“Bên sóng” hành trình “gieo chữ” của những thầy giáo mang “quân hàm xanh”
Phóng sự do Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Khánh Hoà sản xuất mang đến cho người xem một cái nhìn cảm xúc, nhân văn về hành trình “gieo chữ” của những người lính mang “quân hàm xanh”.
Lớp học của Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng đều đặn hoạt động vào các buổi tối trong ngày. Ảnh cắt từ phóng sự.
Những thầy giáo mang “quân hàm xanh”
Phóng sự truyền hình “Bên sóng” kể về hành trình “gieo chữ” của Thiếu tá Nguyễn Tuấn Hình và Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng cùng công tác trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hoà do nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thiên, Trần Tuấn Minh và Nguyễn Thị Khánh Linh công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Khánh Hoà thực hiện.
Thiếu tá Nguyễn Tuấn Hình và Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng là 2 nhân vật chính trong phóng sự. Quá trình công tác, gắn bó với những người dân tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thấu hiểu những thiệt thòi, khó khăn của những em nhỏ nơi hải đảo và những nơi thuộc “vùng trũng” của TP. Nha Trang, Thiếu tá Nguyễn Tuấn Hình và Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng đã tình nguyện mở các lớp học miễn phí cho những em nhỏ tại nơi đây.
Phóng sự là câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng về hành trình mang tri thức tới những số phận thiệt thòi của những người thầy giáo mang “quân hàm xanh”.
Video đang HOT
Không chỉ dạy các em nhỏ về kiến thức, những người thầy mang “quân hàm xanh” còn thường xuyên động viên, vận động các bậc phụ huynh để trẻ được đến trường. Ảnh cắt từ phóng sự.
Mong mọi người cùng chung tay vì tương lai của các em
Chia sẻ về quá trình thực hiện phóng sự, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Ánh, đại diện cho nhóm tác giả chia sẻ: Ở TP. Nha Trang có một đảo nhỏ cách đất liền vài hải lý. Những em nhỏ tại đây sẽ phải học hết chương trình Tiểu học sau đó mới vào đất liền để học chương trình Trung học cơ sở. Trong quá trình học tại đảo, các em nhỏ không được tiếp cận về với môn Tin học và môn Tiếng Anh, trong khi đó, chương trình học Trung học cơ sở tại đất liền lại có 2 môn học này.
Quá trình công tác, thấu hiểu thực trạng tại đó nên Thiếu tá Nguyễn Tuấn Hình đã báo cáo lãnh đạo được tổ chức mở lớp dạy miễn phí 2 môn Tiếng Anh và Tin học cho các em nhỏ trên đảo. Thiếu tá Nguyễn Tuấn Hình mong muốn khi hoàn thành xong chương trình Tiểu học ngoài đảo và vào đất liền học chương trình Trung học cơ sở, các em sẽ không còn bỡ ngỡ với 2 môn học trên.
Hàng tuần, bất kể thời tiết nắng hay mưa, Thiếu tá Hình đã dành thời gian 2 ngày, 1 đêm ra đảo để dạy cho các em. Không những dạy 2 môn Tiếng Anh, Tin học, Thiếu tá Hình còn dạy cho các em các kỹ năng sống, cách đối nhân xử thế.
Nhân vật thứ 2 trong phóng sự là Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng. Do đặc thù công việc, địa bàn phụ trách nên Thiếu tá Tưởng được tiếp xúc nhiều với những lao động tự do, không có việc làm ổn định, cuộc sống khó khăn.
Gánh nặng “cơm áo, gạo tiền” khiến những người dân tại đây thường không quan tâm đến việc học của con em. Trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa được ngày ngày cắp sách tới trường thì những đứa tại đây phải gác lại chuyện “sách vở” để chạy theo nỗi lo mưu sinh.
“Bên sóng” là một phóng sự ý nghĩa về hành trình “gieo chữ” của những thầy giáo mang “quân hàm xanh”. Ảnh cắt từ phóng sự.
Với mong muốn mang tri thức đến cho những em nhỏ thiệt thòi tại đây, gần 20 năm qua, Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng đều đặn mỗi tối đến dạy học cho các em. Không những mang đến cho các em tri thức, Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng còn thường xuyên động viên, chia sẻ, thuyết phục các bậc phụ huynh cho con em đến lớp học tập.
