Báo Mỹ: Ukraine kêu gọi Washington đặt tên lửa Tomahawk trên lãnh thổ
Truyền thông Mỹ đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dường như đã đề nghị Washington đặt tên lửa Tomahawk trên lãnh thổ như biện pháp răn đe.
Tên lửa Tomahawk (Ảnh minh họa: AFP).
New York Times dẫn nguồn thạo tin cho hay, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đề nghị Mỹ triển khai tên lửa Tomahawk tại Ukraine như một phần của “gói răn đe phi hạt nhân” trong kế hoạch chiến thắng của ông.
Kế hoạch chiến thắng do nhà lãnh đạo Zelensky đề xuất bao gồm năm điểm với ba phụ lục được bảo mật, trong đó có lời đề nghị NATO ngay lập tức mời Ukraine gia nhập, dỡ bỏ các hạn chế áp lên vũ khí tầm xa được viện trợ. Ông Zelensky cũng đề xuất phương Tây “triển khai biện pháp răn đe chiến lược phi hạt nhân toàn diện” trên đất Ukraine nhằm gửi thông điệp tới Nga.
Tên lửa Tomahawk có tầm bắn hơn 2.400km, gấp khoảng 7 lần tầm bắn của tên lửa tầm xa ATACMS mà Ukraine nhận được từ Mỹ trước đó.
Theo các nguồn tin, Ukraine đã không thể thuyết phục các nhà ngoại giao phương Tây về lý do tại sao họ cần Tomahawk. Số lượng mục tiêu của Ukraine ở Nga cũng được cho là vượt xa số lượng tên lửa dự trữ mà Mỹ có thể chuyển giao mà không gây nguy hiểm cho lợi ích của họ ở Trung Đông và Châu Á.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho rằng phương Tây nên nghiêm túc cân nhắc việc triển khai các vũ khí thông thường, phi hạt nhân có khả năng răn đe, ví dụ hệ thống tên lửa tầm xa, trên lãnh thổ Ukraine sau khi cuộc xung đột hiện tại khép lại.
Ông Lecornu nhận định, kế hoạch của ông Zelensky là “khởi đầu cho một lộ trình chính trị mà chúng ta phải đảm nhận để giúp Ukraine về lâu dài, và đặc biệt là đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”.
Trước đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot phát đi tín hiệu rằng Paris ủng hộ kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky. Tuy nhiên, một số quốc gia NATO khác có quan điểm không tương đồng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev hoặc ủng hộ việc Kiev nhanh chóng gia nhập NATO, trong khi các quan chức Hungary đã cảnh báo rằng cách tiếp cận như vậy có thể dẫn đến sự leo thang lớn.
Mặt khác, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bác bỏ kế hoạch của ông Zelensky, cảnh báo rằng Kiev đang “đẩy các thành viên NATO tới một cuộc xung đột trực tiếp” với Nga.
Ukraine thiếu hụt tên lửa trầm trọng, Mỹ không giúp Kiev đánh chặn UAV Nga
Ông Zelensky cho rằng việc thiếu hụt tên lửa là nguyên nhân khiến cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine liên tục bị tập kích.
Theo Pravda, trong ngày 16/4, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã giải thích nguyên nhân khiến cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine liên tục bị ảnh hưởng bởi các đợt tập kích của Nga.
"Nguyên nhân rất đơn giản, chúng tôi không còn tên lửa phòng không. Tôi sẽ lấy một ví dụ rất cụ thể, nhà máy nhiệt điện Trypillia ở gần Kiev. Cơ sở này bị tập kích bởi 11 tên lửa, chúng tôi đã bắn hạ 7, nhưng 4 quả còn lại đã phá hủy nhà máy. Tất cả là vì chúng tôi đã hết tên lửa", ông Zelensky nói.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: X
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh, thủ đô Kiev vẫn có thể đảm bảo an toàn trước những đợt không kích bằng UAV hay tên lửa, nhưng các khu vực khác tại Ukraine thì ngược lại. "Chúng tôi cần sự trợ giúp của các đồng minh và đối tác. Không phải trên giấy tờ, mà là những hành động thực tế", ông Zelensky cho biết.
Nhà máy nhiệt điện Trypillia nằm cách thủ đô của Ukraine khoảng 30km về hướng nam, là nguồn cung cấp điện chính cho vùng Kiev, Zhytomyr, và Cherkasy. Trong ngày 11/4, nhà máy này đã bị hư hại nặng vì trúng tên lửa hành trình Kh-69 của Nga.
Mỹ tuyên bố không giúp Ukraine đánh chặn UAV Nga
Theo TASS, trong ngày 16/4, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, Washington đã loại trừ khả năng giúp Kiev đánh chặn trực tiếp UAV và tên lửa của Moscow.
"Tình hình không giống với Israel. Đây là một cuộc xung đột khác, không phận khác và nguy cơ khác. Tổng thống Biden đã làm rõ quan điểm rằng Mỹ sẽ không can dự trực tiếp vào vấn đề Ukraine", ông Kirby nói.
Một UAV Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev. Ảnh: Reuters
Trước đó, Ngoại trưởng Anh David Cameron cũng phát đi thông điệp tương tự. Ông Cameron cho rằng việc NATO tham gia đánh chặn các UAV và tên lửa Nga sẽ khiến căng thẳng leo thang, dẫn đến viễn cảnh khối này xung đột trực tiếp với Moscow.
Cách đây ít ngày, Mỹ và đồng minh ở Trung Đông đã giúp Israel đánh chặn các tên lửa và UAV cảm tử của Iran. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về việc Washington có thể làm điều tương tự với Kiev hay không.
Nga tuyên bố nhắm mục tiêu vào hệ thống Starlink
Theo Aviva Pro, trong ngày 15/4, Trung tướng Yury Lastochkin, Tư lệnh lực lượng tác chiến điện tử Nga, tuyên bố rằng quân đội Nga có thể nhắm mục tiêu vào các thiết bị kết nối internet vệ tinh Starlink của Ukraine.
"Hệ thống Starlink của công ty SpaceX hiện đang được trang bị trong nhiều đơn vị của Ukraine. Để đối phó với điều này, chúng tôi đã phát triển các phương tiện có khả năng tác động tới thiết bị đầu cuối của Starlink, qua đó làm gián đoạn kết nối", ông Lastochkin nói.
Truyền thông Ukraine cho biết, hệ thống Starlink là thiết bị quan trọng giúp quân đội nước này vận hành UAV trên tiền tuyến. Tính đến cuối năm 2023, có khoảng 47.000 thiết bị đầu cuối của Starlink đang hoạt động ở Ukraine.
Mỹ cảnh cáo Iran, EU tính dùng tài sản tịch thu của Nga mua vũ khí cho Ukraine Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết, nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến (G7) sẵn sàng đáp trả bằng các hình phạt mới nghiêm khắc nếu Iran chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga. Theo Reuters, G7 mới đây đã ra tuyên bố cảnh báo các nước thành viên của nhóm sẵn sàng có biện pháp...