Bé gái hơn 1 tuổi bục dạ dày vì món ăn nhiều người yêu thích
Một bé gái 13 tháng tuổi đã trải qua cơn nguy kịch sau 2 lần phẫu thuật vì bục dạ dày mà nguyên nhân khá bất ngờ, đó là do mẹ đã cho bé ăn món xương sườn hầm ngô quá nhiều.
Ngô là một loại lương thực phụ, có vị thơm thơm ngọt được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trường hợp của đứa trẻ 13 tháng tuổi bị bục dạ dày khi ăn ngô đang là lời cảnh tỉnh cho tất cả các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Theo thông tin từ trang Sohu cho biết, khoảng đầu tháng 3 năm nay, có một bé gái tên Kỳ Kỳ, đến từ Ôn Châu, Chiết Giang (Trung Quốc) mới 13 tháng tuổi, đột nhiên bị trướng bụng khiến người nhà cô bé rất hoảng hốt và lập tức đưa Kỳ Kỳ đến Bệnh viện Đại học Y số 2 thành phố Chiết Giang để chẩn đoán bệnh.
Bác sĩ thông báo Kỳ Kỳ bị bục dạ dày.
Sau khi đến viện kiểm tra, gia đình được bác sĩ thông báo Kỳ Kỳ bị bục dạ dày (thủng dạ dày). May mắn thay, sau khi trải qua phẫu thuật vá dạ dày của bác sĩ, bệnh nhận nhỏ tuổi đã thoát khỏi nguy hiểm.
Tại sao Kỳ Kỳ lại bị thủng dạ dày?
Nguyên nhân của sự việc là do khoảng 2 tháng trước đó, mẹ của Kỳ Kỳ đã hầm xương sườn với ngô vì nghĩ rằng cô bé có thể nhai được. Hơn nữa khi ăn, Kỳ Kỳ tỏ ra vô cùng thích thú. Vì nghĩ con gái cũng thích ăn ngô nên người mẹ đã cho cô con gái ăn trọn cả bát canh xương hầm ngô.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã tìm thấy lượng ngô lớn chưa được tiêu hóa ở bụng cô bé.
Ngày hôm sau, bụng của Kỳ Kỳ bỗng phình to, cô bé bị khó thở và có lúc tim tưởng như ngừng đập khiến gia đình hốt hoảng vội tới bệnh viện. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã tìm thấy lượng ngô lớn chưa được tiêu hóa ở bụng cô bé và mau chóng gắp hết ra, tiến hành vá dạ dày.
Tuy nhiên, dạ dày của Kỳ Kỳ khá yếu nên vài ngày sau phẫu thuật, cô bé bị nhiễm trùng nặng, các bác sĩ lại phải tiến hành phẫu thuật lần hai.
Video đang HOT
Lý giải tại sao trẻ ăn nhiều ngô lại gây nguy hiểm lớn đến vậy? Bác sĩ Chu Lợi Bân, phó khoa Nhi thuộc Bệnh viện Đại học Y số 2 cho hay, ngô là một loại thực phẩm thô, đối với người trưởng thành nhai và tiêu hóa cũng không dễ dàng, đặc biệt với một đứa trẻ nhỏ 13 tháng mới chỉ mọc vài chiếc răng nhỏ xíu thì càng khó hơn.
Trẻ mới mọc răng hoặc chưa có răng thường nuốt ngô mà không nhai kĩ gây ra hậu quả nặng nề, trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt (Ảnh minh họa).
Bởi ngô chứa nguồn chất xơ rất lớn mà hệ tiêu hóa của trẻ 1 tuổi còn rất yếu nên khi tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến tích tụ chất xơ trong ruột, gây ra khí trong đường ruột gọi là chứng đầy hơi và khó tiêu. Trẻ mới mọc răng hoặc chưa có răng thường nuốt ngô mà không nhai kĩ gây ra hậu quả nặng nề, trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt. Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải thật cẩn trọng trong việc cho con cái ở độ tuổi còn nhỏ ăn uống.
Dưới đây là một số tác hại trẻ có thể gặp phải khi ăn quá nhiều ngô và ăn ngô không đúng cách:
- Ngô rất giàu giàu tinh bột, khi ăn quá nhiều ngô sẽ sinh ra nhiều khí trong ruột, đây là nguyên nhân làm trẻ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Các chất xơ có trong ngô nếu được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây mệt mỏi dạ dày vì phải làm việc quá nhiều, về lâu dài sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày.
- Trong ngô có một loại protein có tên gọi là lectin, đây là chất mà cơ thể không thể nào tiêu hóa được nên nếu ăn quá nhiều, trẻ có thể bị viêm ruột.
- Thêm một thành phần khác trong ngô là gluten nếu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ làm hệ thống miễn dịch bị xáo trộn, kéo theo hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như: phá vỡ niêm mạc ruột, gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa như tiêu chảy và viêm đường ruột.
Theo Helino
Sai lầm chết người khi ăn ngao ít người biết đến
Ngao là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn chế biến và sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến cả gia đình có nguy cơ ngộ độc.
Theo Đông y, ngao có tính hàn, vị ngọt, bổ âm, sáng mắt, hoá đờm, ích tinh, bổ thận. Là món ăn và cũng là bài thuốc thích hợp cho người ho hen, tiểu đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến giáp trạng, bí tiểu, xơ vữa động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư...
Trong ngao có chứa vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như: sắt, kali, canxi ngao còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Cùng với cua, tôm, cá thì ngao, hến là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất. Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do ôxy hóa - một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.
Chính vì những lý do trên mà không ít người nghĩ rằng ai cũng có thể ăn ngao và tùy tiện chế biến nên dẫn đến những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe. Sau đây là những sai lầm khi ăn ngao ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân.
Những sai lầm khi chế biến và sử dụng ngao
Ăn ngao không đảm bảo chất lượng
Ngao chết chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn tuyệt đối không được ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ.
Nấu ngao chưa đủ chín
Trong ngao ẩn chứa khá nhiều ký sinh trùng. Khi chế biến ngao chưa đủ độ chín, các loại ký sinh trùng này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ngộ độc.
Nấu ngao với thực phẩm giàu vitamin C
Không nên nấu cháo ngao với thực phẩm giàu Vitamin C. Các chất có trong ngao kết hợp với vitamin C dễ gây ngộ độc.
Ăn ngao, hến và uống bia cùng một lúc
Ăn ngao, hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.
Ăn cùng hoa quả gây rối loạn tiêu hóa
Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra ăn ngao còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn. Ngoài ra, người mắc bệnh thận, ăn khó tiêu cũng không nên ăn ngao.
Mẹo chọn ngao tươi ngon
- Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.
- Mùi ngao sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.
- Không nên mua ngao hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ... vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn.
* Mẹo nhỏ: Khi sơ chế, ngâm ngao trong vài giờ với nước vo gạo hoặc vài quả ớt để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải và kỳ cọ thật sạch vỏ ngao.
Theo www.giadinhmoi.vn
Bé sơ sinh tử vong sau khi được cắt rốn bằng kéo tại nhà Bé trai 6 ngày tuổi (Lạng Sơn) chào đời tại nhà, được người thân dùng kéo cắt dây rốn dẫn đến bị nhiễm trùng uốn ván. Ảnh minh họa Bé là con thứ tư trong gia đình dân tộc Dao, nhập viện do sốt, co giật toàn thân, môi tím, cứng hàm. Mẹ của bé trong các lần mang thai trước đều không...