Bé 1 tuổi nắm phải sâu róm, gia đình đắp thuốc Nam khiến trẻ suýt phải cắt bỏ ngón tay
Nọc độc sâu róm đã gây dị ứng viêm tấy, sưng, đau bàn tay phải của bé. Gia đình đắp thuốc Nam cho bé theo những người hàng xóm mách. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, bé phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Bác sĩ thực hiện rạch tháo mủ, dẫn lưu ổ viêm (ảnh: BVCC)
Ngày 13/10, BV Sản Nhi Vĩnh Phúc cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho bé P.Đ.V. (1 tuổi, trú tại huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) bị biến chứng do cầm phải sâu róm nhưng gia đình lại đắp lá điều trị cho bé.
Trước đó, bé được đưa đến BV trong tình trạng quấy khóc nhiều, bàn tay phải sưng tấy. Gia đình cho biết, trước đó bé cầm phải sâu róm. Nọc độc sâu róm gây dị ứng viêm tấy, sưng, đau bàn tay phải của bé. Gia đình đắp thuốc nam cho bé theo những người hàng xóm mách. Vài ngày sau, tay bé không đỡ mà sưng to, đau tăng lên, trẻ quấy khóc nhiều gia đình đưa trẻ đến viện được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình của BV để cấp cứu.
Tại BV bé được chẩn đoán viêm tấy lan toả bàn tay phải. Tuy nhiên, vì bé được đưa đến viện muộn nên khả năng dính gân sâu bàn tay và ảnh hưởng đến xương rất lớn. Kết quả chụp X-quang cho thấy, hình ảnh viêm xương, trẻ không gấp được ngón tay. Các bác sĩ chỉ định rạch tháo mủ, dẫn lưu ổ viêm cấp cứu kết hợp với dùng kháng sinh liều cao ngay từ đầu.
Sau phẫu thuật, sức khỏe bé ổn định và tiếp tục được theo dõi. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhi còn phải trải qua 1 – 2 lần phẫu thuật nữa để nối gân, chuyển gân nhằm lấy lại chức năng vận động bàn tay phải tốt nhất có thể cho bé.
Ngoài trường hợp trên, BV cũng tiếp nhận và điều trị cho bé N.B.T. (8 tuổi, trú tại huyện Sơn Dương, Tuyên Quang). Gia đình cho biết, trước khi vào viện 5 ngày, bé sưng đau vùng góc hàm phải. Nghe lời khuyên hàng xóm, gia đình đưa bé đi đắp thuốc Nam và châm cứu vào vùng sưng. Sau 3 ngày, bệnh nhi xuất hiện sốt cao, rét run kèm sưng tấy vùng góc hàm phải vào viện được chẩn đoán áp xe tuyến nước bọt mang tai/Theo dõi nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhi được điều trị bằng kháng sinh mạnh phối hợp, thế hệ cao mà 3 ngày không cắt sốt. Các bác sĩ cho biết, việc châm cứu vào vùng bị viêm có thể đưa vi khuẩn vào máu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ bị tổn thương bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, phụ huynh không nên tin theo những cách điều trị truyền miệng. Bởi thực tế, từ tổn thương nhỏ, đơn giản, nhiều gia đình đã đặt con trẻ vào tình thế nguy kịch, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng hoặc nhiều trường hợp để trẻ gánh hậu quả suốt cuộc đời . Do đó, khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy đưa trẻ đến BV chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
12 cây thuốc nhất định phải có trong vườn nhà bạn
Khi cần thiết, thay vì tìm kiếm các loại cây thuốc và thảo mộc trong tự nhiên, tốt nhất là nên trồng trong vườn nhà mình.
Chất gel trong lá lô hội (nha đam) chứa 75 hoạt chất, bao gồm vitamin A, C và E, khoáng chất, enzym, a xít amin và a xít béo, có các đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ
Video đang HOT
ẢNH: SHUTTERSTOCK
Sau đây là một số cây thuốc cần cho bạn, theo Natural News.
