Bản lĩnh trước học sinh “cá tính”
Lớp học với gần 40 học sinh là ngần đó hoàn cảnh, tính cách. Để lôi kéo trò nhút nhát vào hoạt động tập thể và ghìm cương học sinh cá tính đòi hỏi bản lĩnh, kinh nghiệm, thấu hiểu của mỗi thầy cô.
Đối với những học sinh đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên nhẫn, thấu cảm và thay đổi chính mình. Ảnh minh họa
Cảm hóa bằng nhân cách người thầy
Cùng với gia đình, trường học là nôi nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách học sinh. Ở đó, học sinh không chỉ học kiến thức, kỹ năng, mà còn được thầy cô truyền dạy về đạo đức, lối sống để trở thành con người toàn diện. Để đạt được những mục tiêu cao cả đó, nhà trường phải là nơi học sinh cảm thấy an toàn, hạnh phúc, tự tin thể hiện và phát huy năng lực cá nhân.
Trường học hạnh phúc được tạo nên bởi những thầy cô giáo tâm huyết, luôn hướng tới học trò bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm cao nhất. Xây dựng trường học hạnh phúc phải luôn gắn với kỷ cương. Đặc biệt, với những trường dạy học sinh cá tính, trong độ tuổi nổi loạn, càng đòi hỏi bản lĩnh và sự linh hoạt của mỗi nhà giáo để đạt mục tiêu “dạy làm người”.
Theo TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, nhiều người đang hiểu sai về nhiệm vụ, vai trò của nhà giáo. Nhiều phụ huynh, học sinh hiểu sai về quyền và nghĩa vụ của mình với nhà trường.
Để thực hiện chức năng giáo dục, nhà trường tất yếu phải có kỷ cương, nền nếp trong giáo dục học sinh. Tuy nhiên, không thể tạo lập kỷ cương bằng trách phạt hay bạo lực. Nguyên tắc căn bản của giáo dục là tôn trọng và yêu cầu cao. Khi vi phạm quy định của nhà trường, học sinh phải bị xử lý nghiêm nhưng vẫn trên tinh thần nhân văn, tôn trọng để các em hiểu được sai mà sửa đổi.
“Kỷ luật là cần thiết nhưng không phải dùng bạo lực tinh thần hay thể chất với học trò mà nên sử dụng hình thức kỷ luật tích cực, để người bị kỷ luật hiểu được cái sai, tự giác sửa đổi theo chuẩn mực chung”, TS Hoàng Trung Học nhấn mạnh.
Sự phát triển tâm lý của học sinh phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ của mình, HS đến trường phải cảm nhận được sự an toàn, tự do trong môi trường giáo dục thân thiện, tích cực. Muốn vậy, đầu tàu phải thông, quyết liệt đổi mới để hệ thống vận hành tích cực.
Cũng theo TS Hoàng Trung Học, muốn HS hạnh phúc, GV cần phải được hạnh phúc. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thay đổi cách thức quản trị, đổi mới hình thức tương tác trong nhà trường để đem lại sự thoải mái, tiến bộ và phát huy sáng tạo cho GV. Người đứng đầu cũng cần hiểu ý nghĩa và vận dụng khoa học tâm lý – giáo dục vào trường học, biết được kiến thức tham vấn tâm lý để có thể giám sát việc thực hiện công tác này một cách hiệu quả trong nhà trường.
An toàn với HS luôn cần sự song hành cả 2 mặt về thể lý và tâm lý. An toàn thể lý thì cơ sở vật chất trường học giữ vai trò quan trọng, cần tránh tối đa tai nạn thương tích cho HS. Còn an toàn tâm lý, quan trọng nhất là mối quan hệ giữa thầy và trò. Mối quan hệ này cần được xây dựng và vận hành trên cơ sở tình yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm cao.
Tôn trọng, phát huy điểm mạnh mỗi trò
Video đang HOT
Yêu thương học trò thôi chưa đủ, thầy cô còn truyền ngọn lửa đó tới các con, giúp định hình lối sống tử tế, nhân văn. Ảnh minh họa
Một cá nhân hạnh phúc sẽ luôn sở hữu nguồn năng lượng tích cực để làm nên những điều tốt đẹp nhất. Bởi vậy, học sinh được giáo dục trong trường học hạnh phúc sẽ góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, tiến bộ và nhân văn.
Là nhà giáo có nhiều năm làm việc với các lứa học trò nổi tiếng “cá tính”, thầy Đỗ Văn Giảng – phụ trách Văn phòng Tư vấn tâm lý, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) chia sẻ: Giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi con người là nhân tố tác động trực tiếp đến mọi mặt phát triển xã hội.
