Bệnh dại và cách phòng tránh
Bệnh dại là bệnh kinh điển lâu đời nhất được biết đến của loài người gây ra bởi virut Lyssaviruses thuộc họ Rhabdoviridae.
Bệnh lây truyền từ động vật sang người gây ra 2 thể bệnh lâm sàng là thể hung dữ và thể liệt, trong đó thể hung dữ là thường gặp ở người. Khi bệnh nhân đã khởi phát bệnh thì không có cách gì có thể cứu chữa được. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa được bệnh dại nếu điều trị trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Con đường lây truyền bệnh dại
Virut dại xâm nhập hệ thần kinh động vật có vú. Virut dại chủ yếu lây truyền từ nước bọt động vật mắc bệnh sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào. Lưu ý, động vật dại khi liếm vết thương hoặc liếm niêm mạc mũi, miệng cũng có thể truyền virut dại sang người.
Ở Việt Nam, chó là ổ chứa virut dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo: 3-4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc…) chưa phát hiện được.Lây truyền từ người sang người có thể xảy ra qua nước bọt của người bị bệnh chứa virut dại. Nhưng trong thực tế, chưa có tài liệu nào công bố, trừ trường hợp cấy ghép giác mạc của người chết vì bệnh dại sang người được ghép.
Biểu hiện của bệnh dại trên người
Sau khi vào cơ thể, virut dại xâm nhập dây thần kinh di chuyển đến tủy sống và não với tốc độ 12-24mm mỗi ngày. Người bệnh thay đổi hành vi và biểu hiện triệu chứng bệnh khi virut đến não.
Xối rửa vết thương bằng nước và xà phòng ngay sau khi bị chó mèo cắn để phòng bệnh dại.
Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một 5 hoặc 2 năm.
Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virut xâm nhập cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương ở đầu và cổ hay vùng có nhiều dây thần kinh như ngón tay, thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Người nhiễm virut dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%.
Có 2 thể bệnh lâm sàng ở người là thể hung dữ và thể liệt. Thể hung dữ, bệnh nhân thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước (Hydrophobia), bị hoang tưởng, phá phách, co thắt thanh quản… Ở thể liệt, bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong.
Điều trị bệnh dại như thế nào?
Không có điều trị đặc hiệu một khi đã phát bệnh dại. Hầu như không can thiệp gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân thoải mái, chăm sóc giảm nhẹ cho nỗi đau thể xác và tinh thần.
Người chăm sóc bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tránh bị cắn và nhiễm nước bọt từ màng nhầy và vết thương bằng cách sử dụng bảo hộ y tế cá nhân.
Video đang HOT
Giữ bệnh nhân trong phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các kích thích có khả năng làm tăng co thắt và co giật.
An thần chống co thắt cơ và kích thích
Nuôi ăn bằng miệng thường khó thực hiện nên thường dùng đường truyền tĩnh mạch.
Xử trí khi bị động vật cắn
Nếu một người bị động vật cắn, ngay lập tức:
Xối rửa ngay vết thương bằng xà phòng và nước trong khoảng 10- 15 phút, nếu không có xà phòng thì xối rửa bằng nước. Đây là bước điều trị tại chỗ rất hiệu quả chống lại bệnh dại.
Khi bệnh nhân đã khởi phát bệnh thì không có cách gì có thể cứu chữa được. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa được bệnh dại nếu điều trị trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Rửa sạch vết thương bằng cồn 70% hoặc thuốc sát khuẩn iodine nếu có.
Đến ngay trung tâm y tế để được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, cần tránh băng bó hoặc bôi thuốc kín vết thương, khâu vết thương sẽ làm virut dại dễ dàng thâm nhập hơn.
Đối với những vết thương lớn cần phải khâu thì phải đảm bảo rằng tất cả các vết thương đều được thấm đẫm/phong bế bằng huyết thanh kháng dại (RIG) trước khi khâu.
Việc khâu vết thương nên tiến hành khâu ngắt quãng/bỏ mũi, không cản trở việc máu chảy tự do và đặt ống dẫn lưu. Thường thì lần khâu thứ 2 sẽ mang lại yếu tố thẩm mỹ hơn.
Bảo vệ bằng miễn dịch đặc hiệu: Dùng vắc-xin dại tế bào hoặc dùng cả vắc-xin và huyết thanh kháng dại (HTKD) để điều trị dự phòng tùy theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng. Không được lạm dụng trong sử dụng vắc-xin và HTKD.
Vắc-xin dại: Nước ta từ năm 1992 đã dùng vắc-xin dại tế bào Verorab là vắc-xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Các loại vắc-xin phòng dại hiện đại đều bất hoạt, an toàn, hiệu quả và có thể sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc bà mẹ đang cho con bú.
Nó không có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi cũng như trẻ trong quá trình bú sữa mẹ. Không có bằng chứng cho việc virut dại qua được hàng rào nhau thai mẹ và những đứa trẻ được sinh ra qua mổ lấy thai đều hoàn toàn khỏe mạnh.
Theo phunusuckhoe
Noma - Căn bệnh kinh hoàng nhất thế giới, chỉ có 15% trẻ em sống sót sau cơn đau cấp tính
Ngoài bệnh dại, căn bệnh này được coi là bệnh đáng sợ nhất trên thế giới và nạn nhân chịu nhiều thiệt hại nhất chính là trẻ nhỏ.
