Bé trai Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau ăn 1 chiếc burger

Theo dõi VGT trên

Con trai bị dị ứng bột mỳ nhưng gia đình chủ quan. Sau khi bé ăn hết 1 chiếc bánh burger, đột nhiên rơi khó thở, bất tỉnh.

Ca bệnh đặc biệt được TS Lê Quỳnh Chi, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ tại hội thảo Miễn dịch – Dị ứng – Khớp ngày 4/12.

Bệnh nhi là bé trai 10 tuổi, sống tại Hà Nội, được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch do sốc phản vệ sau khi ăn 1 chiếc burger (bánh kẹp thịt).

Gia đình biết, con trai bị dị ứng bột mỳ từ bé nhưng chưa từng đưa con đi khám. Thay vào đó, gia đình tự cho con tập ăn từng chút bột mỳ với hy vọng để cơ thể con quen dần. Có lúc, bé từng ăn được nửa ổ bánh mỳ và không sao, cha mẹ yên tâm nghĩ con đã hết dị ứng.

Cách đây 1 tuần, cậu bé ăn trọn vẹn 1 chiếc burger tại tiệc sinh nhật của mình. Sau đó ít phút, bé nổi phát ban khắp người, khó thở rồi nhanh chóng rơi vào trạng thái sốc phản vệ, bất tỉnh.

“Khi chuyển tới bệnh viện, tình trạng bệnh nhi rất nguy kịch, lập tức được các bác sĩ cấp cứu bằng phác đồ sốc phản vệ. May mắn đến viện kịp thời nên cháu bé đã qua khỏi sau 1 tuần nằm viện, không phải lọc máu”, TS Chi thông tin.

Bé trai Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau ăn 1 chiếc burger - Hình 1

TS Lê Quỳnh Chi, Trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương

Theo TS Chi, số lượng bệnh nhi mắc các bệnh dị ứng – miễn dịch – khớp ngày càng tăng, trung bình 10-15% mỗi năm.

Riêng với dị ứng, các tác nhân phổ biến nhất là kháng sinh, vắc xin, thức ăn, sữa, hải sản, các loại hạt… Trong đó chỉ tính riêng dị ứng kháng sinh, trung bình mỗi tuần khoa tiếp nhận 10 ca.

Với dị ứng thức ăn, khoa từng thực hiện nghiên cứu cho thấy, có tới 94,2% trẻ dưới 2 tuổi có tiền sử dị ứng 1-3 lần với thức ăn và gần 60% trẻ có biểu hiện lâm sàng sau vài phút đến dưới 1 giờ.

Đặc điểm lâm sàng dị ứng thức ăn rất đa dạng, trong đó 88,4% trẻ có biểu nhẹ ở ngoài da, niêm mạc 88,4%, tiêu hóa 88,4%, hô hấp 44,2% và 15,1% trẻ bị dị ứng toàn thân, nặng nhất là sốc phản vệ.

“Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất, nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong trong vòng vài phút”, TS Chi nhấn mạnh.

Dị ứng thức ăn thường xảy ra trên cơ địa mẫn cảm, có tính di truyền. Trên toàn cầu hiện có khoảng 220-250 triệu người bị dị ứng thức ăn. Có khoảng 5-8% trẻ em bị dị ứng thức ăn, trong khi tỉ lệ này ở người lớn chỉ 1-2%.

Nguyên nhân được xác định do hệ thống men tiêu hoá của trẻ còn non yếu, khả năng thấm của tế bào ruột cao hơn người lớn, nồng độ kháng thể IgA tiết giảm…

Khi trẻ bị dị ứng thức ăn thường đi kèm các bệnh lý dị ứng khác như chàm (chiếm 90%), 10% bị hen phế quản kèm theo. Trẻ bị dị ứng thức ăn dưới 2 tuổi có nguy cơ cao bị hen lúc 7 tuổi.

Video đang HOT

TS Chi khuyến cáo, ngay khi phát hiện con có dấu hiệu dị ứng, cha mẹ đưa đến khám tại các chuyên khoa dị ứng để được tư vấn, điều trị giúp trẻ giảm dị ứng bền vững, không cần kiêng khem quá mức.

“Cha mẹ không tự ý cho trẻ tập ăn đồ ăn trẻ bị dị ứng. Để giải mẫn cảm cần phải có phác đồ cụ thể. Việc ăn bao nhiêu, ăn khi nào cần được bác sĩ thăm khám, đánh giá chi tiết, sau đó xét nghiệm lại kháng thể IgE đặc hiệu trong máu, từ đó mới điều chỉnh tăng liều hay giảm liều”, TS Chi nói.

