Báo động: 41,9% học sinh ở thành thị thừa cân, béo phì
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng thừa cân béo phì lứa tuổi học đường cũng đang báo động. Tỉ lệ thừa cân, béo phì chung ở học sinh là 29,0%.
Ảnh minh họa
Hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới (16.10), Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” từ ngày 16 đến 23.10.2020 với chủ đề là “Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững”.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe người dân. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm đáng kể và bền vững, tình hình an ninh lương thực – thực phẩm và bữa ăn của người dân đã được cải thiện rõ rệt.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững (tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2019 tỉ lệ này là 12,2%).
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng: Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (22,4% năm 2019) và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so thành phố, đồng bằng. Tỉ lệ này ở miền núi phía Bắc là 27,1% và Tây Nguyên là 29,8%.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tỉ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở khu vực đô thị.
Tình trạng thừa cân béo phì lứa tuổi học đường cũng đang báo động: Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng tiến hành trong giai đoạn 2017-2018 với cỡ mẫu 5000 học sinh từ 75 trường từ Tiểu học đến THCS; THPT (thuộc 25 xã/phường) trên một số tỉnh thành phố cho thấy, tỉ lệ thừa cân/béo phì chung ở học sinh là 29,0%. Tỉ lệ này ở khu vực nông thôn là 17,8%; khu vực thành thị là 41,9%.
Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, ít hoạt động thể lực là những nguyên nhân gây gia tăng các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.
Theo kết quả cuộc Tổng điều tra các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế tiến hành năm 2015 cho thấy có đến 57,2% số người trưởng thành (18 đến 69 tuổi) ăn ít rau/trái cây (tức là ăn ít hơn 5 suất rau/trái cây trung bình trong 1 ngày );
Mức tiêu thụ muối hiện nay cao gần gấp 2 lần mức khuyến nghị của WHO là 5gam muối/người/ngày tương đương với 8g bột canh, hoặc 25ml nước mắm, hoặc 35ml xì dầu. Có đến 28,1% số người thiếu hoạt động thể lực, tức là có
Chính vì vậy, mô hình bệnh tật của người dân Việt Nam đang chuyển tiếp từ các bệnh lây nhiễm là chủ yếu sang các bệnh không lây nhiễm.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam năm 2017 cả nước có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76% (411.600 ca), trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout,…
ĂN ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHỎE MẠNH: "Huấn luyện ăn uống" cho trẻ
Một nghiên cứu quy mô lớn của Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố năm 2019 cho thấy Việt Nam có đến 41,9% học sinh tiểu học ở khu vực thành thị bị thừa cân, béo phì. Tỉ lệ này ở vùng nông thôn là 17,8%
Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), cho rằng việc ăn uống thiếu lành mạnh như lạm dụng thức ăn nhanh, ăn quá mặn... có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Bệnh "người lớn" ở trẻ em
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, nếu trẻ thường xuyên ăn quá mặn cũng có thể bị cao huyết áp, thường là cao huyết áp triệu chứng, có thể hết nếu chịu khó giảm cân, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng nhưng bệnh cũng có nguy cơ chuyển thành mạn tính nếu để kéo dài lâu mà không chịu cải thiện.
Trẻ lạm dụng thức ăn nhanh rất dễ dẫn đến béo phì ảnh hưởng đến thành mạch, làm các mạch máu không còn dẻo dai, kéo theo rối loạn chuyển hóa mỡ, rối loạn quá trình chuyển hóa nước - điện giải của thận (vốn giúp ổn định huyết áp) gây cao huyết áp, ngoài ra còn có tiểu đường type 2. Tiểu đường type 2 ở trẻ nhỏ cũng có cơ hội khỏi bệnh nếu chịu thay đổi cách ăn, lối sống, ngược lại nếu kéo dài thì cũng thành mạn tính.
