Bảo lãnh du học Canada
Đối với học sinh tốt nghiệp THPT ở Canada, các trường Cao đẳng, Đại học sẽ xét điểm tốt nghiệp phổ thông giống như với các sinh viên bản xứ.
Chào MTO!! Năm nay mình học lớp 11. Mình có một người bác đang sinh sống và làm việc tại Canada. Gia đình rất muốn mình đi du học, mình cũng thích lắm. Cho mình hỏi là bác của mình có thể bảo lãnh mình qua sang Canada được không? (Nguyễn Thị Kim Ngân, 16 tuổi, Tân An, Long An)
Trả lời: Người thân của bạn ở Canada cụ thể là Bác của bạn hoàn toàn có thể bảo trợ về tài chính cũng như làm giám hộ cho bạn (cho đến ngày bạn tròn 18 tuổi) khi bạn du học ở Canada. Bác của bạn cần phải chứng minh có thu nhập hàng tháng ổn định và thu nhập đó sau khi trừ các khoản chi phí trong gia đình vẫn còn đủ để tài trợ cho việc học tập và sinh hoạt của bạn. Chi phí trung bình cho một năm học tập ở Canada từ 20.000 đến 30.000 đô la Canada bao gồm học phí và sinh hoạt phí. Để biết cụ thể liệu bác của bạn có đủ điều kiện bảo trợ cho bạn hay không, bạn vui lòng đến văn phòng IDP gần nhất nhé.
Em chào các anh chị, em là Hùng đang hiện đang học lớp 10. Hiện nay em đang có nguyện vọng đi du học Canada. Em thắc mắc là từ lớp 11, hoặc lớp 12 mình sang bên đó học thì có được coi là một học sinh tốt nghiệp như người bản xứ không? Hay vẫn bị coi là sinh viên quốc tế và phải theo các điều kiện mà trường đại học đặt ra đối với nước tương ứng? Em cảm ơn ạ. (Hà Việt Hùng)
Trả lời: Đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Canada, các trường Cao đẳng, Đại học sẽ xét điểm tốt nghiệp phổ thông giống như với các sinh viên bản xứ, nhưng sẽ kèm theo điều kiện tiếng Anh. Học sinh phải đạt điểm tối thiểu là C hoặc B cho môn tiếng Anh ở trung học, nếu thấp hơn sẽ phải nộp IELTS hoặc TOEFL, hoặc một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác được trường chấp nhận. Cám ơn em nhé.
Theo mực tím
Vụ thất thoát, thua lỗ tại ALC II: "Quên" trách nhiệm người đứng đầu
Mới đây, Viện KSND Tối cao đã trả hồ sơ vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng tại Cty cho thuê tài chính II (ALC II) - Ngân hàng NNPTNT Việt Nam.
Viện KSND Tối cao yêu cầu CQĐT Bộ CA làm rõ trách nhiệm của một số cá nhân liên quan nguyên là cán bộ lãnh đạo của Agribank Việt Nam.
Góc khuất ALC II
Xin bắt đầu bằng năm 2006, một cái mốc quan trọng trong quá trình "bùng nổ tín dụng" của ALC II. Đây là năm "bản lề" vì ngay sau đó, vào đầu năm 2007, NHNN bắt đầu siết lại vấn đề đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng bằng QĐ số 03 (ngày 19.1.2007).
Theo số liệu Kiểm toán Nhà nước và báo cáo tài chính của ALC II thì tính đến cuối năm 2006, số vốn điều lệ của ALC II là 300 tỉ đồng được cấp bởi Agribank. Đến lúc này, số vốn mà ALC II vay của Agribank là hơn 2.200 tỉ đồng nhưng lại cho vay ra ngoài tới gần 3.200 tỉ đồng. Với mức cho vay như thế, nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước là nhãn tiền.
Giữa bối cảnh đó, ngày 19.1.2007, NHNN đã ban hành QĐ số 03 với các quy định ngặt nghèo hơn nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo quy định này, tổng mức cho vay và bảo lãnh của Agribank đối với một DN mà Agribank nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có, còn tổng mức cho vay và bảo lãnh với các DN dạng này không được vượt quá 20% vốn tự có.
Thời điểm đó, vốn tự có của Agribank là 12.373 tỉ đồng. Theo QĐ số 03, Agribank chỉ có thể cho ALC II vay không quá 1.237 tỉ đồng và cho tất cả các DN mà mình nắm quyền kiểm soát (trong đó có ALC II) vay không quá 2.475 tỉ đồng. Thế nhưng, Agribank lại đang cho ALC II vay 2.206 tỉ đồng, gấp gần 2 lần quy định.
Cấp tiền tràn lan
Ngày 15.2.2007, hội đồng quản trị Agribank đã ban hành QĐ số 100/QĐ-HĐQT về việc sửa đổi bổ sung việc thực hiện các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Agribank. Các điều khoản được bổ sung phù hợp với QĐ03 của NHNN như việc cho các Cty mà mình nắm quyền kiểm soát vay không quá 20% vốn tự có. QĐ này có hiệu lực từ ngày 18.2.2007. Lúc này, quyền Tổng GĐ Agribank là ông Nguyễn Thế Bình.
Những tưởng, với cảnh báo từ NHNN, Agribank sẽ phải tìm mọi biện pháp thu hồi vốn nhằm giảm dư nợ tại ALC II về dưới mức 10%. Vậy nhưng, Agribank đã làm ngược lại. Tháng 4.2007, quyền Tổng GĐ Nguyễn Thế Bình đã ký 2 thông báo về hạn mức vay nội tệ, ngoại tệ quý II cho ALC II.
Với nội tệ, thông báo này đẩy hạn mức cho ALC II lên 3.100 tỉ đồng, với hạn mức ngoại tệ đó là 12 triệu USD. Ngày 11.7.2007, ông Bình thông báo nâng hạn mức cho vay vốn nội tệ với ALC II lên 3.600 tỉ đồng cho quý III. Cuối cùng, đến cuối năm 2007, số tiền mà Agribank cho "đứa con cưng" ALC II vay đã lên tới hơn 3.758 tỉ đồng. Nếu quy chiếu theo quy định của NHNN tại QĐ số 03 thì con số này đã vượt hạn mức hơn 3 lần. Sự ưu ái còn được thể hiện ở thời hạn cho vay mà Agribank dành cho ALC II khi hầu hết các khoản vay đều được ấn định 60 tháng.
Có tiền trong tay, ALC II đã tự tung tự tác, thuê mua tùm lum với nhiều thương vụ mờ ám "tay trong tay ngoài" rút tiền chia chác, dẫn tới hậu quả thất thoát hàng nghìn tỉ đồng của Nhà nước sau này như Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ. Là tổng GĐ, người điều hành chính hoạt động của Agribank và cũng là người trực tiếp ký phân bổ hạn mức các khoản cho vay, các khoản bảo lãnh trái quy định với ALC II nhưng dường như vai trò của ông Nguyễn Thế Bình đã bị "lãng quên" một cách đầy khó hiểu(?!).
Theo laodong
Ông Đoàn Văn Vươn bị từ chối bảo lãnh Ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng Trong buổi làm việc với đại diện Liên chi hội, ông Đặng Minh, Trưởng phòng CSĐT khẳng định, tội giết người của các bị can trên không thể được bảo lãnh, nếu như không có ý kiến của Thành hội Nuôi trồng Thủy sản...