Bánh mì hấp gia truyền lạ miệng, khách ăn bỗng thành ‘người đẹp’ ở Sài Gòn
Món bánh mì hấp lạ miệng và cô chủ quán vui tính là lý do quán bánh mì hấp ở số 83 Cô Giang (quận Phú Nhuận, TP.HCM) níu chân thực khách và bán hơn 100 phần mỗi ngày.
Một phần bánh mì hấp gồm có bánh mì hấp, sắn sợi, hành phi, mỡ hành, thịt bằm, đậu phộng, cuốn với rau sống kết hợp với nước mắm ngon
Đến quán ăn là thành “ người đẹp”
Vừa chuẩn bị vào quán là đã nghe tiếng chủ quán gọi vọng ra: “Người đẹp dùng gì người đẹp?”. Cách đón khách đặc biệt của quán bánh mì hấp Cô Giang đã tạo được thiện cảm cho không người.
Quán bánh mì hấp nằm ở gần chợ Cô Giang, để ý kỹ một xíu thì không khó để tìm ra. Không gian quán sạch sẽ thoáng mát nhưng thiếu mặt bằng nên hơi ít bàn ghế. Quán mở cửa từ 11 giờ đến 18 giờ. Nếu muốn thưởng thức bánh mì hấp mà ngại đông đúc thì thực khách nên đến tầm 14 giờ là lúc quán vắng khách nhất.
Bánh mì sẽ được hấp bằng xửng tre để hơi ẩm giữ được lâu và đều
Nghe thì hơi lạ nhưng chủ quán và thực khách ở quán bánh mì hấp gọi nhau thân mật bằng “người đẹp” khiến thực khách dù khó tính đến mấy cũng bất giác cười. Khách quen của quán cũng gọi cô chủ và người làm ở quán là “người đẹp” khi gọi món hay tính tiền. Chủ quán rất thân thiện nên khách cũng vì thế mà cởi mở hơn hẳn, hiếm lắm mới gặp một vị khách khó chịu.
Video đang HOT
Chị Thúy nói vui ngày nào khách mở hàng mà ngồi lại ăn thì y như là ngày đó khách ngồi lại quán rất đông. Ngược lại nếu mở hàng là khách gọi giao thì ngày đó đều là đơn đặt hàng chứ ít khách ngồi lại.
Không gian quán sạch sẽ và thoáng mát nhưng hơi hẹp nên chỉ gồm vài bộ bàn ghế, lúc khách đông thì bàn ghế được xếp thêm qua nhà hàng xóm
Chị Nguyễn Lý Ngọc Trinh (30 tuổi) chia sẻ: “Chị ăn ở đây từ hồi mẹ chị Thúy còn bán đến bây giờ. Đồ ăn ở đây rất ngon, sạch sẽ mình ăn như là ở nhà mình vậy. Cô chủ cũng rất dễ thương nhiệt tình làm mình cảm giác thoải mái. Chị đang có em bé nữa nên là phải chọn quán kỹ hơn một chút”.
Dụng công trong chế biến
Bánh mì hấp từ lâu đã là món ăn không xa lạ đối với người dân Sài Gòn. “Nguồn gốc của món ăn dân dã này xuất phát từ việc những người dân nghèo được cấp phát bánh mì. Nhưng ăn bánh mì không thì khô và không ngon nên người ta cải biến bằng cách hấp bánh mì lên rồi cho thêm thịt bằm, sắn sợi, mỡ hành, hành phi vào. Đều là những nguyên liệu gần gũi nên món ăn cũng vì thế mà rất nhanh trở nên quen thuộc và được nhiều người yêu thích”, chị Thúy kể.
Một phần nhỏ một người ăn có giá 40.000 đồng, phần lớn là 60.000 đồng
Bánh mì được chị Thúy hấp mềm vừa phải nên không bị nhão, nóng hổi, nhân trên thịt và củ sắn nhiều, ăn một miếng là ấm bụng ngay. Đặc biệt là nước mắm chua ngọt rất vừa miệng, rau rất tươi và sạch sẽ, không có một lá nào bị dập hay bị héo.
Chị Nguyễn Thụy Quế Minh (28 tuổi) chia sẻ: “Chị ăn bánh mì hấp ở đây cũng được khoảng 6 năm rồi và rất thường xuyên ghé lại ăn. Thứ làm chị thích nhất là rau rất nhiều, nước chấm rất vừa miệng và hợp khẩu vị”.
Không chỉ người lớn mà trẻ con cũng đặc biệt thích ăn món bánh mì hấp ở quán
Chị Thúy cho biết: “Bánh mì sẽ mua từ ngày hôm trước, sau đó cột vào túi ni lông để qua đêm cho bánh tự dịu lại. Một ổ bánh mì sẽ được cắt ra làm bốn phần, hấp bằng xửng tre để giữ hơi được lâu và bánh nóng đều. Công đoạn hấp bánh cũng không đơn giản, lửa phải được giữ đều, lúc để bánh mì vào nồi hấp phải xịt thêm một ít nước để bánh mềm nhưng không được xịt nhiều quá tránh bánh bị nhão ăn không ngon”.