"Ăn mặn còn ảnh hưởng đến sự phát triển xương, cơ thể cần vitamin D hoạt hóa để có thể sử dụng được nguồn canxi nạp vào. Vitamin D chúng ta ăn vào hay tiếp nhận được qua ánh nắng, thuốc bổ chỉ là vitamin D dạng thô. Vitamin D thô đi vào máu, qua gan hoặc thận sẽ được gắn thêm gốc (-OH), từ đó mới thành vitamin D hoạt hóa. Ngoài ra, canxi còn được tái hấp thu ở ống thận trong quá trình chuyển hóa. Ăn mặn làm cho thận quá tải, gây hại cho cả 2 cơ chế nêu trên vì vậy khiến trẻ hấp thu canxi không tốt" - BS Nguyễn Minh Tiến phân tích.
Tập cho trẻ ăn uống lành mạnh từ nhỏ để có sức khỏe tốt. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH
Học ăn trước cả học nói
Truyền thống bao đời nay của Việt Nam đã nêu rõ "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Đây là những điều căn bản trong cuộc sống mà mỗi người phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh một người có chế độ ăn uống lành mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào những gì họ tiếp xúc trong tuổi thơ. Nghiên cứu của Đại học Oregon công bố trên Journal of Public Policy & Marketing cũng khẳng định trẻ nhỏ phát triển sở thích ăn uống dựa trên những gì cha mẹ đã cho ăn từ tấm bé. Nếu thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn nhanh từ nhỏ, sau này lớn lên chắc chắn trẻ sẽ "nghiện" thức ăn này. Có thể nói, để con ăn uống lành mạnh, chính cha mẹ cũng phải học cách ăn uống lành mạnh, bởi thói quen ăn uống của bản thân sẽ tác động lớn đến thực đơn mà cha mẹ cho con ăn.
BS Nguyễn Minh Tiến cho biết từ lâu đã có khái niệm "huấn luyện ăn uống" ở trẻ nhỏ. Sự huấn luyện này cần bắt đầu từ khi bé... ăn dặm, đừng bao giờ nghĩ trẻ còn nhỏ không biết gì, mai mốt lớn sẽ tự biết cách ăn lành mạnh. Đứa trẻ được tập cho ăn rau từ nhỏ sẽ không từ chối rau khi lớn hơn, đứa trẻ ăn quá nhiều fast-food (còn gọi là thức ăn nhanh) và nước ngọt thì chắc chắn khi lớn sẽ khó thiếu được nước ngọt trong các bữa ăn, vì cảm thấy như thế mới ngon miệng.
"Vì vậy, ngay từ khi trẻ có thể ăn cháo, phụ huynh cần chịu khó xay vào chén cháo đa dạng các loại đạm (cá, thịt, hải sản, đậu...) và các loại rau, đừng quên một muỗng dầu (tốt nhất là dầu hướng dương) và bổ sung trái cây" - BS Tiến khuyên.
Những điều cha mẹ cần lưu ý
Một nghiên cứu của Đại học bang Kansas (Mỹ) đã đưa ra các lưu ý cho các bậc cha mẹ: không dùng thức ăn như phần thưởng cho trẻ; cha mẹ chủ động ăn rau và các thức ăn lành mạnh để con bắt chước; không ăn khi xem tivi, sử dụng máy tính, điện thoại; không bắt trẻ ăn kiêng khi thừa cân mà nên ăn vừa đủ nhưng lành mạnh hơn, kèm hoạt động thể chất; trồng rau tại nhà (nếu có điều kiện) vì trẻ thích ăn rau do mình thu hoạch...
Nhiều bà mẹ chỉ quan tâm cân nặng mà quên mất chiều cao của con và hệ quả nhãn tiền Hiện nay, nhiều bà mẹ chỉ quan tâm đến sự phát triển cân nặng, mà chưa quan tâm, chú ý đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ cứ tăng cân đều đều dẫn đến thừa cân từ lúc nào cũng không hay biết. Nhiều bà mẹ chỉ quan tâm cân nặng mà quên mất chiều cao của con và hệ quả...