điển hình của nhiều người là rửa tay với xà phòng kiểu xoa xoa vài giây rồi rửa sạch ngay. Tương tự việc khử trùng sàn nhà với Chloramine B, javel vừa xong lượt chưa đợi thuốc ra tay đã lau lại ngay bằng nước.
Lượng hóa chất gốc cần pha thành dung dịch có nồng độ mong muốn được tính theo công thức: lượng (gam) hóa chất gốc = (nồng độ % hóa chất cần pha x số lít x 1.000) / nồng độ % hóa chất gốc). Ví dụ: Để pha 1 lít dung dịch Chloramine B 0,5% từ bột Chloramine B 25% cần: (0,5 x 1/25) x 1.000 = 20 gam bột Chloramine B 25%. Dễ hiểu là cần pha 20 gam bột Chloramine B 25% vào 1 lít nước để có dung dịch Chloramine B 0,5% cùng thể tích.
Bụi bẩn của nơi ẩn náu có thể tạo màng chắn cơ học ngăn chất khử tiếp cận đối tượng. Chẳng hạn sàn nhà dơ có thể giúp virus tay chân miệng "chém vè" tránh thoát thanh trùng. Do vậy, trước khi khử trùng cần "phát quang" bề mặt trước bằng nước và xà phòng giúp thuốc khử phát huy tối đa.
Chất khử sau nhiều lần nhúng lau hoặc phải thao tác với bề mặt quá bẩn sẽ nhanh chóng biến chất. Lỗi là nhiều người chỉ dùng một thau thuốc khử cho cả diện tích sàn mênh mông từ tầng trên xuống tầng dưới (thậm chí để dành mai dùng lại hay tận dụng nước khử ngâm đồ chơi trẻ để lau nhà). Có thể căn cứ dấu hiệu đổi màu của thuốc để thay mới. Tương tự, tránh dùng lại nước khử đã qua lượt ngâm vật dụng, đồ chơi.
Sự hình thành các sản phẩm trung gian của đợt khử trước có thể cản trở đợt khử sau. Do vậy, nên chen một lượt rửa bằng nước giữa hai lần khử. Việc rửa lại bằng nước sau khử trùng còn giúp giải độc hoạt chất (nếu có) tránh nguy hiểm cho người tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là trẻ con.
Pha thuốc và bảo quản
Pha thuốc là một vấn đề gây lúng túng, nhầm lẫn phổ biến. Việc sử dụng nhiều nồng độ khác nhau với cùng chất khử nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho từng đối tượng, từng hoàn cảnh và tránh quá liều gây độc cho vật chủ. Đơn cử từ bột Chloramine B 25% (chlor hoạt tính) gốc có thể được pha với nhiều nồng độ 0,05%, 0,1%, 0,2%, 0,5%, 1,25%, 2,5%, 5% tùy nhiều yếu tố như độ "bẩn" của bề mặt (khử trùng bồn cầu cần mạnh tay hơn sàn nhà), có ca bệnh hay chưa, dùng hằng ngày hay định kỳ...
Sự "nhiêu khê" trong việc pha thuốc dễ gây lúng túng, bất an cho người dùng. Tựu trung xài thuốc khử có nồng độ dưới "đô" mới lo, còn dư một chút chủ yếu gây phiền ở khoản dư lượng độc hại.
Đừng quên vấn đề bảo quản. Các chất khử trùng gốc chlor nhanh biến chất nên yêu cầu bảo quản khá cao: vật đựng kín, sẫm màu, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp. Tốt nhất pha xong dùng ngay trong ngày, hạn chế pha sẵn tích trữ. Nhiều gia đình lo xa pha sẵn hàng chục lít Chloramine B đựng can nhựa đặt ngoài hiên phơi nắng mưa, khi dùng không biết rằng chúng chẳng còn bao nhiêu "công lực".
Đừng bỏ qua độ độc của chất khử trùng. Người dùng nên mang bao tay lúc pha hay thao tác tránh kích ứng da, cẩn thận thuốc khử văng vào mắt. Lỡ bị văng vào mắt, cần rửa mắt nhiều lần với nước sạch và khám bác sĩ nếu cần. Phòng bị tương tự với đối tượng tiếp xúc, nhất là trẻ em. Việc rửa lại bằng nước sạch sau khử khuẩn sàn, tường, đồ chơi nhằm mục đích chống "phơi nhiễm" này.
Sau cùng, muôn thuở vẫn là nhắc nhở "đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng". Cái khó là nhiều loại chất khử trùng hiện nay không có mảnh giấy hướng dẫn... lận lưng nên chủ yếu "thượng đế" tự lo. Cần xem chất khử trùng ngang hàng với thuốc men với đầy đủ chỉ định, liều lượng và cả tác dụng phụ.
Theo SKDS
Bệnh sốt xuất huyết bắt đầu "tăng tốc" Mới bắt đầu mùa mưa nhưng bệnh sốt xuất huyết đã bắt đầu tăng nhanh trong khi đó bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp. Tình hình trên khiến khu vực các tỉnh phía Nam có nguy cơ phải đương đầu với hai đỉnh dịch cùng lúc. Thống kê tình hình bệnh truyền nhiễm của Viện Pasteur, TPHCM cho thấy,...