Bệnh giun rồng là gì?
Bệnh giun rồng là tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở người. Loài giun này có thể dài tới 1 m, thường trồi lên từ dưới da qua các vết loét, đặc biệt ở vùng chân.
Bệnh giun rồng, hay còn gọi là bệnh Guinea, là căn bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tiêu hóa, do ký sinh trùng giun tròn có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây ra.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh giun rồng thuộc nhóm bệnh nhiệt đới bị bỏ quên, thường xảy ra ở những người uống nước từ nguồn không an toàn.
Con đường lây nhiễm giun rồng
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), giun rồng sẽ giải phóng một chất lỏng màu trắng sữa chứa hàng trăm nghìn ấu trùng chưa trưởng thành xuống nước trong ao và các nguồn nước tù đọng khác. Những ấu trùng này sau đó được tiêu thụ bởi loài giáp xác gần như vi khuẩn được gọi là copepod (bọ chét nước nhỏ).
Giun rồng ghi nhận tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Loan.
Mọi người có thể nhiễm bệnh giun rồng khi uống phải nước chưa lọc chứa các copepod – một loại giáp xác nhỏ – mang ấu trùng ký sinh trùng Dracunculus medinensis. Ngoài ra, ăn phải thực phẩm sống, tái chứa ấu trùng này, thường là các loài thủy sinh như cá, ếch, tôm, cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh giun rồng nếu không may ăn, uống phải thực phẩm hoặc nguồn nước chứa ấu trùng giun rồng. Sau khi nhiễm, ký sinh trùng phát triển trong cơ thể người bệnh, đến khi giun trưởng thành dài 60-100 cm sẵn sàng trồi ra khỏi da, thường qua vết phồng rộp ở chân hoặc tay.
Lúc này, nếu người bệnh lội xuống ao, hồ hoặc vùng nước tù đọng, giun cái phóng thích hàng nghìn ấu trùng vào nước, tiếp tục chu kỳ lây lan khi copepod ăn phải chúng
Triệu chứng điển hình
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người bệnh thường không có triệu chứng nhiễm giun rồng cho đến khoảng một năm sau khi bị nhiễm trùng.
Video đang HOT
Sau đó, một con giun cái mang thai trưởng thành đầy ấu trùng tạo ra một vết phồng rộp, đau và ngứa trên da. Ở giai đoạn này, nếu vết phồng rộp bị vỡ và tiếp xúc với nước, giun cái sẽ phóng ấu trùng giun ra ngoài môi trường.
Từ vài giờ đến vài ngày trước khi giun rồng trồi ra khỏi da, người bệnh thường sốt, sưng và đau ở vùng bị ảnh hưởng. Giun hay xuất hiện ở chân, bàn chân, đôi khi ở các vị trí khác trên cơ thể.
Khi con giun cái trưởng thành chui ra khỏi da, nó có thể gây đau đớn, nhiễm trùng (áp xe) và mất nhiều thời gian để loại bỏ. Người bệnh cũng có các triệu chứng phản ứng dị ứng với kháng nguyên giun bao gồm mề đay, ban đỏ, khó thở, ói mửa, và ngứa.
Triệu chứng giảm dần và loét lành sau khi giun trưởng thành bị thải trừ. Người từng bị nhiễm giun rồng có thể bị tái nhiễm nếu không phòng ngừa cẩn thận.
Cách phòng ngừa
Theo Britannica, bệnh giun rồng không có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine để ngăn ngừa. Vì vậy, việc phòng ngừa là điều cần thiết:
- Sử dụng nguồn nước sạch: Uống nước đun sôi, tránh những nguồn nước (ao, hồ) chưa được xử lý. Lọc nước trước khi uống.
- Ăn chín, uống sôi.
- Dự phòng lây nhiễm bằng cách xử lý, làm sạch và băng bó thường xuyên vết thương ở da, vùng bị tổn thương cho đến khi giun hoàn toàn bị trục xuất ra khỏi cơ thể.
- Ngăn ngừa lây nhiễm từ nước bằng cách tư vấn cho bệnh nhân tránh lội xuống những vùng nước bẩn.
