Bé bị vàng da kéo dài vì… ăn quá nhiều rau củ?
Con tôi rất thích canh cà rốt, củ dền, khoai tây nhưng ăn thời gian dài thì bị vàng da nặng, hơn 1 tuần rồi không bớt…
Bạn Phan Thị Minh Nhiên (31 tuổi, quận 4, TP HCM) hỏi: Con tôi năm nay 4 tuổi và hiện tượng vàng da xảy ra sau 1 tháng cháu về quê với ông bà ngoại. Vườn nhà tôi trồng nhiều loại rau củ, trái cây nên cháu được ăn hàng ngày nhiều món tươi ngon, nhất là canh cà rốt – củ dền – khoai tây mà cháu cực thích. Đặc biệt, ông bà sợ cháu bị cận thị nên còn bổ sung thêm cho cháu món cháo bí đỏ, canh cà chua trứng để tốt cho mắt. Bạn tôi nói tại ăn rau củ nhiều mà cháu bị vàng da, có thật vậy không? Con của bạn tôi từng bị nhưng khỏi sau 1 tuần nhưng bé của tôi bị hơn 1 tuần mà chưa bớt, vậy có nguy hiểm không, tôi phải làm sao?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM) trả lời:
Theo lời kể của bạn, con bạn có vẻ ăn quá nhiều các loại rau củ chứa beta carotene trong thời gian vừa qua. Đó chính là nguyên nhân cháu bị vàng da.
Beta carotene là tiền chất vitamin A, có nhiều trong rau củ, trái cây màu đỏ, cam, vàng, như : cà rốt, bí đỏ, cà chua, củ dền, gấc, xoài… Những quả này là những thức ăn bổ dưỡng, dễ tìm mua, dễ chế biến và như chúng ta đã biết, vitamin A và tiền chất vitamin A tốt cho mắt.
Tuy nhiên, nếu ăn với lượng quá nhiều trong một thời gian thì sẽ dẫn đến việc dư thừa beta carotene, cơ thể không kịp đào thải hết gây vàng da như trường hợp của con bạn.
Tình trạng vàng da này là lành tính, bạn không nên quá lo lắng. Thông thường trẻ sẽ hết vàng da trong vòng 2 tuần nhưng cũng có trường hợp 1-2 tháng mới hết hẳn; tùy vào lượng rau củ, trái cây giàu beta carotene nạp vào. Con bạn ăn quá nhiều thì sẽ lâu hết, điều này là bình thường.
Video đang HOT
Để cháu sớm khỏi, bạn nên tạm thời ngưng cho cháu ăn các loại rau củ, trái cây này. Tuy nói tình trạng vàng da này là lành tính nhưng cũng không nên để nó lặp lại.
Bé ăn nhiều rau củ, trái cây là điều tốt nhưng nên đa dạng vì mỗi loại rau củ, trái cây đều chứa những vitamin khác nhau cần thiết cho sức khỏe. Để phát triển tốt, cháu không phải chỉ cần mỗi vitamin A. Vì vậy, ngoài các loại rau củ, trái cây bạn hãy cân đối thêm khẩu phần bằng rau xanh và các loại trái cây khác.
Anh Thư
Theo Người lao động
Coi chừng bạn đã mắc bệnh viêm túi mật nếu gặp phải 6 dấu hiệu sau
Bệnh viêm túi mật hoàn toàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và kéo theo nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chú ý phát hiện ra bệnh từ sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là rất cao.
Trong cơ thể của bạn, túi mật là một cơ quan chịu trách nhiệm lưu trữ dịch mật do gan bài tiết, từ đó giúp quá trình tiêu hóa thức ăn làm việc trơn tru, hiệu quả. Thế nhưng, một vài thói quen trong chế độ ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm túi mật về sau. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm túi mật cấp tính để kịp thời chữa trị ngay từ bây giờ nhé!
Màu phân hoặc nước tiểu thay đổi khác thường
Nếu nhận thấy màu phân của bạn có sự thay đổi khác thường thì nó có thể là một dấu hiệu cho thấy túi mật của bạn đang gặp vấn đề, nhất là khi phân có màu nhợt nhạt, hoặc màu đất sét rỉ. Bên cạnh đó, nước tiểu của bạn có hiện tượng tối màu, kèm theo các triệu chứng mơ hồ khác cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm túi mật.
Đau bụng sau bữa ăn
Hiện tượng này rất dễ xảy ra với nhiều người, đặc biệt là sau khi ăn đồ nhiều dầu mỡ. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy các cơn đau đầu, khó chịu... Và để tiêu hóa chất béo dư thừa trong cơ thể thì bạn nên chủ động đi khám xem túi mật của mình đang có vấn đề gì.
Vàng da, vàng mắt
Nếu túi mật của bạn bị chặn bởi sỏi mật thì bạn sẽ gặp phải tình trạng vàng da, vàng mắt. Do túi mật bị tắc nghẽn không thể di chuyển tới mật nên mật sẽ dần tích tụ và để lại một lượng bilirubin trong máu. Chính lượng bilirubin thừa này là nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da, hoặc vàng mắt.
Sốt cao
Ngay khi nhận thấy mình có hiện tượng sốt cao và người ớn lạnh thì bạn nên cẩn thận vì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm túi mật. Tình trạng viêm túi mật thường là do sỏi mật, nhiễm trùng do vi khuẩn, uống rượu bia, hoặc khối u ác tính trong cơ thể gây ra.
Có cảm giác đau nhói khi hít thở
Người mắc bệnh viêm túi mật không chỉ gặp phải tình trạng đau bụng, đau ngực... mà còn thường có cảm giác đau nhói khi hít thở vào. Đây là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc nghẽn túi mật nên cần chủ động vào bệnh viện khám ngay, nhờ đó sẽ giúp chữa trị bệnh kịp thời.
Hay ợ nóng, khó tiêu
Nếu gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu thì có thể là do quá trình tiêu hóa của bạn đang bị gián đoạn. Mặc dù, triệu chứng này còn thường gặp phải ở một số căn bệnh khác nhưng không loại trừ khả năng có thể xảy ra ở túi mật. Do đó, nếu thấy hiện tượng ợ nóng, khó tiêu xảy ra thường xuyên thì nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo helino
Bất ngờ nguyên nhân tử vong của bé trai con cặp vợ chồng hiếm muộn Theo báo cáo BV huyện Mường La gửi Sở Y tế tỉnh Sơn La, trước khi tử vong, bé trai 4 tháng tuổi con cặp vợ chồng hiếm muộn được bác sĩ chỉ định điều trị miệng thông qua điều dưỡng mà không trực tiếp khám. Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã có báo cáo gửi Sở...