TS Chi cũng lưu ý, với trẻ có cơ địa dị ứng, cha mẹ cần dự phòng ít nhất 1-2 bút tiêm Adrenaline trong nhà hoặc để trẻ mang theo khi đi học, đi chơi xa nhà. Khi trẻ bị sốc phản vệ, cần tiêm ngay 1-2 mũi Aderaline rồi nhanh chóng chuyển đến bệnh viện cấp cứu, điều này tránh cho trẻ tử vong.

Chuyên gia trả lời câu hỏi: Khi bị bệnh, có nên sử dụng lại đơn thuốc cũ không?

Nhiều người có thói quen sử dụng lại đơn thuốc cũ được bác sĩ kê đơn từ trước đó. Tuy nhiên, sử dụng lại đơn thuốc cũ có thể gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.

Chuyên gia trả lời câu hỏi: Khi bị bệnh, có nên sử dụng lại đơn thuốc cũ không? - Hình 1

Đã có khá nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý mua lại thuốc theo đơn cũ để uống nhằm giảm triệu chứng đau của mình. Tuy nhiên, một vài trường hợp bị sốc phản vệ do thuốc và phải nhập viện để cấp cứu.

Hiện nay có rất nhiều người tự ý sử dụng thuốc để điều trị mà không biết rằng có thể bị tai biến do sử dụng thuốc rất đáng tiếc.

Thực tế, đơn thuốc do bác sĩ kê chỉ có giá trị một lần. Do đó việc sử dụng đơn thuốc cũ cho bản thân hay cho người khác có thể đem lại những nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

1. Các đơn thuốc có thời gian sử dụng ngắn ngày

Thông thường, khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ chỉ kê các đơn thuốc ngắn ngày để điều trị các bệnh cấp tính hoặc bệnh giai đoạn đầu cần theo dõi và điều chỉnh liều để đáp ứng các căn bệnh mạn tính.

Các trường hợp mắc bệnh được bác sĩ kê đơn chỉ sử dụng không quá 2 tuần, kèm với lời dặn tái khám với mục đích theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Tái khám vì có một số trường hợp có thể xảy ra:

- Người bệnh không đáp ứng thuốc:

Đối với trường hợp nhiễm khuẩn, bác sĩ chỉ định kháng sinh để điều trị, cũng có thể bệnh nhân đã kháng thuốc do loại thuốc sử dụng không đạt hiệu quả.

Vì vậy, thực hiện tái khám để bác sĩ quyết định thay thế hoặc chỉ định loại thuốc, liều thuốc mới thay cho đơn thuốc cũ. Nên nếu sử dụng theo đơn thuốc cũ mà không thực hiện tái khám có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Chuyên gia trả lời câu hỏi: Khi bị bệnh, có nên sử dụng lại đơn thuốc cũ không? - Hình 2

Thực hiện tái khám để bác sĩ quyết định thay thế hoặc chỉ định loại thuốc, liều thuốc mới thay cho đơn thuốc cũ - Ảnh Internet

- Người bệnh cần được điều chỉnh thuốc theo từng giai đoạn:

Trong một số bệnh, giai đoạn cấp tính thì bác sĩ sẽ cần kê liều thuốc cao dùng điều trị khởi đầu ngắn ngày, sau đó sẽ giảm liều để điều trị duy trì sau khi bệnh đã được chuyển biến tốt.

Đối với trường hợp sử dụng thuốc kê đơn theo liều cao và dài ngày có thể dẫn đến các tác dụng phụ cho bệnh nhân. Đặc biệt, khi không thực hiện tái khám mà tự ý sử dụng đơn thuốc có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm.

Có người bệnh khi được bác sĩ kê đơn điều trị thấp, ngắn ngày nhằm theo dõi đáp ứng thuốc hoặc sự dung nạp thuốc của người bệnh. Sau đó mới thực hiện tăng liều nhằm đạt hiệu quả. Những trường hợp này khi tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ hay đơn thuốc của người khác có thể khiến bệnh tình kéo dài vì không nhận được điều trị đầy đủ.

2. Không sử dụng lại đơn thuốc dài ngày

Những đơn thuốc dài ngày từ 30 ngày, đây là các đơn thuốc thường được kê trong các trường hợp bệnh mạn tính nhằm giúp người bệnh điều trị duy trì ổn định bệnh.

Trong khi đó, bệnh nhân có thể nhận được các đơn thuốc giống nhau trong nhiều tháng và dẫn đến tình trạng chủ quan của người bệnh khi quyết định sử dụng lại đơn thuốc cũ mà không thực hiện tái khám.

