Bé 5 tuổi nhiễm trùng toàn thân do đắp lá chữa bỏng
Con bị bỏng, bố mẹ không cho đi viện mà nghe lời mách đưa con đến nhà thầy lang đắp lá xay để liền da.
Khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, ngày 5/9, khoa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi H.T.B. (5 tuổi, Nghi Lộc) bị bỏng nước sôi 33% vùng ngực bụng, lưng, 2 tay, 2 đùi, bộ phận sinh dục, toàn bộ đều đắp thuốc lá và có mùi hôi.
Theo lời kể của gia đình, người thân sơ cứu bằng nước lạnh cho bé, sau đó qua lời giới thiệu của hàng xóm, gia đình đưa bé tới thầy lang ở Diễn Châu điều trị bằng thuốc lá. Tại đây, bé B. được thầy lang dùng thuốc lá xay nhuyễn đắp lên vết bỏng kết hợp kê thuốc kháng sinh hàng ngày.
Sau 1 tuần đắp thuốc lá, người nhà thấy bệnh tình bé không thuyên giảm, thể trạng yếu, nằm mệt, vùng bỏng không khỏi xuất hiện mủ kèm theo nôn ra máu. Lúc này gia đình mới chuyển bé đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để cấp cứu.
Video đang HOT
Các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng nhận định trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm độc do xử lý sai cách. Bé B. được truyền dịch, đạm, truyền máu kháng sinh, giảm đau, điều trị xuất huyết tiêu hoá, tắm điều trị bỏng, thay băng bỏng. Hiện bé tỉnh táo hơn, không còn nôn ra máu nhưng vẫn đang sốt cao (39,5C) kèm rét run. Các bác sĩ tiếp tục duy trì hạ sốt, giảm đau, theo dõi và chăm sóc bé theo các phương pháp điều trị chuyên sâu, khoa học để chóng hồi phục.
Ths.BS Đường Thị Hải Chi, chuyên ngành ngoại Bỏng – khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng, cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, khoa tiếp nhận điều trị gần 100 trường hợp bệnh nhi bị bỏng. Đáng tiếc đa phần các bé đều nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng vết bỏng do xử lý sai cách, phản khoa học.
Đắp lá cây hoặc các loại thuốc theo truyền miệng mà chưa được kiểm chứng, không đảm bảo vô khuẩn vào vết thương, vết bỏng là việc làm rất nguy hiểm, có thể khiến tổn thương bị nhiễm trùng lâu khỏi, nặng thêm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, để lại những di chứng suốt đời cho trẻ, hoặc một số trường hợp đáng tiếc đã xảy ra.
Nghệ An: Bé 3 tuổi nguy kịch vì bị ong vò vẽ đốt 50 nốt
Bé T. nhập viện trong tình trạng khó thở, môi tái, chân tay lạnh, lơ mơ, đái máu, được chẩn đoán ong đốt biến chứng suy đa tạng.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận bệnh nhi L.Y.T (36 tháng tuổi), trú xã Phú Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An trong tình trạng nguy kịch do ong đốt.
Theo lời người nhà kể lại, trước khi vào viện 1 ngày trẻ bị ong vò vẽ đốt vùng đầu, tay, chân khoảng 50 nốt. Sau khi bị ong đốt, trẻ tím tái, khó thở đã nhập Trung tâm Y tế Anh Sơn điều trị 1 ngày nhưng không đỡ. Sau đó, trẻ được chuyển Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, nhập viện trong tình trạng khó thở, môi tái, chân tay lạnh, lơ mơ, đái máu, được chẩn đoán ong đốt biến chứng suy đa tạng.
Người lớn cần trang bị kiến thức để có cách xử trí đúng khi bị ong đốt. (Ảnh minh họa)
Theo TS.BS Trần Văn Cương, Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, tai nạn do ong đốt thường gặp ở trẻ. Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết đốt như ong vò vẽ, ong bắp cày đất, ong bầu.
"Nếu trẻ có cơ địa dị ứng có thể quá mẫn với nọc ong gây sốc phản vệ, suy đa tạng", TS.BS Trần Văn Cương cho hay.
Để tránh hậu quả thương tâm có thể xảy ra khi trẻ bị ong đốt, người lớn cần trang bị kiến thức để có cách xử trí đúng.
Khi bị ong đốt trẻ thường có phản ứng dị ứng với nọc ong đốt như ban đỏ, sẩn phù hay đau tại vị trí bị đốt. Trường hợp nặng, trẻ cảm thấy mệt nhiều, tay chân lạnh, da nổi ban, nước tiểu đỏ, tiểu ít, khó thở. Độc tính của nọc ong gây độc thần kinh, tiêu cơ vân, hoại tử tế bào, gây các phản ứng viêm và dị ứng mạnh gây sốc phản vệ và suy tạng.
Chính vì thế, khi trẻ bị ong đốt cần bình tĩnh và tìm ngay chỗ tránh, không vung tay xua đuổi ong vì như thế càng thu hút ong tới nhiều hơn. Vết ong đốt cần rửa sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn và dùng kềm nhỏ để rút hết các vòi chích của ong ra.
Sau đó, đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề khoảng 15 - 20 phút. Trong trường hợp nặng, nên đặt trẻ nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác và sau đó nhanh chóng đưa trẻ nhập viện.
Nếu bị ong đốt gây dị ứng mức độ nhẹ với ít nốt đốt, trẻ có thể bôi các thuốc chống dị ứng ngoài da. Trường hợp nặng, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
Hậu hoạ khôn lường từ đắp lá cây, thuốc nam không rõ nguồn gốc chữa bệnh Gia đình tự điều trị bỏng bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc đã khiến tình trạng bỏng của trẻ nặng thêm gây nhiễm trùng. Ngắm nhìn con gái bé bỏng mới 18 tháng tuổi đang nằm trên giường bệnh với gần nửa người bị băng kín do bỏng nước sôi, chị T.H (Nam Định) cho biết, cách đây hơn 1 tuần, khi...