Ăn gỏi cá, nam thanh niên mắc giun rồng và nhiều loại ký sinh trùng
Chiều 22/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân (21 tuổi, ở Yên Bái) mắc giun rồng và nhiều loại ký sinh trùng do ăn gỏi cá.
Khi thấy có biểu hiện ngứa khắp người, anh T. Đ. T đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương thăm khám trong tình trạng: Sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da. Dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng đều có hình ảnh giun sán, ký sinh trùng di chuyển. Anh T. được nhập viện theo dõi với chẩn đoán: Nghi nhiễm giun sán, ký sinh trùng (nghi do giun rồng).
Bệnh nhân cho biết, trước đây anh có ăn gỏi cá, sau đó có biểu hiện ngứa nhiều khắp người, nhất là vùng mông. Anh gãi đến trầy xước da, đến nỗi vùng gãi gây áp xe mủ. "Bản thân tôi cũng biết mình bị nhiễm giun sán khi nhìn thấy giun nổi ở mặt, tay, bụng, lưng, chân ngứa tại chỗ gây loét, có mủ khi vỡ tiết ra dịch vàng làm cho cuộc sống thường ngày gặp nhiều bất tiện", anh T. thông tin.
Tiếp nhận người bệnh, bác sĩ Lê Văn Thiệu nhận định, bệnh nhân có nhiều tổn thương ban đỏ rải rác toàn thân dạng nấm hắc lào gây nên. Đặc biệt, vùng da mặt, dưới cánh tay và dưới đùi 2 bên có hình ảnh ký sinh trùng di chuyển dưới da, trong đó vùng đùi 2 bên tạo ổ áp xe đã vỡ, vùng dưới cẳng tay có biểu hiện viêm mủ, lộ đầu giun.
Sau khi hội chẩn với bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp Tiết niệu và Nam học, bệnh nhân đã được xử lý và lấy được bệnh phẩm ký sinh trùng là con giun dài khoảng 30 cm. Sau đó, anh được chuyển lại Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp tiếp tục theo dõi và điều trị.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu cho biết thêm: Bệnh phẩm giun sau đó đã được chuyển lên Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử để định danh đã nghi ngờ giun tròn, kết hợp với lâm sàng, bệnh nhân được xác định nhiễm Dracunculus sp (giun rồng).
Ngoài ra, bệnh nhân đã được làm huyết thanh chẩn đoán các loại giun sán, ký sinh trùng khác và dương tính với khá nhiều loại giun sán khác như sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo.
"Hiện tại, bệnh nhân được theo dõi các tổn thương ở các vị trí trên cơ thể. Khi tổn thương vỡ, có thể giun sẽ chui ra, nhân viên y tế hoặc người nhà có thể lấy dụng cụ từ từ lôi giun ra. Việc lấy giun ra có thể lấy luôn ra được hoặc có thể mất vài ngày. Tránh không làm đứt giun và không rạch dọc, rạch rộng theo chiều dài của giun để lấy giun ra", bác sĩ Thiệu cho biết.
Bác sĩ Thiệu nhấn mạnh: Cách điều trị duy nhất hiện nay là lấy giun rồng ra hoặc giun sẽ tự chui ra từ những tổn thương như mụn vỡ chảy nước vàng trên da. Nếu giun không tự chui ra hoặc không được lôi ra, nó có thể gây áp xe tại chỗ trú trên cơ thể người.
"Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị bệnh giun rồng mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Thiệu khuyến cáo.
Cách phòng bệnh giun rồng
Bệnh giun rồng có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây bệnh ở người và động vật. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn như ăn tái, sống từ các động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm...) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh và tỷ lệ mắc có thể lên tới 60%.
Đây là loại giun tròn, dài nhất trong nhóm giun gây nhiễm trên người. Giun cái trưởng thành có chiều rộng 1 - 2 mm, dài khoảng 70 - 120cm, mỗi giun cái có thể mang tới 3 triệu ấu trùng giun. Giun đực ngắn hơn và chết sau khi giao phối với giun cái.
Bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài 9 - 14 tháng và tiến triển âm thầm, ít khi gây tử vong trực tiếp nhưng có thể tử vong do biến chứng của bệnh như nhiễm trùng thứ phát, áp xe lạnh xuất hiện tại chỗ giun chết, nhiễm trùng khớp..., tê liệt tủy sống, liệt nửa người do giun bị chết và vôi hóa.
