Bé 2 tuổi nghịch nhiệt kế thủy ngân làm vỡ và nuốt phải, cách làm của người mẹ được bác sĩ khen khôn ngoan
Vừa phải chăm con ốm, vừa loay hoay đủ việc nên người mẹ đã sơ sẩy để chiếc nhiệt kế thủy ngân ngay ở giường con nằm và tai nạn đã xảy ra.
An toàn của trẻ luôn là vấn đề được các bố mẹ quan tâm. Nhưng khi ở nhà, có rất nhiều thứ nhỏ nhặt không phải lúc nào bố mẹ cũng để ý hết được. Và thật không may là trẻ nhỏ vốn lại tò mò về mọi thứ xung quanh mình, nên những tai nạn đáng tiếc vẫn thường xuyên xảy ra.
Mới đây, MXH Trung Quốc chia sẻ câu chuyện một bé trai 2 tuổi tên Hùng ở Hồ Nam đã vô tình làm vỡ một chiếc nhiệt kế thủy ngân và còn nuốt vào miệng. Người mẹ cho biết, cô thường chuẩn bị một số vật dụng y tế thiết yếu tại nhà, đề phòng trường hợp con ốm sẽ có cái để dùng. Hôm ấy, con trai bị cảm lạnh và sốt. Người mẹ dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cho con. Thấy nhiệt độ con không ổn định nên cô đo thường xuyên hơn.
Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ rất nguy hiểm (Ảnh minh họa).
Ở nhà chăm con ốm, người mẹ còn loay hoay chế biến đủ món này, món khác hy vọng con sẽ ăn được chút ít để nhanh khỏe bệnh. Không may, trong lúc người mẹ vừa quay ra bếp và sơ ý không cất chiếc nhiệt kế lên cao, cậu bé đã tò mò đưa chiếc nhiệt kế vào miệng rồi làm vỡ nó. Ngay khi quay lại, biết là có chuyện không ổn đã xảy ra, bà mẹ lập tức lấy phần còn lại của chiếc nhiệt kế ra khỏi miệng con, đưa con ra khỏi giường để tránh xa khu vực chiếc nhiệt kế vỡ, mục đích để con không hít phải thủy ngân, tiếp đó cô đưa con đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Đó cũng là cách xử lý khôn ngoan của người mẹ giúp đứa trẻ được cấp cứu kịp thời trong bệnh viện. Ngay đến bác sĩ cũng hết lời khen ngợi người mẹ đã ứng xử khôn ngoan, kịp thời đưa con tránh xa khu vực thủy ngân vương vãi ra và đưa đi viện ngay lập tức.
Trên thực tế, trẻ nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế không quá nguy hiểm vì thủy ngân có thể đào thải qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn cả là lỡ hít phải thủy ngân, nó sẽ hấp thu qua đường hô hấp, đi vào máu, hệ thần kinh dễ gây ngộ độc. Ngoài ra, những mảnh vỡ thủy tinh ở nhiệt kế cũng là thứ gây nguy hiểm cho trẻ.
Nếu trẻ uống chầm hóa chất, bố mẹ cần làm gì
Video đang HOT
1. Quan sát xem con có biểu hiện gì bất thường hay không
Người mẹ trong câu chuyện trên đã nhanh chóng nhận biết được việc con nuốt phải thủy ngân nhưng trên thực tế, không phải bố mẹ nào cũng nhận ra con đã uống nhầm hóa chất. Việc nhận ra sớm sẽ giúp trẻ được cấp cứu kịp thời, giảm bớt mức độ nguy hiểm.
Khi thấy con có biểu hiện bất thường, nghi ngờ uống nhầm hóa chất, bố mẹ cũng cần tìm kiếm các hóa chất, chai lọ, thu thập chúng và mang theo khi đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ dễ dàng xác minh trẻ đã uống phải hóa chất gì.
Uống nhầm hóa chất có thể đe dọa tính mạng trẻ (Ảnh minh họa).
Nếu trẻ nuốt phải thủy ngân, không nên móc họng hoặc ép trẻ nôn vì các mảnh vụn trong nhiệt kế thủy ngân có thể làm trầy xước miệng bé. Việc uống nước, uống sữa có thể làm loãng hóa chất nếu trẻ đã nuốt vào bụng, nhưng khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, việc uống nước, uống sữa có thể khiến các mảnh thủy tinh bị vỡ trôi vào trong ruột, nguy cơ gây thủng ruột.
