Bé gái 10 tuổi bị rắn hổ mang cắn khi đi chăn bò, tay hoại tử vì gia đình đắp lá
Sau khi bị rắn độc cắn vào tay, gia đình đã không kịp thời đưa bệnh nhi đến cơ sở y tế gần nhất mà sử dụng thuốc lá và hạt đậu lào đắp vào vết cắn khiến bàn tay trái của trẻ bị hoại tử và lan rộng ra cả cánh tay.
bàn tay hoại tử của bé trai sau khi đắp lá vào vết rắn cắn
Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Phụ trách Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khoảng 13 giờ ngày 10/8, Khoa có tiếp nhận bệnh nhi T.K.V (10 tuổi, ở Bắc Cạn) bị rắn độc cắn nhập viện trong tình trạng hoại tử rộng mu bàn tay trái (chỗ bị rắn cắn), hoại tử ngón tay 4, 5 bên trái trái, hoại tử thâm đen diện rộng cánh tay trái, lan ra vùng cổ và hố thượng đòn, cơ ngực lớn trái.
Theo lời kể của người nhà, cháu T.K.V bị rắn hổ mang bành cắn vào mu bàn tay trái khi đang đi chăn bò trên đồi cùng với bố. Sau khi bị rắn cắn, gia đình đã không cho bệnh nhi đến bệnh viện ngay mà dùng thuốc lá và hạt đậu lào đắp vào vết cắn.
Sau đó vài giờ, trẻ xuất hiện đau nhức, sưng nề, hoại tử lan rộng, gia đình mới đưa trẻ đến BVĐK Bắc Cạn, sau đó chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ của khoa Nhi đã nhanh chóng hội chẩn với các bác sĩ của Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai. Bệnh nhi được làm các xét nghiệm cơ bản, rối loạn đông máu và được chỉ định sử dụng dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất.
Mặc dù được dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất nhưng do bệnh nhân đến viện muộn khi vết hoại tử đã sưng nề, phát triển lan rộng nên tuy có dấu hiệu phục hồi song liệu trình điều trị cho bệnh nhi sẽ còn nan giải.
Theo các bác sĩ, sau khi đã điều trị đủ huyết thanh kháng độc và kháng sinh sẽ phải hội chẩn ngoại khoa và chuyển viện bỏng quốc gia để xử trí vết thương và hoại tử tại chỗ.
Ths. BS. Nguyễn Thành Nam cho biết hiện tại đang là mùa mưa – mùa sinh sôi phát triển của rắn. Trong một tháng trở lại đây, tuần nào Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng có 1-3 ca bị rắn cắn nhập viện, tập trung phần lớn ở các vùng trung du, miền núi của Hà Tây cũ, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Cạn, Yên Bái.
Video đang HOT
Có rất nhiều bệnh nhân đến với BV Bạch Mai trong tình trạng muộn, khi xuất hiện tình trạng sưng nề, hoại tử lan rộng. Có những bệnh nhân rắn cắn ở vùng mắt cá chân, ngón chân nhưng khi bệnh nhân sưng nề đến đùi hoặc gối mới đến viện.
Thông thường, mùa này ở khoa Nhi hay gặp rắn hổ cắn với triệu chứng sưng nề bầm tím kèm theo hoại tử chỗ rắn cắn. Ngoài ra có một số trường hợp đến viện trong tình trạng suy hô hấp. Số ít bệnh nhân khác có sưng nề bầm tím nhưng không bị hoại tử và sưng nề bầm tím lan nhanh.
BS Nam nhấn mạnh, sai lầm lớn nhất trong sơ cứu khi bị rắn cắn là người nhà cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) hoặc sưng nề hoại tử diện rộng thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
Sau khi bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích hạn chế thấp và chậm nhất sự xâm nhập của nọc độc vào trong cơ thể, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện để cấp cứu suy hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để được xử lý kịp thời.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân không sử dụng các biện pháp sau: Cố gắng hút nọc độc của rắn; Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn; Gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”; Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; Cố gắng bắt hoặc giết rắn…..bởi tất cả các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả mong muốn và chưa có cơ sở khoa học chứng minh.
Các bước sơ cứu khi bị rắn cắn
(1) Động viên bệnh nhân bình tính để làm các động tác sơ cứu, tìm cơ sở y tế tốt nhất có thể đến cấp cứu kịp thời.
(2) Không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
(3) Băng ép bất động khi bị một số loại rắn hổ cắn (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường).
(4) Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.
(5) Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay…).
Các bác sĩ lưu ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu.
Với phương châm “nhầm hơn bỏ sót” bởi nếu bị rắn độc cắn, đến bệnh viện trễ sau 12- 24 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả; không nên mất thời gian đi tìm thuốc lá hoặc thầy lang làm kéo dài thời gian chờ đợi của bệnh nhân vì đến muộn sẽ mất cơ hội cứu chữa tại bệnh viện.
Theo www.giadinhmoi.vn
Cháu bé bị rắn lục cắn sưng phù toàn thân đã qua cơn nguy kịch
Bệnh nhi 7 tuổi quê ở Ninh Thuận bị rắn độc cắn dẫn tới sưng phù toàn thân, không cầm được máu đã được cấp cứu qua cơn nguy kịch.
Trong thời gian qua có rất nhiều cháu bé bị rắn độc cắn phải nhập viện
Cháu bé 7 tuổi, quê ở Ninh Thuận nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) trong tình trạng nguy kịch.
Theo đó, khi vào viện, tình trạng toàn thân của cháu sưng phù, chảy máu chân phải không cầm được do chức năng đông/ cầm máu bị rối loạn hoàn toàn.
Ban đầu, các bác sĩ đã huy động các chế phẩm máu để điều trị cho bệnh nhi nhung không hiệu quả.
Sau đó, bác sĩ đã sử dụng huyết thanh kháng nọc độc rắn truyền cho cháu thì mới kiểm soát được tình trạng chảy máu.
Người nhà bệnh nhân cho biết, gia đình rất nghèo, ba mẹ cháu bỏ rơi cháu từ lúc 2 tuổi và cô nuôi cháu đến nay. Cháu bị rắn độc cắn khi theo cô đi làm rẫy.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 thì cháu bé có thể đã bị loại rắn Chàm Quạp cắn.
Rắn Chàm Quạp hay còn gọi là rắn lục lá khô. Rắn có màu nâu hay đỏ nâu dài khoảng 0,2 - 1 m, nặng 100 - 2000g, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt.
Rắn Chàm Quạp hay còn gọi là rắn lục lá khô
Màu sắc của rắn mới thoạt nhìn giống loài trăn hoa nên người dân dễ nhầm lẫn dẫn đến tai nạn. Rắn thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. Sau khi cắn, rắn thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng.
Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn. Khi con người bị cắn, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm.
Theo giadinhmoi.vn
Tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh kiểu này, chuyên gia cảnh báo cẩn thận kẻo hại thân! Rất nhiều người tự ý đắp thuốc nam chữa vết thương hở, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, thậm chí là chữa "lợn lành thành lợn què". Nhiều người bị hoại tử, nhiễm trùng nặng, nguy kịch tính mạng vì tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương mới ghi nhận một trường hợp bị...