Các biến chứng này làm hạn chế khả năng học tập, làm mất khả năng lao động, hoặc suy kiệt do diễn biến bệnh kéo dài. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá bệnh đang là gánh nặng bệnh tật, gánh nặng về kinh tế cho gia đình, xã hội.
Các dấu hiệu khi mắc bệnh giun rồng: Khi mới mắc bệnh thường không phát hiện có triệu chứng đặc biệt nào.
Khoảng 1 năm sau khi mắc bệnh, khi con giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể có các dấu hiệu: Sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú.
Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ tiết ra dịch vàng, tại ổ tổn thương phát hiện một đoạn con giun màu trắng từ trong chui ra ngoài (thường là phần đầu con giun), nếu không có tác động thì con giun thường tự chui ra ngoài hoàn toàn sau 3 - 6 tuần.
Một số trường hợp người bệnh tự kéo nhưng làm đứt nửa chừng sẽ khiến ấu trùng giun và các chất độc giải phóng ra ngoài lây lan theo đường đi của giun làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn, nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm cứng khớp, áp xe do giun chết trước khi thải ra ấu trùng giun hoặc uốn ván.
Chẩn đoán xác định nếu tìm thấy giun từ ổ áp xe hoặc biểu hiện trên X-quang của một con giun đã bị vôi hóa.
Các chuyên gia y tế khuyến cách phòng bệnh giun rồng:
Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; sử dụng các dụng cụ trong chế biến thực phẩm chín và sống riêng biệt (thớt, dao, máy xay, bát, đĩa...) đặc biệt vệ sinh tay sau chế biến thực phẩm sống.
Nấu chín kỹ khi sử dụng các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm...), chôn, đốt hoặc rắc vôi bột phần ruột, đầu... sau khi chế biến hạn chế phát tán nguồn lây.
Không cho chó, mèo ăn sống các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm...).
Những người bệnh đang trong giai đoạn tiến triển của bệnh giun rồng không tắm, rửa tại ao hồ, hoặc các nguồn nước sinh hoạt khác để tránh phát tán ấu trùng ra môi trường; làm sạch vết thương, băng bó thường xuyên vùng da bị bệnh cho đến khi lấy hết hoàn toàn giun ra khỏi cơ thể.
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt Năm 1998, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát chứng nhận Việt Nam là quốc gia không có giun rồng nhưng đến năm 2020, loài ký sinh trùng bắt đầu xuất hiện trở lại. Bác sĩ dùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, Chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện ký sinh trùng tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Bổ sung chất béo thế nào có lợi cho cơ thể?

Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân

Cẩn trọng với viêm màng não ở trẻ

Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Hạn chế thức uống này bạn có thể sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn
Có thể bạn quan tâm

Thí sinh 'Tân binh toàn năng' bị Kay Trần, Tóc Tiên chấn chỉnh thái độ
Tv show
12:59:11 28/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Mẹ lần đầu gọi điện cho Việt sau 20 năm
Phim việt
12:48:04 28/04/2025
Liên bang Nga bác bỏ đề xuất Mỹ kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Thế giới
12:15:12 28/04/2025
Công an Vĩnh Long làm rõ thủ phạm vụ nổ súng bắn người rồi tự sát
Pháp luật
12:11:41 28/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc
Trắc nghiệm
12:09:59 28/04/2025
Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
12:06:35 28/04/2025
Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm
Ôtô
11:58:24 28/04/2025
Vụ bê bối lạm dụng gây chấn động: Ông trùm showbiz bị 90 phụ nữ vạch trần hành vi bệnh hoạn biến khách sạn thành "sân chơi tình dục"
Sao âu mỹ
11:53:56 28/04/2025
Yamaha TMAX560 2025 trình làng, thiết kế siêu 'ngầu' tích hợp loạt công nghệ hiện đại
Xe máy
11:51:41 28/04/2025
Chàng trai Gen Z và hành trình phục dựng gần 7.000 di ảnh liệt sĩ: Vì mỗi bức ảnh là một linh hồn, một cuộc đời, một phần máu thịt của Tổ quốc
Netizen
11:30:07 28/04/2025