“Chính vì cảm phục trước hành động của Thiếu tá Nguyễn Tuấn Hình và Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng nên nhóm đã thực hiện đề tài này. Đối với chúng tôi, những em nhỏ trong phóng sự được ví như những con sóng. “Bên sóng” cũng như mong muốn của nhóm tác giả bên cạnh sự phát triển của xã hội vẫn còn đâu đó các em bị thiệt thòi trong cuộc sống. Nếu như có sự định hướng, đồng hành một cách chính xác, chân thực, những “con sóng” này sẽ đi đúng hướng, vươn ra xa, chứng tỏ được mình”, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Ánh chia sẻ.
Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Ánh cũng cho rằng, để các em nhỏ được đến trường như các bạn cùng trang lứa, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, gia đình. Ở đâu đó vẫn còn những mảng tối mà nếu như không có sự chung tay vào cuộc của các cấp chính quyền thì có lẽ còn rất lâu nữa các em nhỏ thiệt thòi mới được hưởng những điều các em cần phải có.
“Chúng tôi rất vui mừng, xúc động khi những vấn đề mình đề cập đến nhận được sự quan tâm, đón nhận của mọi người. Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là một sân chơi bổ ích. Tại đó, chúng tôi được cọ xát, học hỏi bản thân, tôn vinh những giá trị đẹp trong lĩnh vực giáo dục và chia sẻ cùng nhau vì mục tiêu chung là phát triển bền vững”, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Ánh chia sẻ.
Khánh Hòa thống nhất phương án dạy trực tiếp song song trực tuyến đảm bảo phòng, chống dịch
Ngày 23/10, ông Võ Hoàn Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết, theo phương án dạy trực tiếp song song trực tuyến, mỗi lớp học sẽ được chia thành hai nửa lớp (để sắp xếp cho nửa số học sinh đến lớp học trực tiếp, nửa còn lại ở nhà học trực tuyến).
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này đã thống nhất các trường THCS, THPT, trung tâm Giáo dục ở các TP Nha Trang, Cam Ranh, thị trấn Cam Đức (Cam Lâm) dạy học trực tiếp trở lại vào ngày 25/10.
Lịch học sẽ được bố trí hoán đổi nhau, việc bố trí này là để giúp học sinh khi học trực tiếp sẽ được các thầy cô củng cố thêm kiến thức, giải đáp các vấn đề các em còn thắc mắc, chưa rõ khi học trực tuyến ở nhà.
Khánh Hòa thống nhất phương án dạy trực tiếp song song trực tuyến đảm bảo phòng, chống dịch.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, dạy trực tiếp và trực tuyến song song còn giúp được cho những học sinh ở nhà không có điều kiện, không có máy tính, điện thoại để học trực tuyến thì sẽ được bố trí học trực tiếp. Để dạy được trực tiếp và trực tuyến song song, mỗi lớp cần phải được trang bị một webcam và micro cho giáo viên khi giảng dạy, với giá thành khoảng 550.000 - 800.000 đồng/bộ. Các trường có thể bố trí kinh phí để tự trang bị.
Sở Giáo dục và đào tạo Khánh Hòa đã chỉ đạo "khuyến khích các đơn vị, trường học dạy học trực tiếp và trực tuyến song song, cùng khung giờ". Hai nhóm học sinh đều được học cùng một lúc, cùng nội dung của thầy cô đang giảng dạy trên lớp, đảm bảo số tiết đứng lớp của giáo viên, không phải dạy tăng tiết, vượt tiết.
Khi học sinh học tập trung, trường bố trí cho ngồi giãn cách, học giãn cách. Giữa buổi học không ra chơi như trước, học sinh chỉ giải lao ngay tại lớp giãn cách. "Như vậy sẽ hạn chế việc học sinh đến trường sẽ túm tụm nhau trong giờ nghỉ, giờ ra chơi, tránh việc tiếp xúc gần giữa học sinh với nhau, để phụ huynh cũng bớt lo ngại", ông Hải nói.
Hà Nội hồi hộp chuẩn bị cho học sinh trở lại trường UBND TP.Hà Nội đã công bố ngày 8.11 sẽ cho học sinh khối lớp đầu cấp, cuối cấp ở 18 huyện, thị xã ngoại thành trở lại trường. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục đang hồi hộp vì dịch bệnh ở nhiều huyện lại diễn biến phức tạp. Lãnh đạo TP.Hà Nội cũng cho rằng sẽ phải có điều chỉnh linh hoạt...