1. Cúc vàng Calendula
Tiêu thụ hoa cúc này có thể giúp giảm đau bụng và trào ngược a xít.
2. Húng quế
Húng quế được sử dụng tốt nhất để điều trị co thắt dạ dày, chán ăn và đầy hơi. Húng quế cũng có khả năng chống đau đầu, đau họng, côn trùng cắn và co thắt cơ.
3. Cúc tím Nam Mỹ Echinacea
Echinacea từ lâu đã được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch. Nó chứa nhiều polysaccharid, flavonoid và tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng viêm, bằng cách giúp tăng sản xuất các tế bào bạch cầu.
Sử dụng Echinacea để trị cảm, ho, sốt, đau họng, viêm phế quản và nhiễm trùng đường hô hấp trên, theo Natural News.
4. Cúc La Mã Chamomile
Loài cúc này được sử dụng để giảm căng thẳng và chữa mất ngủ. Trà hoa cúc có tác dụng an thần và làm dịu, có thể trị lo âu, ác mộng và mất ngủ.
Tiêu thụ hoa cúc Calendula có thể giúp giảm đau bụng và trào ngược a xít
ẢNH: SHUTTERSTOCK
Hoa cúc cũng trị được bệnh đề về đường tiêu hóa, như khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đầy hơi, theo Natural News.
Nó cũng có đặc tính giảm đau lưng, viêm khớp và co thắt dạ dày.
Nó được sử dụng để chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết bỏng và phát ban, bệnh chàm, bệnh trĩ, bệnh gút, vết loét và kích ứng da.
5. Tỏi
Tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và là chất kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ có thể tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
6. Kinh giới
Trong y học cổ truyền, tinh dầu, hoa và lá cây kinh giới được sử dụng để điều trị cảm lạnh và các vấn đề về đường tiêu hóa.
7. Gừng
Gừng chữa buồn nôn và chóng mặt. Trà gừng có thể làm dịu cơn ho và tắc nghẽn.
8. Bồ công anh
Bồ công anh có thể làm giảm các vấn đề tiêu hóa và đau bụng, theo Natural News.
9. Tía tô
Loại thảo mộc này có thể điều trị nhiều chứng bệnh, như mất ngủ, mụn rộp, đau bụng kinh, khó tiêu và đau răng.
10. Nghệ
Củ nghệ được sử dụng để giảm đau do chứng ợ nóng và viêm khớp nhờ có chứa curcumin.
11. Nha đam
Chất gel trong lá lô hội chứa 75 hoạt chất, bao gồm vitamin A, C và E, khoáng chất, enzym, a xít amin và a xít béo, có các đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ.
Xoa gel nha đam làm dịu các vết đứt và vết thương, bỏng, tê cóng, cháy nắng, phát ban, côn trùng cắn, viêm da và các bệnh về da.
Nó giúp dưỡng ẩm da, giảm đau, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, giảm viêm và ngăn ngừa hình thành sẹo, theo Ruralsprout.
12. Bạc hà
Bạc hà được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh trong y học cổ truyền, chữa co thắt dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, chân tay khó chịu.
Ngoài đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, bạc hà còn dùng hít hơi giúp thông mũi, giảm viêm phế quản, viêm xoang và hen suyễn.
Bạc hà cũng có tác dụng giảm đau đầu và đau nửa đầu. Xoa dầu bạc hà giúp thư giãn các cơ và giảm đau ở cổ, thái dương và trán, theo Ruralsprout.
12 lần phẫu thuật, người đàn ông được loại bỏ khối u khổng lồ Đây là khối u tái phát đã mổ rất nhiều lần (đây là lần thứ 12) và là khối u thần kinh to nhất từ trước đến nay được cắt bỏ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, nặng gần 8,9 kg. Ngày 30-9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho hay các bác sĩ của bệnh viện này vừa phẫu...