Chuyên gia trả lời câu hỏi: Khi bị bệnh, có nên sử dụng lại đơn thuốc cũ không? - Hình 3

Tái khám bệnh giúp bác sĩ kiểm soát tình trạng bệnh nhân đang diễn biến theo chiều hướng nào để đưa ra thay đổi phù hợp - Ảnh Internet

- Trường hợp bị bệnh diễn biến bệnh xấu đi, thuốc cũ không còn kiểm soát được bệnh:

Những căn bệnh mạn tính như người bệnh mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, đây là những bệnh diễn ra âm thầm, bệnh có thể xấu đi mà người bệnh không biết. Thuốc được sử dụng ban đầu lúc này có thể không còn đủ hiệu quả để kiểm soát bệnh.

Việc điều trị dài ngày có thể khiến bệnh nhân quen thuốc, điều này còn làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Đối với sự thay đổi này cần có sự xem xét và đánh giá của bác sĩ để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp như tăng liều thuốc hoặc thay đổi thuốc.

- Khi bệnh nhân xuất hiện thêm bệnh mới:

Người bệnh mắc các bệnh về tim mạch hay chuyển hóa thường có mối liên quan chặt chẽ với nhau nên những bệnh này cũng trở thành yếu tố nguy cơ hoặc biến chứng của bệnh kia.

Do đó, bệnh nhân có thể mắc thêm một căn bệnh mới có liên quan đến căn bệnh đang được điều trị. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại đơn thuốc là điều vô cùng cần thiết vì lúc này các đơn thuốc đang sử dụng không còn phù hợp và có thể làm nặng hơn căn bệnh mới mà người bệnh đang mắc phải.

Chuyên gia trả lời câu hỏi: Khi bị bệnh, có nên sử dụng lại đơn thuốc cũ không? - Hình 4

Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại đơn thuốc khi cần thiết khi điều trị bệnh cho người bệnh - Ảnh Internet

3. Nguy hiểm từ sử dụng đơn thuốc cũ hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác

Thực tế, rất nhiều trường hợp người bệnh được điều trị khỏi bệnh nhưng rất nhanh sau đó bệnh tái phát. Tuy nhiên, thay vì đến thăm khám tại cơ sở y tế thì bệnh nhân thường tự ý mua lại thuốc theo đơn thuốc cũ mà trước đây bác sĩ đã kê đơn.

Hoặc cũng có không ít trường hợp chuyền tay nhau đơn thuốc khi có người mắc bệnh, thăm khám và điều trị khỏi bằng đơn thuốc.

Nhưng có rất nhiều bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng giống nhau nhưng lại xuất phát từ hai bệnh khác nhau mà không thể sử dụng chung một loại thuốc.

Ngay cả đối với trường hợp người bệnh cùng mắc chung một bệnh nhưng việc sử dụng chung đơn thuốc là điều không nên vì mỗi người sẽ có một bệnh sử khác nhau, việc đáp ứng của cơ thể đối với thuốc cũng khác nhau nên chưa chắc đã có thể sử dụng đơn thuốc giống nhau để điều trị.

Chuyên gia trả lời câu hỏi: Khi bị bệnh, có nên sử dụng lại đơn thuốc cũ không? - Hình 5

Việc đáp ứng của cơ thể đối với thuốc cũng khác nhau nên chưa chắc đã có thể sử dụng đơn thuốc giống nhau để điều trị - Ảnh Internet

4. Lời khuyên khi sử dụng thuốc từ chuyên gia

Sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng người bệnh sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Do đó, khi sử dụng thuốc cần lưu ý một số điều sau:

- Thực hiện tái khám đúng ngày để được bác sĩ theo dõi và điều trị.

- Bệnh cấp tính khi điều trị chưa khỏi, không tự ý tìm đến thầy thuốc mới.

