Bánh cuốn Gia An nguyên chất từ gạo ở Hà Nội
Bánh cuốn Gia An trắng, mỏng, có vị bùi và ngậy đặc trưng, được làm từ gạo, không có hàn the và các tạp chất khác nên bánh láng mượt, óng ả, dền dẻo, dai.
Đây là bí quyết gia truyền mà bánh cuốn Gia An được thừa hưởng từ gia đình, một trong những nghệ nhân tráng bánh cuốn nổi tiếng tại Hải Phòng.
Để có được mẻ bánh ngon, khâu chọn gạo đóng vai trò quan trọng. Gạo có ngon thì bánh mới láng mượt, óng ả và có vị bùi ngọt khi ăn. Nếu gạo dẻo thì bánh nát, còn gạo kém thì bánh sẽ không thơm ngon. Tiếp đến là khâu ngâm và xay bột. Cái khó của người làm bánh là phải biết ngâm gạo, ngâm bột như thế nào là vừa đủ. Gạo ngâm quá thời gian bánh sẽ chua, ngâm không đủ, bánh sẽ không mượt, không dai, không bùi. Đặc biệt những khi thời tiết thay đổi, việc ngâm gạo, bột đòi hỏi người tráng bánh phải có kinh nghiệm thì mới ra được mẻ bánh ngon.
Đặc biệt, bánh cuốn gia truyền này không dùng hàn the và các chất phụ gia khác, nhưng vẫn có thể mang lại những tệp bánh cuốn trắng, loáng bóng khi bóc, có thể kéo dài khoảng 40-50 cm mà không bị đứt. Tất cả đều là kỹ thuật chọn, ngâm gạo, tráng bánh, sự tinh xảo và cầu thị đến từng chi tiết của người đầu bếp. Chính điều này đã tạo nên thương hiệu bánh cuốn Gia An nguyên chất từ gạo.
Video đang HOT
Trên nền tảng của “bánh chay”, Gia An đã tạo ra được “bánh nhân” đặc biệt với thịt tươi, tôm tươi, nấm hương, mộc nhĩ và các gia vị khác. Điều đặc biệt chính là sự hoà quyện giữa nhân bánh thơm ngọt và vỏ bánh bùi ngậy để tạo ra một sản phẩm chất lượng. Thực khách sẽ cảm nhận được sự tinh tế ngay từ miếng thử đầu tiên.
Một điều nữa, thứ “linh hồn” làm nên món bánh cuốn đặc sản chính là nước chấm. Đây là nước chấm nóng được ninh nhiều giờ từ khúc xương đuôi, sườn non và thịt thăn sau đó lọc kỹ. Bát nước chấm ở đây có vị ngọt, thanh, béo ngậy khiến bất cứ ai một lần nếm thử cũng sẽ có ấn tượng khó quên. Khâu chọn xương và cách ninh xương phải làm sao cho bát nước chấm ngon nhưng không ngấy, giầu chất dinh dưỡng nhưng phải trong. Ngoài ra, loại mắm dùng pha nước chấm phải thơm ngon mới có thể làm dậy mùi và có vị mặn đậm đà, ấn tượng. Điều đặc biệt nữa chính là nước chấm của nhà hàng này không dùng đường hoá học, không dùng các chất bảo quản.
Với món bánh cuốn nguyên chất từ gạo, nước chấm giầu chất dinh dưỡng và các đồ ăn kèm phong phú, tươi ngon, thực khách có thể dùng bánh cuốn thay cho các bữa chính.
Bánh cuốn Gia An là chuỗi cửa hàng tại Hà Nội phục vụ thực khách không những bữa sáng, tối mà vào những buổi trưa cửa hàng vẫn tấp nập khách vào ra.
Bánh cuốn Gia An đã nhận được các giải thưởng “thương hiệu vàng Thăng Long năm 20011″, “VN best food- thương hiệu an toàn vì sức khoẻ cộng đồng”, “thực phẩm Việt vì sức khoẻ người Việt năm 2011″ và các danh hiệu nhà hàng tiêu biểu khác.
