Bất chấp kêu gọi của ông Biden, EU hoàn tất đàm phán hiệp định đầu tư với Trung Quốc
Dù Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cùng hợp tác để đối phó Trung Quốc, EU và Trung Quốc ngày 30/12 thông báo đã hoàn tất về nguyên tắc Hiệp định đầu tư toàn diện giữa 2 bên.
Phiên hội đàm trực tuyến ngày 30/12 giữa lãnh đạo Liên minh châu Âu và Trung Quốc.
Thông tin được công bố trong phiên hội đàm trực tuyến ngày 30/12 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng hai lãnh đạo cao nhất của Liên minh châu Âu là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Việc hoàn tất hiệp định đầu tư sau 7 năm đàm phán được châu Âu đánh giá là một cột mốc quan trọng giúp châu Âu xây dựng được quan hệ thương mại cân bằng hơn với Trung Quốc, có nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại Trung Quốc.
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen, phía Trung Quốc đã cam kết minh bạch hơn về trợ cấp nhà nước, phương thức kinh doanh cũng như không ép buộc chuyển giao công nghệ hay bắt buộc liên doanh. Đồng thời, hiệp định cũng sẽ tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty châu Âu.
Video đang HOT
Các công ty châu Âu sẽ được phép đầu tư vào các lĩnh vực như ô tô điện, bệnh viện tư, bất động sản, quảng cáo, công nghiệp hàng hải, dịch vụ điện toán đám mây… tại Trung Quốc.
EU và Trung Quốc cho biết sẽ thúc đẩy để việc ký chính thức hiệp định sớm được thực hiện. Tuy nhiên, việc phê chuẩn hiệp định dự kiến sẽ gặp một số trở ngại từ phía Nghị viện châu Âu, đồng thời có thể sẽ mất cả năm hiệp định này mới chính thức có hiệu lực do các trình tự về pháp lý và kỹ thuật phức tạp.
Trước đó, phát biểu trước báo giới ngày 28/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các đồng minh hợp tác chặt chẽ đối phó Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Theo ông Biden, một liên minh chung chí hướng sẽ có lập trường vững vàng hơn khi cạnh tranh với Trung Quốc, đồng thời có biện pháp hiệu quả để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về những hành vi lạm dụng trong thương mại, công nghệ, nhân quyền, cũng như các lĩnh vực khác.
Ông Biden đã nhiều lần tuyên bố chính sách đối phó Trung Quốc sẽ nhằm vào các hành vi như “đánh cắp sở hữu trí tuệ, phá giá hàng hóa, trợ cấp bất hợp pháp đối với các tập đoàn và chuyển giao công nghệ mang tính cưỡng ép” từ các công ty Mỹ sang các đối tác Trung Quốc.
Ông Tập: Quan hệ Trung - Nga 'không thể chia rẽ'
Chủ tịch Tập điện đàm với Tổng thống Putin, nói rằng quan hệ Trung - Nga không thể bị bên thứ ba chia rẽ và sẽ vượt qua mọi khủng hoảng.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng mối quan hệ giữa hai nước "có giá trị độc lập mạnh mẽ", "không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của tình hình quốc tế hay sự can thiệp của bất kỳ yếu tố nào khác".
"Việc tăng cường hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga có thể chống lại một cách hiệu quả bất kỳ nỗ lực nào nhằm đè nén và chia rẽ hai nước. Trung Quốc sẵn sàng không ngừng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Nga trong kỷ nguyên mới", thông cáo hôm nay của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Tập.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Brazil năm ngoái. Ảnh: Xinhua .
Chủ tịch Trung Quốc cũng nói rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào sẽ chỉ đẩy quan hệ Trung - Nga trở nên "mạnh mẽ" hơn và hai nước đã phối hợp để kiềm chế đại dịch Covid-19.
"Hai bên tiếp tục giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi, thể hiện sự tin cậy và tình hữu nghị giữa hai bên ở mức độ cao", ông Tập nói.
Văn phòng Tổng thống Nga cho biết hai lãnh đạo "ca ngợi quan hệ song phương đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử và thực sự có lợi cho cả hai bên". Hai lãnh đạo cũng tái khẳng định sự sẵn sàng chung trong thúc đẩy hợp tác trên trường quốc tế.
Cuộc điện đàm diễn ra khi Trung Quốc đang tăng cường củng cố mối quan hệ với các nước trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhậm chức ngày 20/1/2021. Một thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến cũng sớm hoàn tất sau 7 năm đàm phán.
Quan chức cấp cao của Trung Quốc gần đây đã trao đổi hoặc tới thăm các nước ở Đông Nam Á và châu Âu, sau khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt và tuyên bố sẽ hành động cứng rắn hơn với cả Bắc Kinh và Moskva. Biden hôm 28/12 kêu gọi các "đối tác và đồng minh cùng chí hướng" thành lập liên minh mạnh mẽ hơn để đối đầu Trung Quốc về kinh tế, thương mại.
Andrey Denisov, đại sứ Nga tại Trung Quốc, nói rằng quan hệ Moskva - Bắc Kinh đủ mạnh để chống lại bất kỳ ảnh hưởng nào từ "các yếu tố bên ngoài", gồm chính phủ mới của Mỹ.
Dù lãnh đạo Nga - Trung đều tuyên bố sẵn sàng hợp tác với chính phủ mới của Mỹ, Denisov cho biết vẫn còn phải xem liệu Mỹ có "có lập trường hợp lý hơn" hay không trong giải quyết các mối quan hệ với Trung Quốc và Nga, những nước mà Tổng thống Donald Trump cho là đối thủ lớn nhất của Mỹ.
Thứ trưởng quốc phòng Nga tố Mỹ muốn 'bá quyền toàn cầu' Theo Thứ trưởng quốc phòng Nga Alexander Fomin, Mỹ đang thay đổi ưu tiên của nước này, gây bất ổn, rời bỏ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nhằm 'bá quyền'. "Nước Mỹ đã thúc đẩy chính sách nhằm xây dựng sức mạnh quân sự trong thời gian dài. Với những lý do được cường điệu hóa, phía Mỹ đã từ bỏ...