- Bệnh mạn tính không lơ là việc tái khám do những thay đổi bất thường của bệnh mà liều lượng thuốc và loại thuốc thay đổi.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân, người bệnh cần không sử dụng lại đơn thuốc cũ, không nên sử dụng đơn thuốc của người khác hoặc cho người khác mượn đơn thuốc của mình và không tự ý loại bỏ hay thêm thuốc trong đơn thuốc bác sĩ đã kê.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé 2 tuổi sốc nặng, bác sĩ gắp ra hơn 100 con giun đũa đóng búi trong ruột
16:16:32 02/11/2024
Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?
20:25:33 02/11/2024
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều trà sữa?
05:55:56 03/11/2024
Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?
06:24:18 03/11/2024
Lo ngại ca mắc ung thư vú và cổ tử cung ở phụ nữ tăng
22:03:47 01/11/2024
Để không có sỏi trong đường tiết niệu
05:56:31 03/11/2024
Uống nước đậu bắp với gừng có tác dụng gì?
06:29:06 03/11/2024
Thói quen tưởng đơn giản nhưng giảm mỡ máu hiệu quả
06:42:04 03/11/2024

Tin đang nóng

Chuyện lạ có thật: Sao nam từng bị "bóc" ngoại tình nay tái hợp người cũ, thân thiết như chưa hề có drama
14:31:14 03/11/2024
Hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư tung chiêu gây sốc đấu với Ngu Thư Hân, cả MXH phẫn nộ
14:34:58 03/11/2024
Nối lại tình xưa với vợ cũ, đêm đầu tiên bên nhau, cô ấy bất ngờ làm 1 việc khiến tôi chết sững
15:25:09 03/11/2024
Minh Hằng lần đầu lên tiếng về thái độ thiếu thân thiện trên sóng truyền hình
14:46:26 03/11/2024
Chị giúp việc để lộ bụng ngày càng lớn, tôi nghi mang thai nên kiểm tra phòng chị thì phát hiện ra một bí mật
15:13:02 03/11/2024
Màn đánh vần khiến dân mạng lo thay Dược Sĩ Tiến - Hương Giang: Hoàng Thùy nói gì?
17:36:40 03/11/2024
Vũ Luân chi tiền làm điều này cho Phương Lê giữa lúc vướng ồn ào
14:38:33 03/11/2024
Từng bất hòa, Thu Phương và ca nương Kiều Anh cư xử thế nào ở 'Chị đẹp đạp gió'?
14:23:33 03/11/2024

Tin mới nhất

Cách khắc phục da khô, đóng vảy mùa đông

19:08:12 03/11/2024
Mùa đông nhiều người gặp tình trạng da khô, ngứa, đóng vảy và gây ra khó chịu, mất thẩm mỹ.

Một loại vitamin có thể đánh bại chứng chuột rút

06:39:18 03/11/2024
Các tình nguyện viên được phân nhóm ngẫu nhiên, trong đó một nửa sử dụng viên bổ sung vitamin K2 với liều lượng 180 mcg, nhóm còn lại dùng giả dược để đối chứng.

Bài tập cho người bị bệnh van hai lá

06:36:49 03/11/2024
Mỗi người có thể có thời gian tập luyện tốt nhất khác nhau. Hãy thử nghiệm và tìm ra thời điểm mà bạn cảm thấy thoải mái và hiệu quả nhất.

Người đàn ông ở Phú Thọ đi cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến

06:13:21 03/11/2024
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán nhiễm độc thuốc diệt kiến Pyretheroid giờ thứ nhất, chỉ định rửa dạ dày và dùng các thuốc giải độc. Sau 1 ngày điều trị bệnh nhân tỉnh, các chỉ số sinh tồn ổn định.

Bé gái nguy kịch sau 2 ngày mắc căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

05:56:44 03/11/2024
Sau 2 giờ điều trị tích cực, với tổng lượng dịch truyền khoảng 800 ml, tình trạng của trẻ được kiểm soát, thoát khỏi cơn nguy kịch. Sau 9 ngày điều trị kháng sinh tại bệnh viện, bé gái đã dần ổn định, tỉnh táo, ăn uống tốt và được xuất ...

Người mắc hội chứng urê huyết tán huyết nên tập thể dục thế nào cho an toàn?

05:54:59 03/11/2024
Người mắc hội chứng urê huyết tán huyết có thể thử các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập kéo giãn cơ, nhưng chỉ nên thực hiện khi cơ thể cho phép và không có dấu hiệu làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Ô nhiễm không khí ở mức cao: Làm gì để bảo vệ sức khỏe?

22:04:50 02/11/2024
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy, bụi PM2.5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú

20:21:16 02/11/2024
Nổi u cục ở tuyến vú. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết. Dấu hiệu này có thể sờ nắn được bằng tay khi kích thước khối u từ 1cm trở lên. Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên khu vực ngực của bản thân sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường.

Mẹo đi bộ an toàn ở người cao tuổi, tránh té ngã

20:11:05 02/11/2024
Ngoài ra, sải chân khi đi bộ nên được giữ ở độ dài tự nhiên, bởi khi bước những bước dài hơn sẽ gây căng thẳng cho cơ và các khớp ở chân.