Tưởng công đoạn hấp bánh xào nhân đã là công phu nhất rồi nhưng theo chị Thúy thì công đoạn lặt, rửa rau mới là công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức nhất.
Mỗi tối chị Thúy sẽ mất khoảng 3 tiếng để lặt rau và 2 tiếng để rửa. Rau sẽ được lặt kỹ, rửa qua rất nhiều lần nước cho thật sạch và để ra rổ phơi cho ráo nước. Một rổ rau sống để ăn kèm với bánh mì hấp gồm có rau cải bẹ xanh, rau xà lách, rau thơm. Người phục vụ quán nom khách nào ăn gần hết rau là sẽ tự động cho thêm rau ngay, hầu như khách không phải chủ động xin thêm.
Ngoài món bánh mì hấp vốn đã rất nổi tiếng ra thì quán còn có một số món khác như bún tầm bì, bún tầm bì xíu mại, bánh mì bì, bánh mì xíu mại, bánh plan,… được lòng rất nhiều thực khách.
Là một món ăn dân dã nhưng để mang món bánh mì hấp đến cho thực khách không phải là điều dễ dàng mà luôn đòi hỏi sự dụng công trong chế biến. Chính vì vậy, bánh mì hấp từ một món ăn mới lạ đã dần trở nên quen thuộc không chỉ với người Sài Gòn mà cả những vị khách ở xa có dịp đến đây.
Theo Thanhnien
Dân dã với mít non luộc chấm mắm ruốc
Thuở nhỏ, để tránh "tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm", má tôi biến tấu ra nhiều món ăn dân dã từ sắn, khoai để ăn trừ cơm. Nhưng tôi thích nhất là món mít non luộc chấm mắm ruốc.
Đĩa mít non luộc chấm mắm ruốc
Mít non luộc chấm mắm ruốc vừa mộc mạc, vừa lạ miệng vì món này chỉ làm ra để ăn với cơm chứ không thể ăn chơi như khoai, sắn được.
Có thể nói, má tôi là người rất giỏi chế biến các món ăn từ quả này. Mít non xào dầu ăn với cơm nóng; mít non kho cá chuồn, cuốn bánh tráng; mít non nấu canh với tôm đồng, cá chuồn trong ngày hè... Đặc biệt, không thể thiếu món mít non má luộc.
Cách chế biến món mít non luộc không có gì cầu kỳ lắm tuy nhiên đòi hỏi phải khéo léo. Khó khăn nhất là công đoạn sơ chế. Mít hái về, nếu trúng trái có múi và hạt còn nhỏ thì món mít non luộc càng ngon. Tỉ mẩn gọt bỏ lớp vỏ gai xanh, cứng bên ngoài rồi lấy phần da trắng và phần thịt cắt bỏ cùi, xẻ theo chiều dài của cuống mít. Tiếp tục chẻ trái mít thành từng miếng nhỏ, lau mủ bằng lá chuối khô. Má thường cho nước và mít vào nồi đồng, đặt lên bếp củi để nấu. Thi thoảng mở nắp vung trở đều hai mặt. Khi mít đã bắt đầu ngả màu, dễ dàng cắm chiếc đũa xuyên qua cũng là lúc mít đã đến độ chín. Má nhanh tay vớt ra để nguội.
Người có kinh nghiệm sẽ biết cách luộc mít vừa chín tới, cắt lát ra khi còn nóng bốc hơi chấm vào chén mắm ruốc dằm thêm quả ớt rồi đưa vào miệng... thì mít non luộc sẽ giữ nguyên vị ngọt.
Biết tôi ghiền món mít non luộc nên mỗi khi về nhà, má lại lục đục cầm liềm ra vườn tìm hái mít non, rồi loay hoay làm từng công đoạn để tôi được ăn đến no lòng. Bây giờ dù đi nhiều nơi, ăn nhiều món ngon nhưng vẫn cứ thấy thòm thèm và nhớ hoài dư vị mít non luộc chấm mắm ruốc dân dã quê nhà.
Theo Thanhnien
Người Sài Gòn 'ghiền' món ổi luộc lạ miệng và hũ muối hàng rong gần 30 năm Gần 30 năm, xe trái cây của bà Nhi bán những món đồ ăn vặt ưa thích của giới trẻ Sài Gòn như cóc lắc, xoài lắc,...ngoài ra bà còn bán thêm món ổi luộc lạ miệng chấm muối 'home made' ngon phát ghiền. Xe trái cây của bà Nhi nằm ở ngay gầm cầu kênh Tẻ (Q.4, TP.HCM) Lạ miệng ổi luộc...