Báo động bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn trong cộng đồng
Đó là nhận định của Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư (SR-KST-CT T.Ư) trong buổi làm việc với Bộ Y tế ngày 25-26/3.
Đó là nhận định của Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư (SR-KST-CT T.Ư) trong buổi làm việc với Bộ Y tế ngày 25-26/3
Theo báo cáo của TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện SR-KST-CT T.Ư, từ ngày 15-21/3 đã có 1.902 trẻ thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đến khám và xét nghiệm tại viện. Trong 1.602 mẫu xét nghiệm, có 176 mẫu dương tính với kháng thể ấu trùng sán dây lợn, chiếm 10,9%.
Với những trường hợp dương tính, viện hẹn người bệnh sau 2 tuần đến khám lại để thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm phân tìm trứng sán, đốt sán, chụp MRI (nếu có dấu hiệu thần kinh) và xét nghiệm ELISA. Cũng trong thời gian từ ngày 17-23/3 đã có 17 trường hợp yêu cầu cho nhập viện, trong đó có 7 trường hợp mắc thêm các bệnh ký sinh trùng khác như sán dây chó, ấu trùng giun đũa chó.
Còn tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư, từ ngày 13-22/3 đã có 2.073 bệnh nhi các huyện: Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Từ Sơn… Bắc Ninh đến khám và xét nghiệm. Trong 2.082 xét nghiệm được thực hiện, có 18,5% dương tính với ấu trùng sán lợn, 5% dương tính với sán lá gan lợn, 8,8% dương tính với ấu trùng sán dây chó và có đến 37,2% dương tính với ấu trùng giun đũa chó, mèo.
Theo TS. Trần Thanh Dương, tỷ lệ lưu hành các bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn trong cộng đồng hiện hay là đáng báo động. Đây là bệnh bị lãng quên, chưa được quan tâm thích đáng cho công tác phòng chống. Để giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng của các bệnh ký sinh trùng trong những năm tới cần có sự quan tâm của người dân, chính quyền các cấp.
Trong 2 ngày làm việc với 2 bệnh viện đầu ngành về xét nghiệm ký sinh trùng, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Viện SR-KST-CT T.Ư phối hợp với Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan thành lập nhóm nghiên cứu dịch tễ về sán dây lợn ở Bắc Ninh và ở trong cả nước. Bên cạnh đó, tăng cường vai trò chỉ đạo tuyến, tiếp tục đi tuyến Bắc Ninh để hỗ trợ ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh. Xem xét đề xuất bổ sung, cập nhật các hướng dẫn điều trị bệnh giun sán, bệnh ký sinh trùng bị lãng quên. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất bổ sung các quy trình chuyên môn điều trị các bệnh chuyên ngành gửi Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn thẩm định ban hành làm cơ sở thanh toán BHYT cho người bệnh.
BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cũng cần phối hợp với Viện SR-KST-CT T.Ư và các vụ, cục của Bộ Y tế triển khai nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng kết hợp với dịch tễ thực địa để điều tra dịch tễ lưu hành bệnh sán dây lợn và các bệnh ký sinh trùng khác. Bên cạnh đó, bệnh viện cần tiếp tục chỉ đạo tuyến, truyền thông để cho người dân hiểu về các bệnh giun sán và ký sinh trùng, thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Như đã thông tin, trong thời gian 15-21/3, hàng nghìn gia đình ở Bắc Ninh đã đưa con về Hà Nội khám và xét nghiệm sán dây lợn sau thông tin thực phẩm bẩn vào trường học.
Theo baogiaothong.vn
Video đang HOT
Sán chui ra ngoài cơ thể cô gái, bác sĩ tiếp tục xổ ra sán lợn dài 5,2m
Cô gái ở TP.HCM bất ngờ phát hiện đốt sán rơi ra ngoài, sau đó đến BV, bác sĩ tiếp tục xổ ra con sán lợn dài 5,2m.
BS CKII Hồ Ngọc Quý, Trưởng phòng khám chuyên khoa, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM cho biết, bệnh nhân là L.P.T., 27 tuổi ở Quận 1, TP.HCM mắc sán dây(sán lợn) trưởng thành có chiều dài hiếm gặp.
Ngày 19/3, khi đi đại tiện tại nhà, T. phát hiện có vật trắng trong phân, không biết là gì nên cẩn thận gói lại đến viện nhờ bác sĩ kiểm tra, tư vấn.
Trực tiếp khám cho bệnh nhân, BS Quý khẳng định đây là đốt sán lợn trưởng thành, sau đó đã chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc xổ sán.
Con sán lợn dài 5,2m được xổ ra ngoài sau khi uống thuốc
Sau 3 giờ uống thuốc, ở lần đi cầu thứ nhất, bệnh nhân xổ được đoạn sán có chiều dài 20cm. Ở lần đi cầu thứ 2, toàn bộ phần sán còn lại được đẩy ra ngoài với chiều dài khoảng 5m.
BS Quý cho biết, khi khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết trước đây vẫn sinh hoạt bình thường, gần đây thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau bụng nhẹ và hơi khó chịu ở đường tiêu hoá.
Bệnh nhân sau đó được kê thêm 1 liều thuốc xổ sán để bệnh nhân uống sau 1 tuần nhằm tiêu diệt hết các đốt sán nếu vẫn còn sót trong cơ thể.
BS Quý khẳng định, khi uống 2 liều như vậy, chắc chắn bệnh nhân sẽ sạch sán hoàn toàn.
Được biết trước đây, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM từng xổ được con sán có chiều dài khoảng 6m, dài nhất từ trước tới nay. Còn trong y văn thế giới, đã từng ghi nhận những trường hợp sán lợn dài 10-12m.
BS Quý khuyến cáo, cách đơn giản nhất để phát hiện nhiễm sán lợn trưởng thành là khi thấy đốt sán tự bò ra hậu môn hoặc rụng theo phân khi đi ngoài. Khi đó cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, dùng thuốc xổ đúng loại, đúng liều.
Để phòng bệnh, trong sinh hoạt hàng ngày tốt nhất nên ăn chín uống sôi, rửa vệ tay trước và sau khi đi vệ sinh.
T.Thư
Theo VNN
Trẻ nhiễm sán có thể bị động kinh, liệt và rối loạn ý thức Trẻ bị sán lợn sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để muộn, bệnh sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bé. Liên quan đến vụ 225 trẻ ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) nhiễm sán lợn, đã có nhiều ý kiến trái chiều. Bộ Y tế, một số chuyên gia ký...