Bệnh hen phế quản có lây không?
Bệnh hen suyễn là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất hiện nay. Chính vì vậy bệnh hen phế quản có lây không là vấn đề đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Phế quản của những người mắc bệnh thường rất nhạy cảm và sẽ phản ứng kịch liệt đối với các yếu tố kích thích, thường là các chất gây dị ứng.
Khi các cơn hen suyễn xuất hiện, người bệnh thường có những triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho và tức ngực. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị bệnh hen suyễn. Do đó, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời và phải thường xuyên sử dụng thuốc để kiểm soát và hạn chế nguy cơ bộc phát các cơn hen cấp tính.
Hiện nay, có nhiều người cho rằng, bệnh hen rất dễ lây nhiễm nên họ thường cảnh giác với những người bị hen. Vậy bệnh hen phế quản có lây không?
1. Bệnh hen phế quản có lây không?
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính ở đường thở gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do vậy, nhiều bệnh nhân hen suyễn thường lo lắng rằng họ sẽ lây bệnh sang những người khác trong gia đình thông qua các hoạt động hằng ngày. Vậy bệnh hen phế quản có lây không?
Bệnh hen phế quản có lây không?
Trên thực tế, hen suyễn không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, không do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định hen phế quản không lây truyền như mọi người vẫn nghĩ. Đây là một bệnh viêm mạn tính vô khuẩn kéo dài.
Khi bị bệnh, đường dẫn khí hoặc phế quản của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài, khi bị kích thích các cơ của phế quản co lại khiến phế quản bị thu hẹp, dẫn đến hiện tượng khó thở, thở khò khè, kèm theo tiếng ran rít. Mức độ cơn hen ở từng người bệnh là khác nhau, tùy vào độ kích thích các tiểu phế quản.
Theo một số nghiên cứu, tác nhân chính gây ra bệnh hen suyễn là do thay đổi thời tiết, cơ đia dị ứng với khói bụi, lông thú, phấn hoa, thực phẩm và khói thuốc lá.
Video đang HOT
Bệnh hen suyễn không phải bệnh lây truyền nhưng là bệnh có tính di truyền:
Mặc dù hen suyễn không phải là một căn bệnh lây truyền nhưng nó có tính di truyền, có khoảng 75% các trường hợp mắc bệnh mang tính di truyền từ thế hệ trước. Điều này có nghĩa là nếu có cha mẹ mắc bệnh hen suyễn thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Trả lời cho vấn đề bệnh hen phế quản có lây không là không. Mọi người không cần e ngại khi dùng chung đồ dùng sinh hoạt hay ăn uống chung với người mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, thay vì lo lắng bệnh hen phế quản có lây không, những bệnh nhân hen suyễn cũng an tâm khi tiếp xúc với người khác trong sinh hoạt hàng ngày.
Tóm lại, hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, được khởi phát bởi các yếu tố kích thích (thường là tác nhân dị ứng). Bệnh hen phế quản không lây lan từ người này sang người khác nhưng bệnh có tính di truyền.
2. Phòng ngừa bệnh hen phế quản
Một vấn đề quan trọng hơn từ việc quan tâm tới bệnh hen phế quản có lây không là phòng ngừa bệnh. Để có thể phòng tránh hen suyễn hiệu quả, cần tuân thủ những điều sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa,….
- Không hút thuốc để tránh gây bệnh cho bản thân mình và người hít phải khói thuốc.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Bệnh nhân dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh ăn uống loại thực phẩm đó.
- Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
- Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
- Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
6 cách phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai
Hen phế quản hay còn gọi là bệnh hen suyễn là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, chính vì thế phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai là điều vô cùng cần thiết.
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai đó là hạn chế việc người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, đồng thời cố gắng loại trừ các tác nhân này ra khỏi môi trường sống của họ.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai cũng cần giữ gìn sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chủ động tấn công lại những tác nhân gây hen phế quản.
Phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai
Dưới đây là những biện pháp giúp phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai mà thai phụ có thể áp dụng:
1. Thường xuyên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng sự nóng lên của trái đất là nguyên nhân chính khiến cho không khí ngày một ô nhiễm, đặc biệt là các thành phố lớn. Không khí ô nhiễm chính là nguyên nhân khiến các bệnh đường hô hấp trong đó có bệnh hen phế quản tăng cao.
Chính vì thế, đeo khẩu trang chính là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai nói chung và phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp khác nói riêng.
Đây là cách phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai không tốn kém, không mất thời gian mà lại vô cùng an toàn cho sức khỏe của mẹ và em bé. Đồng thời, chúng còn giúp bảo vệ làn da của chị em khỏi những tác hại xấu từ môi trường bên ngoài.
2. Giữ ấm cơ thể
Để cơ thể bị nhiễm lạnh không chỉ khiến thai phụ bị cảm lạnh hay viêm họng không tốt cho sức khỏe mà cơ thể bị nhiễm lạnh cũng được xem là một trong những tác nhân gây kích thích cơn hen tái phát. Giữ ấm cơ thể được xem là biện pháp phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai hiệu quả và vô cùng đơn giản. Mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe trong thời tiết chuyển mùa hoặc trở rét bạn nên hạn chế ra ngoài đường.
Nếu không thể hạn chế ra đường, để phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng khăn, mũ, áo choàng, cùng như găng tay và tất thật ấm áp để bảo vệ mình trước những bệnh hen phế quản.
3. Không nên sử dụng những thực phẩm gây dị ứng
Không nên sử dụng những thực phẩm gây dị ứng là điều vô cùng quan trọng giúp phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai. Một số món ăn có thể gây kích thích cơn hen phế quản tái phát có thể kể tới như tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia... Thai phụ cũng nên ghi nhớ những thực phẩm từng khiến mình bị dị ứng để tránh những thực phẩm này khỏi chế độ ăn của mình.
4. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi mà khi thai phụ đã từng có tiền sử hen suyễn hít phải khói thuốc có thể khiến bệnh tái phát. Theo nghiên cứu của các Bác sĩ chuyên khoa, trong khói thuốc lá có một số hóa chất gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, chính vì thế hạn chế tiếp xúc với khói thuốc là chính là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai.
5. Tránh tiếp xúc với những dị nguyên có thể gây dị ứng
Một số dị nguyên có thể gây hen phế quản ở phụ nữ mang thai có thể kể tới như phấn hoa, lông thú, chim cảnh,... chính vì thế những phụ nữ mang thai có tiền sử hen phế quản nên hạn chế tiếp xúc với những dị nguyên này.
6. Không tự ý sử dụng thuốc
Sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trong quá trình mang thai bạn cần hết sức cẩn thận, đặc biệt là những người phụ nữ có tiền sử hen suyễn. Không tự ý sử dụng thuốc là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay sử dụng sai liều dùng, sai đường dùng có thể gây nên cơn hen phế quản cấp tính.
Các cách phòng tránh hen phế quản hiệu quả cần áp dụng Phòng tránh hen phế quản luôn là một trong những nguyên tắc quan trọng khi thời tiết thay đổi. Chúng không chỉ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân. Hen phế quản là bệnh lý thường gặp khi thời tiết trở lạnh, thay đổi khí hậu. Đặc biệt bệnh xuất hiện từ rất...