Bình thường, nếu bạn tự nhiên xuất hiện tình trạng hôi miệng, không sao, chỉ cần một chai nước súc miệng xịn sò hoặc nhai mấy viên kẹo bạc hà, thế là vấn đề được giải quyết! Nhưng rất nhiều trẻ em ở Saharan (châu Phi) nếu rơi vào tình trạng hôi miệng kèm hơi đau nhức miệng, có vết loét nhỏ thì rất có thể đã mắc bệnh Noma.
Bệnh Noma hay còn gọi là bệnh cam tẩu mã thuần cam hoặc hầu cam. Đây là chứng viêm miệng hoại thư, bắt đầu ở lợi hoặc ở má, lan rất nhanh ra má, môi, hoại tử phần mềm làm thủng má, môi, mũi, sau đó làm hoại tử xương, răng lung lay rụng dần, có mùi hôi thối.
Bệnh Noma hay còn gọi là bệnh cam tẩu mã thuần cam hoặc hầu cam.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có thể trạng rất suy kiệt, thường là sau khi mắc bệnh sởi, thương hàn hoặc một bệnh nhiễm khuẩn nặng khác. Bệnh Noma có tỷ lệ tử vong cao. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 500.000 người bị ảnh hưởng, và mỗi năm có 140.000 ca bệnh mới được ghi nhận.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Noma: Là do sự tấn công của các vi khuẩn Fusobacterium necrophorum và Prevotella intermedia. Ngoài ra còn có các yếu tố khác bao gồm: Dinh dưỡng kém, vệ sinh răng miệng kém, nước uống không an toàn, sống gần gia súc nhếch nhác, mắc bệnh sởi, mắc bệnh suy giảm miễn dịch như AIDS.
Các giai đoạn của bệnh Noma
Triệu chứng của giai đoạn trước khi mắc bệnh:
Bệnh Noma bắt đầu từ một vết loét nhỏ, thường là viêm lợi hoại tử cấp tính, lợi loét, máu chảy kèm đau nhức. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm lợi hoại tử cấp có thể tiến triển thành viêm miệng hoại tử, dẫn đến phá hủy niêm mạc lợi, niêm mạc miệng và xương. Giai đoạn này cần điều trị bằng kháng sinh, nếu không, nguy cơ tiến triển thành bệnh Noma rất nhanh chóng.
Giai đoạn 1:
Triệu chứng đầu tiên của bệnh Noma là phù mặt kèm viêm miệng hoại tử nội nhãn, kết hợp hôi miệng - dấu hiệu điển hình của bệnh. Giai đoạn này ngắn, chỉ kéo dài một vài ngày.
Giai đoạn 2:
Sau sự xuất hiện của viêm miệng hoại tử và phù mặt, nhiễm trùng hoại tử sẽ lan rộng nhanh chóng trong vài ngày vào niêm mạc nội tạng, cơ mặt. Sự đổi màu hơi xanh của da cho thấy sự hoại tử tiềm ẩn trên bề mặt.
Ở một số trẻ em mắc bệnh Noma không được điều trị chỉ phát triển các tổn thương tương đối nhỏ, trong khi những trẻ khác bị hủy hoại khuôn mặt rất lớn mặc dù được điều trị y tế đầy đủ. Điều này có thể là do sự khác biệt về mức độ suy giảm hệ thống miễn dịch.
Ở giai đoạn này, nhiều bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng huyết.
Giai đoạn 3:
Ở giai đoạn cấp tính, mô hoại tử bắt đầu bong ra. Ở giai đoạn này, nhiều bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng huyết. Trong giai đoạn này, hình thành mô hạt, co thắt vết thương xảy ra, cả niêm mạc và biểu mô bắt đầu phát triển từ rìa của vết thương trên bề mặt tạo hạt. Tùy thuộc vào khiếm khuyết mô và sức khỏe của bệnh nhân, quá trình chữa bệnh này có thể mất vài tuần hoặc nhiều tháng.
Chỉ có khoảng 15% trẻ em sống sót sau cơn đau cấp tính.
Chỉ có khoảng 15% trẻ em sống sót sau cơn đau cấp tính. Những trẻ sống sót được thường bị rối loạn tăng trưởng, dẫn đến biến dạng khuôn mặt và suy giảm chức năng hoạt động của cơ thể.
Khi quan sát miệng của đứa trẻ, nếu thấy sưng và đỏ nướu răng, ra máu khi chạm vào hoặc trong khi đánh răng, nó có thể là dấu hiệu ban đầu của Noma. Bạn cần tăng cường vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc sát trùng, chế độ ăn hàng ngày với lượng protein cao hơn và bổ sung vitamin A đầy đủ.
Ở giai đoạn cấp tính, điều trị nói trên nên được tăng cường với bổ sung dinh dưỡng và kháng sinh như amoxicillin và metronidazole và dùng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm như aspirin hoặc paracetamol.
Để phòng tránh bệnh, cha mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ và chế độ ăn của con cần đảm bảo đủ dinh dưỡng. Khi thấy dấu hiệu bất thường ở miệng như trên cần đi khám và điều trị kịp thời.
Theo Wikipedia, Webmd, Quora/Helino
Một nữ du khách chết vì bệnh dại sau khi giải cứu chó thả rông Một phụ nữ Na Uy đã chết vì bệnh dại sau khi cô chơi với một chú chó con bị nhiễm bệnh mà cô đã cố gắng giải cứu khi đi du lịch. Ảnh minh họa Cô Birgitte Kallestad, 24 tuổi đi du lịch ở Philippines cùng bạn bè vào tháng 2 năm nay. Khi họ nhìn thấy một chú chó con bên...