Địa chỉ các cửa hàng:
- 25 Thái Phiên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 114A Yết Kiêu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 111/8 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- 61 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
- 108A6 Trần Huy Liệu, Ba Đình, Hà Nội
- 62 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
- 337 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo VNE
Thưởng thức bánh cao sằng Lạng Sơn
Những lát bánh hình chữ nhật trong suốt màu mật ong, mềm, dai xếp vào đĩa, phía trên rắc vừng, lạc thơm phức. Bánh ăn kèm với nước chấm. Vị chua, ngọt của giấm đường, cay nồng của ớt, vị đậm đà béo ngậy của lạc rang cùng với cảm giác mềm dai nơi đầu lưỡi tạo nên sức hút khó cưỡng.
Bánh cao sằng ở thành phố Lạng Sơn từng nổi tiếng một thời, được người Hoa ưa chuộng. Nó có mặt nhiều nhất ở thành phố và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống.
Một đĩa bánh cao sằng mềm dai, món ăn lạ vị ở xứ Lạng.
Nghe các cụ kể lại, ngày đó trên Lạng Sơn còn bóng giặc từ Trung Quốc tràn sang, chúng muốn đồng hóa dân ta về mọi mặt, mang những món ăn từ bên kia sang và bắt dân ta làm theo. Rồi dần dần các món ăn như khẩu si, bánh màn thầu...có mặt trên đất xứ Lạng và được người dân chế biến cho phù hợp với khẩu vị.
Còn có câu truyền nhau là nếu ghét nhau thì cứ nấu cho nhau ăn cao sằng, nếu cực ghét nhau thì hãy mời nhau. Cũng có lẽ như vậy nên giờ món ăn này còn có rất ít người làm. Nhưng cho dù thế nào thì cao sằng cũng là một món ăn thú vị và hấp dẫn, mang đầy đủ tinh hoa của sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam.
Các bạn cũng có thể tự tay làm cao sằng, cách làm rất đơn giản. Đầu tiên chọn loại gạo tẻ hạt đều đem ngâm nước. Khi ngâm cho thêm một ít gạo nếp vào để tạo độ kết dính của bánh. Gạo ngâm xong rồi đem sát thành bột mịn, cho thêm ít bột lọc để tạo độ trong cho bánh. Tiếp đó cho ít nuớc vào nhào bột cho nhuyễn, không được để bột quá nhão.
Sau đó đổ bột vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy cho chín, khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nuớc dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy.
Bánh chín, có màu mật ong trong suốt, mềm, dẻo, dai là đạt yêu cầu, rắc lên mặt trên của bánh một lớp lạc rang đã giã, không nên giã quá nhỏ. Đợi bánh nguội thì xắt thành từng miếng hình chữ nhật bé như bao diêm, ăn kèm với nước chấm. Nuớc chấm không cần làm cầu kỳ, chỉ cần một ít giấm, đường, tương ớt, nước mắm, rau mùi nêm vừa đủ là đạt.
Bánh cao sằng chỉ hợp để "ăn hương ăn hoa", như thế sẽ không bị ngán. Người Lạng Sơn thường chọn bánh này để ăn sáng. Những đĩa bánh dành cho thực khách thường không quá hai miếng và nửa bát nuớc chấm. Khi ăn đổ ngập nuớc chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.
Theo VNE
Bánh cuốn miền cao Tình cờ trong lúc lục lại ổ cứng cũ để xem ảnh, tôi tìm được một đoạn clip bạn đã quay khi ăn sáng ở quán bánh cuốn nằm ngay lối vào phố cổ và chợ Đồng Văn (cũ), Hà Giang. Nỗi nhớ cồn cào quay về. Bánh cuốn ở chợ Đồng Văn - Ảnh: B.Yên Quán có bếp nằm ngay dưới cửa...