Vì vậy, việc cha mẹ cần làm khi con nuốt phải thủy ngân từ nhiệt kế là bế trẻ tránh xa khu vực đó để không hít phải thủy ngân và đưa con đến bệnh viện gần nhất.
Trong trường hợp trẻ mất ý thức, ngừng thở, nên gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
Nếu trẻ tỉnh táo, hãy cho trẻ uống nhiều sữa hoặc nước để làm lãng hóa chất bên trong cơ thể, bảo vệ thực quản và niêm mạc đường tiêu hóa, ngăn ngừa các chấn thương thứ phát có thể xảy ra. Ngay sau khi sơ cứu tại nhà, vẫn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xác định mức độ ngộ độc và có biện pháp điều trị kịp thời
Với trẻ nhỏ, hiếu động, nên sử dụng nhiệt kế điện tử.
2. Phòng ngừa quan trọng hơn cả
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 – 3 tuổi, bố mẹ cần cẩn trọng, sát sao hơn khi chăm sóc trẻ. Nên để xa tầm với của trẻ tất cả vật dụng nguy hiểm. Chỉ một chút lơ là của người lớn, trẻ có thể phải đánh đổi bằng tính mạng.
Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, cất hết những vật dụng, hóa chất nguy hiểm vào tủ có khóa hoặc nơi trẻ không thể với tới, để mắt thường xuyên tới trẻ là lưu ý quan trọng. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với trẻ đang ở tuổi biết đi, bố mẹ không nên rời mắt khỏi trẻ.
Hiện nay đã có nhiều loại nhiệt kế điện tử tiện dụng, không dễ vỡ, ít nguy hiểm nên các gia đình có con nhỏ có thể chuyển sang sử dụng nhiệt kế điện tử để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Tại sao đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa được bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp?
Khẩu trang khi sử dụng đúng loại và đúng cách có tác dụng ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh từ đường hô hấp của người mang mầm bệnh phát tán ra không khí và từ không khí vào đường hô hấp của người chưa bị nhiễm bệnh.
1. Nếu không có nhiệt kế điện tử thì nên dùng nhiệt kế gì để giám sát thân nhiệt cho nhiêu người và phải lưu ý vấn đề gì khi sử dụng loại nhiệt kế đó?
Nếu không có nhiệt kế điện tử thì có thể dùng nhiệt kế thủy ngân đo ở nách. Tuy nhiên đo cách này mất nhiều thời gian hơn và có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc. Vì vậy, đảm bảo an toàn là cần sát khuẩn cồn sau mỗi lần đo trên một người; không đo nhiệt độ ở miệng vì tăng nguy cơ lây nhiễm.
2. Khi đo nhiệt độ ơ trán bằng nhiệt kế điện tử, nhiệt độ bao nhiêu trở lên thì coi là bị sốt?
Trên 37C thì được coi là sốt.
3. Tại sao đeo khẩu trang có thê ngăn ngừa được bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp?
Khẩu trang khi sử dụng đúng loại và đúng cách có tác dụng ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh từ đường hô hấp của người mang mầm bệnh phát tán ra không khí và từ không khí vào đường hô hấp của người chưa bị nhiễm bệnh. Hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn khi cả người mang mầm bệnh và người không mang mầm bệnh cùng sử dụng khấu trang.
4. Có bao nhiêu loại khẩu trang y tế, cấu tạo cơ bản và công dụng của mỗi loại?
Khẩu trang y tế có hai loại là khẩu trang ngoại khoa và khẩu trang có hiệu lực lọc cao.
Khẩu trang ngoại khoa chỉ ngăn ngừa được các giọt bắn có kích thước lớn từ 5 micromet trở lên và lây truyền trong phạm vi 1 met khi ho, hắt hơi, hút đờm dãi...
Khẩu trang hoạt lực cao (N95, N96, N99...) ngăn ngừa lây truyền qua đường hô hấp qua các giọt nhỏ dưới 5 micromet.
(Con nưa)
Máy đo thân nhiệt 'không đáng tin' Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) cảnh báo máy đo thân nhiệt hoặc thiết bị cảm ứng ảnh nhiệt thiếu chính xác và không hiệu quả. Báo cáo được ACLU công bố ngày 19/5, khẳng định các loại máy đo nhiệt độ có thể khiến người dùng chủ quan, mất cảnh giác đối với dịch bệnh và bỏ qua những biện...