Bật báo động đỏ, cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
Mới đây, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân Lê H. 70 tuổi nhờ vận hành tốt quy trình báo động đỏ toàn bệnh viện.
Các bác sĩ cấp cứu người bệnh. Ảnh BSCC
Trước đó, vào lúc 23 giờ 45 phút ngày 1 tháng 1 năm 2020, bệnh nhân H. được người nhà đưa vào nhập viện tại khoa cấp cứu với biểu hiện tức ngực trái, đau thượng vị kèm theo khó thở vã mồ hôi, sau 5 phút nhập viện bệnh nhân đột ngột xuất hiện ngừng tuần hoàn: mất ý thức, ngừng thở, mạch bẹn khó bắt, điện tâm đồ trên Monitoring: nhịp nhanh thất.
Ngay lập tức, kíp trực của khoa cấp cứu tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, sốc điện chuyển nhịp, kiểm soát hô hấp bằng đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch. Sau sốc điện 3 lần, bệnh nhân có nhịp trở lại, trên điện tâm đồ là hình ảnh nhồi máu cơ tim cấp vùng sau dưới. Đồng thời, kíp bác sỹ cấp cứu xin ý kiến trực lãnh đạo, phát động quy trình báo động đỏ: thông báo khoa Điều trị tích cực chống độc, kíp can thiệp tim mạch – khoa Nội Tim Mạch phối hợp cấp cứu, tiến hành can thiệp cấp cứu khi huyết động bệnh nhân tạm ổn định.
Sau 20 phút, Huyết áp bệnh nhân 90/60 mmHg dưới tác dụng của thuốc vận mạch, bệnh nhân thở theo máy, khí máu ổn định, điện tâm đồ: rung nhĩ, tần số thất chậm: 38 ck/phút, siêu âm tim: giảm vận động vùng. Lập tức, các bác sỹ thuộc 3 khoa thảo luận nhanh và đưa đến chẩn đoán cuối cùng, bệnh nhân bị: Ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp sau dưới cần can thiệp cấp cứu.
Ths.Bs.Nguyễn Mạnh Thắng xin chỉ thị trực tiếp của giám đốc bệnh viện và phó Giám đốc phụ trách khối, tiến hành can thiệp cấp cứu. Được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện, bệnh nhân được tiến hành can thiệp cấp cứu sau 35 phút kể từ lúc nhập viện.
Video đang HOT
Sau 45 phút, ca can thiệp thành công, huyết áp bệnh nhân được kiểm soát tốt dưới tác dụng của vận mạch ( Huyết áp 130/80 mmHg), bệnh nhân thở đều theo máy, nhịp tim hồi phục: tần số thất 80 ck/phút, máy tạo nhịp để chế độ chờ.
Bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực – chống độc tiếp tục theo dõi tiếp. Tại khoa, Hồi sức tích cực, bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, sau 24 giờ: hoàn toàn tỉnh táo, không đau ngực, HA: 130/80 mmHg, nhịp tim: 70 ck/phút (rút máy tạo nhịp sau 10 giờ), rút ống nội khí quản. Sau 30 giờ bệnh nhân chuyển về khoa Nội Tim Mạch theo dõi và điều trị tiếp.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng – Trưởng khoa Tim mạch cho biết: “Bệnh nhân có tiền sử đau ngực trái, tăng huyết áp, gout, điều trị không đều ở nhà đã có nhiều con đau ngực trái nhưng ko đi khám. Những bệnh nhân có biểu hiện trên nên đi khám định kì để phát hiện những biến chứng do tăng huyết áp trong đó có biến chứng nguy hiểm là nhồi máu cơ tim.”
Tại khoa Nội Tim Mạch bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị nội khoa sau can thiệp, điều chỉnh thuốc chống đông nhằm tránh thuyên tắc stent động mạch vành. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng và xuất viện tại khoa nội tim mạch sau 6 ngày điều trị.
Bệnh nhân ra viện hoàn toàn không để lại di chứng, đây không chỉ là niềm vui của bệnh nhân và người nhà mà còn là minh chứng về trình độ chuyên môn, sự phối hợp nhịp nhàng của các bác sỹ, kỹ thuật viên của các khoa trong quy trình báo động đỏ toàn bệnh viện đa khoa Đức Giang.
