Bệnh của sống gấp
Nhịp sống hiện đại ngày càng gấp gáp, khiến bạn nhiều lúc thở không ra hơi. Sau một đợt bận rộn căng thẳng, bạn bắt đầu cảm thấy dường như cơ thể không còn biết nghe lời.
Khắp cơ thể bạn chỗ nào cũng cảm thấy mệt mỏi, chỗ này bệnh, chỗ khác lại đau. Rốt cục điều này là tại sao?
Thực ra, đó là bởi việc quá gắng sức chạy theo nhịp sống hiện đại gấp gáp, đầy những căng thẳng và mệt mỏi, đã khiến sức khỏe của bạn giảm sút và dễ mắc những căn bệnh mãn tính.
Ăn nhanh gây đau dạ dày
Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, dạ dày chính là bộ não thứ hai của con người, luôn cần được hoạt động, thư giãn và nghỉ ngơi điều độ.
Tuy nhiên, nhịp sống nhanh, đầy áp lực hiện tại đã khiến chúng ta quên dần việc dành thời gian để chăm sóc bản thân, làm hại dạ dày. Chúng ta thường ăn uống một cách không điều độ: bỏ bữa sáng, ăn bữa trưa qua loa cho xong, bữa tối ăn lấy no với nhiều đồ béo ngậy, khiến dạ dày chịu tải quá sức, phải “đình công”.
Nói nhanh hại khí phổi
Video đang HOT
Người xưa có nói: “Đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung”, nghĩa là càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh, bởi khi nói sẽ rất tiêu hao tinh, khí, thần. Nói quá nhanh sẽ gây tổn hại đến khí phổi.
Áp lực lớn hại huyết quản
Căng thẳng lâu và mệt mỏi quá độ sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. Thêm vào đó, việc bạn hút thuốc, uống rượu, ăn quá nhiều dầu mỡ cũng đều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc làm bệnh tình tiến triển xấu đi, đồng thời gây rối loạn chức năng nội tiết.
Nhịp độ nhanh hại thần kinh
Thường xuyên hoạt động với nhịp độ nhanh, sẽ khiến cho tinh thần bạn luôn ở vào trạng thái phấn khích, từ đó phá vỡ chức năng điều tiết hưng phấn và khống chế của đại não, dẫn đến chứng mất ngủ. Ngoài ra, chứng trầm cảm, bất an, thậm chí thường xuyên lo sợ không rõ nguyên nhân cũng đều là sự tổn thương tâm lý do nhịp sống nhanh gây ra.
Hơn nữa, bạn cũng nên biết áp lực, sự căng thẳng, nhịp sống gấp gáp sẽ khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoóc môn adrenalin do tuyến thượng thận tiết ra và hoóc môn vỏ thượng thận. Những hoóc môn này sẽ thông qua các động mạch chạy đến toàn cơ thể, khiến các cơ quan cảm giác, hệ thống thần kinh, hệ thống miễn dịch, cơ bắp đều xuất hiện những phản ứng căng thẳng. Lâu dần sẽ gây ra hiện tượng mất ngủ, đãng trí, thường xuyên gặp ác mộng, lo lắng, hay sai sót trong công việc…
Do đó, bạn nên tạo thói quen duy trì cho mình một “cuộc sống chậm”, tạo thói quen điều độ với tâm trạng, tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh.
Theo dân trí
Những động tác ngăn lão hóa vùng mặt
Vùng mặt thường xuyên vận động là một trong những biện pháp tốt nhất làm chậm lão hóa ở mặt, nếu vận động ít, da sẽ dễ bị lão hóa, thiếu độ đàn hồi.
Động tác 1
Nhai thức ăn một bên sẽ làm cho bên răng còn lại mất đi quan hệ hỗ trợ nhai thông thường, hàm, cơ hàm nhai, cơ mặt... sẽ thiếu chức năng sinh lý kích thích, thời gian dài sẽ làm cho cơ hàm dị dạng, bắp thịt thu co teo lại, hai bên mặt không đối xứng.
Vì vậy khi có bất kỳ thời gian rỗi,nâng cằm về phía trước,sau đó chuyển động sang hai bên trái và phải nhiều lần, giống như động tác nhai thức ăn, như thế sẽ làm cho da mặt được vận động nhiều hơn.
Động tác 2
Tập thể dụcnhịp điệu cho mặt.
Phương pháp cụ thể như sau:
5 ngón tay đặt song song và gần nhau, hai lòng bàn tay chà vào nhau cho hơi nóng lên, sau đó áp lên mặt, nhẹ nhàng xoa đều quanh mặt đổng thời mát-xa da ở cổ, trán và cả phần mũi, tai, làm liên tục trong 3-5 phút. Cách này gọi là tắm cho mặt.
Tắm mặt có thể kích thích da mặt, cơ bắp, thần kinh và huyết quản, từ đó điều tiết chức năng hệ thống thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu vùng mặt, cải thiện quá trình trao đổi chất cũ mới và dinh dưỡng cho mô, tế bào, tăng cường tính đàn hồi cho bắp thịt.
Động tác 3
Ngậm miệng, dồn sức thở ra, liên tục dùng sức để phát ra âm thanh "wu, wu", khi âm thanh phát ra chú ý 4 vùng xung quanh mặt phát ra âm thanh, sau đó thư giãn trở lại bình thường, làm cho da xung quanh miệng được vận động. Tiếp theo đó,ngậm miệng giống như đang cười mỉm và lại thư giãn trở lại bình thường. Động tác này chủ yếu làm cho da hai bên mũi được vận động đầy đủ.
Động tác 4
Dùng sức mở hết mắt to ra, cố gắng hết sức nhấc mày và mắt lên trên, sau đó thư giãn, làm đi làm lại nhiều lần, mục đích là làm cho da xung quanh vùng mắt được vận động, từ đó ngăn chặn lão hóa.
Theo Dân Trí
Mùa thu: Tắm nước lạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể Ít ai biết rằng vào mùa thu nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước và nhiệt độ cơ thể khá tương đồng, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể tắm nước lạnh. Đã qua tiết lập thu nên thời tiết vào buổi sáng sớm và chiều tối đã dần trở nên mát mẻ thậm chí se lạnh. Vì thế nhiều người đã...