Loại lá mọc đầy vườn không ai hái lại là kho canxi, dưỡng gan bổ tim

20:07:35 02/11/2024
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các hợp chất sinh học trong lá ớt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trong động mạch.

Chảy nước dãi khi ngủ báo hiệu 4 tình trạng bệnh

20:05:14 02/11/2024
Ngoài ra, người bị viêm dây thần kinh mặt còn có biểu hiện châm chích như điện giật, bắt đầu với những cơn đau ngắn và nhẹ. Đối với những bệnh nhân như vậy, nên đến khoa thần kinh của bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?

20:02:41 02/11/2024
PGS.TS Dương Đình Toàn khuyên người cao tuổi nên trang bị những hiểu biết về tự chăm sóc sức khỏe, để ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Sự thật clip thanh niên cầm súng gây rối ở bến xe TPHCM

19:21:35 03/11/2024
Nam thanh niên mặc áo xe ôm công nghệ cầm súng nhắm vào nhiều người đi đường, sau đó được mời về đồn công an làm việc.

Trường THPT Đặng Thai Mai dừng thu các khoản không đúng quy định

Netizen

19:21:03 03/11/2024
Sau khi Báo GD&TĐ có bài phản ánh về tình trạng lạm thu , Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Hóa) đã dừng thu các khoản không đúng quy định.

Em ruột Hoài Linh: "Có những bầu show mời anh Hoài Linh tiền tỷ anh ấy không nhận"

Sao việt

19:18:10 03/11/2024
Những người anh em đã từng làm việc với anh Hoài Linh đều biết rõ, tiền với anh ấy chưa bao giờ quan trọng , em ruột Hoài Linh nói.

Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

Pháp luật

19:15:58 03/11/2024
VKSND tỉnh Thanh Hóa vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 11 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Nữ diễn viên hạng A tù tội, hết ngoại tình đến bao nuôi 8 trai trẻ vẫn được toàn dân tha thứ

Sao châu á

18:56:29 03/11/2024
Cuộc đời của Lưu Hiểu Khánh tràn ngập những câu chuyện truyền kỳ. Vì vậy, công chúng dễ dàng chấp nhận những mặt trái của nữ diễn viên.

Vì sao Endrick bị loại khỏi tuyển Brazil

Sao thể thao

18:29:56 03/11/2024
HLV đội tuyển Brazil, Dorival Junior, vừa có quyết định bất ngờ khi không triệu tập tiền đạo trẻ Endrick của Real Madrid vào danh sách thi đấu quốc tế sắp tới.

Gợi ý bữa tối cuối tuần cực ngon, để dành đãi khách hay cả nhà cùng "đánh chén" đều thích hợp

Ẩm thực

17:40:24 03/11/2024
Bữa tối cuối tuần cực ngon, để dành đãi khách hay cả nhà cùng đánh chén đều thích hợp. Mẹt thịt bò này có đủ món ngon và hấp dẫn khiến ai thưởng thức cũng phải thích mê.

Tổng thống Zelensky đề xuất đánh phủ đầu binh sĩ Triều Tiên ở Nga

Thế giới

17:34:18 03/11/2024
Ông tiếp tục: Nhưng thay vì tấn công tầm xa rất cần thiết, Mỹ chỉ đang đứng nhìn, Anh đang đứng nhìn, Đức đang đứng nhìn. Mọi người chỉ đang chờ quân đội Triều Tiên bắt đầu tấn công người Ukraine .

Đua nhau tiêm botox vào tay

Làm đẹp

15:54:01 03/11/2024
Các phương pháp như tiêm filler và botox ngày càng phổ biến và dễ tiếp trong những năm gần đây chỉ càng khiến vấn đề thêm trầm trọng.

Show thực tế căng nhất sóng truyền hình kết thúc với chiến thắng thuộc về nhóm cực drama

Tv show

15:52:25 03/11/2024
Trải qua hơn 3 tháng phát sóng, Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố đã chính thức khép lại mùa giải đầu tiên với đêm chung kết kịch tính giữa 3 nhóm nhảy F.E.D, HANOIXGIRLS và SO FIRE.

Nghe tiếng chồng thở gấp trong điện thoại, tôi lao nhanh theo địa điểm định vị thì phát hiện một nơi lạnh

Góc tâm tình

15:19:30 03/11/2024
9 giờ đêm hôm đó, thấy định vị chồng vẫn ở địa điểm đáng nghi đó, tôi gọi cho chồng thì nghe tiếng anh thở gấp và nói mình đang đi với khách.