Theo infonet
Thận trọng với "gạo lứt, muối mè"!
Mới đây, một người phụ nữ 61 tuổi do áp dụng chế độ ăn chay thực dưỡng chỉ với gạo lứt và muối mè để chữa bệnh đã nhập viện cấp cứu tại Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng ngừng tuần hoàn, rối loạn natri, kali
Theo thông tin lan truyền trên mạng, chế độ ăn chay này kéo dài 49 ngày nhưng đến ngày thứ 41 thì bà H. phải đi cấp cứu.
Găp họa vì ăn không đúng cách
Bà H. không phải trường hợp duy nhất gặp phải biến chứng với chế độ ăn chay này, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa cấp cứu một bệnh nhân 57 tuổi (ngụ Gia Lâm, Hà Nội) cũng bị ngừng tuần hoàn vì ăn chay theo hướng dẫn trên mạng.
Bệnh viện K từng tiếp nhận một trường hợp ung thư dạ dày nhưng được phát hiện sớm. Bệnh nhân là một phụ nữ ở Quảng Ninh, được bác sĩ khuyên chỉ cần phẫu thuật là có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, khi nghe nói phải phẫu thuật, bệnh nhân lại đòi về nhà tự chữa. Nghe theo lời bạn bè, người phụ nữ này chọn chế độ ăn các loại gạo lứt, gạo thảo dược... để chữa ung thư dạ dày, thậm chí uống nước gạo lứt thay cho nước lọc hằng ngày.
Sau vài tháng, người nhà phát hiện bệnh nhân sụt cân nhiều và khuyên đừng ăn gạo lứt nữa nhưng người này không nghe. Đến khi bị nôn ra máu phải nhâp viện cấp cứu thì ung thư đã di căn và không còn khả năng cứu chữa.
Hay trường hợp bệnh nhân L.T.H. 38 tuổi, ở Hà Tĩnh khi được bệnh viện chẩn đoán bị ung thư vú, bệnh nhân này đã chọn cách chữa ung thư bằng phương pháp thực dưỡng. Theo chị H. phương pháp ăn theo chế độ này sẽ giúp đẩy tế bào ung thư ra khỏi cơ thể mà không cần phải phẫu thuật.
Sau đó, bệnh nhân H. đã áp dụng phương pháp thực dưỡng bằng gạo lứt với muối mè hằng ngày suốt một thời gian dài. Đến đầu năm 2019, chị H. bị sụt cân rất nhiều, khó thở, sức khỏe suy kiệt. Khi bệnh nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu thì đã quá muộn. Ung thư đã di căn kèm tràn dịch màng phổi. Do đó, các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ và không nên nghe theo các phương pháp phản khoa học khác được lan truyền trên mạng.
Ăn chay sao cho đúng
Gần đây, trào lưu ăn chay lan truyền khắp các mạng xã hội. Người ta ăn chay để giảm cân, dưỡng nhan thậm chí là để chữa bệnh. Một trong những cách ăn chay phổ biến nhất hiện nay là ăn gạo lứt với muối mè.
Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, chưa xát bỏ lớp cám gạo bên trong nên vẫn giữ được các chất dinh dưỡng quan trọng có trong hạt gạo. Đây là loại gạo rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt cũng chỉ cung cấp một phần chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn gạo lứt với muối mè cung cấp nhiều chất khoáng nhưng không bảo đảm đủ chất đạm và chất béo. Đây là những chất giúp cơ thể tổng hợp kháng thể, nội tiết tố... Ngay cả đối với người khỏe mạnh thì việc ăn gạo lứt với muối mè trong một thời gian dài cũng khiến cơ thể suy nhược vì thiếu chất. Huống chi là người bệnh rất cần được bồi bổ giúp cơ thể có đủ khả năng chống đỡ bệnh tật. Do đó, người dùng vẫn rất cần ăn bổ sung các nhóm thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể chớ nên lạm dụng gạo lứt hằng ngày mà không có thêm dinh dưỡng khác lâu ngày có thể làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
Theo Báo Người tiêu dùng
Cứu sống bệnh nhân người Nhật Bản bị nhồi máu cơ tim cấp Qua khám lâm sàng và kết quả điện tim, men tim, siêu âm tim, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Các bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân người Nhật Bản. (Ảnh: PV/Vietnam ) Các bác sỹ Bệnh viện...