“Bệnh lạ” ở Quảng Ngãi: 23 người đã tử vong
Vẫn chưa xác định nguyên nhân bệnh “lạ”. (Ảnh minh họa)
Chiều 30-5 lại có thêm 1 trường hợp tử vong do hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân có tăng men gan tại huyện Ba Tơ – Quảng Ngãi.
Đó là bệnh nhân Phạm Thị Triêu (33 tuổi, ngụ thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ) tử vong sau 8 ngày điều trị và 3 lần lọc máu tại bệnh viện.
Như vậy, tổng số người tử vong do “bệnh lạ” tính đến chiều 30-5 là 23 người.
Video đang HOT
Cùng ngày, xã Ba Điền phát hiện thêm 2 ca mắc mới, nâng tổng số người mắc “bệnh lạ” lên 214 người. Đáng lưu ý, trong đợt bùng phát lần này có đến 10 trẻ em với 3 ca nặng phải chuyển vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 – TPHCM.
Bộ Y tế đã tăng cường cho Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi 2 bác sĩ chuyên khoa nội tổng hợp của Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội. Chiều 30-5, 2 bác sĩ này đã có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi để cùng tiến hành hội chẩn và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho những trường hợp nặng.
Theo X.Long (Người lao động)
Trẻ trầm cảm vì thuốc trị biếng ăn
Để chữa biếng ăn cần phải biết nguyên nhân gây biếng ăn, có thể là do tâm lý, do chế biến món ăn chưa phù hợp...
Hỏi: Tôi có 2 con gái 3 và 7 tuổi, đều rất biếng ăn. Tôi đã đưa đi khám ở bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và được bác sĩ hứa tư vấn và điều trị lâu dài. Hiện tại bác sĩ cho dùng thuốc Peritol, Caradon và Biolacto.
Mới uống ngày đầu các cháu ăn rất khoẻ, nhưng dần dần cháu giảm ăn dần dù vẫn tiếp tục cho uống thuốc ấy. Cứ 5 ngày đến bác sĩ một lần, có thay đổi thuốc như Calcinol, Glomin nhưng Peritol thì không đổi. Đến nay đã hơn tháng rưỡi mà các cháu vẫn không thấy gì khá hơn. Vài hôm nay không uống thuốc cháu lại ăn kém hơn cả ban đầu khi chưa điều trị. Vậy tôi có nên đưa cháu tiếp tục điều trị như trên nữa không? Nguyễn Thu Lan (quận 3, TPHCM).
DS Phan Đức Bình, Phó Chủ tịch Hội Tiêu dùng TPHCM trả lời: Chị không nên quá lo lắng về sự "kém ăn" của các cháu như thế. Trước hết, ta nên biết rằng, Peritol, Periactin là biệt dược có chứa hoạt chất cyproheptadin, một thuốc chống dị ứng, kháng histamin H1, đối kháng với serotonin và histamin do tác dụng tranh giành thụ thể của chúng và có tính kháng cholinergic và có thể gây trầm cảm.
Dùng thuốc trị biếng ăn kéo dài dễ bị tác dụng phụ. (Ảnh minh họa)
Người ta dùng tác dụng phụ của nó là gây thèm ăn để kích thích bệnh nhân ăn uống trong một thời gian ngắn rồi giảm liều dần để tránh các tác dụng phụ khác không tốt (buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, táo bón, mờ mắt, viêm dạ dày, hạ huyết áp, rối loạn máu huyết...).
Do có quá nhiều tác dụng phụ mà tác dụng gây thèm ăn để trị biếng ăn cũng không đem lại kết quả thật sự và lâu dài nên ở Âu Mỹ người ta chỉ hạn chế dùng thuốc này trong trường hợp dị ứng mà thôi và không còn chỉ định để làm tăng sự ngon miệng nữa. Để chữa biếng ăn cần phải biết nguyên nhân gây biếng ăn, có thể là do tâm lý, do chế biến món ăn chưa phù hợp...
Theo Bee
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế điều trị "bệnh lạ" ở Quảng Ngãi Ngày 4/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký văn bản ban hành Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Hướng dẫn lần này rất chi tiết trong chẩn đoán và điều trị. Phân biệt với các bệnh da khác Theo Bộ Y tế, khi trực tiếp tham gia khảo...