Mỗi bô phân trong trường học đêu phai nghiên cứu va co kê hoach tư thay đôi nhăm đat tơi hiêu qua thưc chât. Trong đó cần chú trọng cai thiên cac môi quan hê giưa người day va người hoc cung nhưng biên phap giao duc tinh tê, phu hơp va co tac dung thuyêt phuc giam bơt căng thăng, tao ra sư an tâm, tin tương, khich lê hưng thu va hưng phân trong cac hoat đông day, hoc va giao duc cua nha trương.
Thầy Đỗ Văn Giảng cho biết thêm: Là địa chỉ luôn chào đón những học sinh cá tính, Trương THPT Đinh Tiên Hoàng luôn tim nhiêu giai phap trong giao duc va giang day nhăm hương tơi xây dưng môt không khi lanh manh va thân thiên trong nha trương, giup hoc sinh vươt qua nhưng kho khăn va han chê trong ren luyên va hoc tâp.
“Trong giáo dục và dạy dỗ học sinh, tôn trọng và phát huy cá tính được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công của nhà trường. Chúng tôi quan niệm, không có học sinh “cá biệt” mà chỉ có học sinh “cá tính”.
Mỗi em đều có thế mạnh riêng, nhiệm vụ của các thầy cô giáo và các nhà giáo dục là biết khơi gợi, khuyến khích những khác biệt phát triển đúng hướng. Với việc kiên trì thực hiện tiêu chí “kỷ cương – tình thương – trách nhiệm”, nhiều lứa học sinh của nhà trường đã trở thành niềm tự hào cho gia đình và ngôi trường đã từng nâng cánh ước mơ cho họ”, thầy Đỗ Văn Giảng cho biết.
Cô Hoàng Thị Thanh Hương – giáo viên chủ nhiệm lớp 12D2 và 10A5, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết: Chúng tôi bắt đầu từ việc giảm tải, cô đọng những kiến thức trọng tâm để dành thời gian cho HS thể hiện nhiều hơn, tương tác nhiều hơn với thầy cô. Việc học kiến thức đôi khi được thể hiện dưới hình thức các trò chơi, tạo hứng thú cho HS, tránh sự căng thẳng, nhàm chán, đối phó mà vẫn thu được kết quả theo yêu cầu…
Hiểu rằng thầy cô có vui vẻ, hạnh phúc, trò mới vui vẻ, có niềm tin và cảm giác an toàn, nhẹ nhàng khi vào tiết học, chúng tôi luôn tự dặn lòng phải biết buông bỏ những mối bận tâm bên ngoài, lo âu, buồn bực trước khi bước vào lớp. Điều này không phải là dễ dàng nhưng nếu thầy cô không thay đổi thì sẽ khó triển khai được các tiết học hạnh phúc… Cô HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG
Cô và trò Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương xây dựng trường học hạnh phúc
Để xây dựng một trường học hạnh phúc, mỗi nhà giáo phải thay đổi, từ nhận thức đến hành động, từ những điều nhỏ nhất và cần lắm sự chung tay của toàn xã hội.
Chiều 10/12, Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) tổ chức chuyên đề cấp thành phố xây dựng trường học hạnh phúc "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" năm học 2020-2021.
Dự chuyên đề có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng cùng đông đảo giáo viên tiểu học trên địa bàn quận.
Tiết mục văn nghệ do học sinh Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương biểu diễn (Ảnh: LT)
Trong không khí vui tươi, phấn khởi, các vị đại biểu được thưởng thức những tiết mục hát, múa đặc sắc do học sinh nhà trường biểu diễn; Được xem phóng sự chuyên đề "Trường học hạnh phúc- thay đổi từ tư duy đến hành động".
Phóng sự được thể hiện với những hình ảnh, chia sẻ, mong muốn của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh để hướng đến việc xây dựng thành công Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương trở thành một "Trường học hạnh phúc".
Hoạt động trải nghiệm "giờ học hạnh phúc" của cô và trò Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (Ảnh: LT)
Tiếp đó, các đại biểu được trải nghiệm giờ học hạnh phúc và giờ chơi hạnh phúc; giao lưu sau giờ ra chơi và gửi thông điệp "những mong muốn của các em về ngôi trường hạnh phúc".
Phát biểu tại chuyên đề, cô giáo Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương cho biết: "Trường học hạnh phúc, hiểu một cách đơn giản nhất là một ngày đến trường, giáo viên, học sinh đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa.
Vì thế, nhiệm vụ của thầy cô giáo không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng trong sách vở và những vận dụng thực tế, mà còn là làm thế nào để học sinh thấy được trường học trở thành một nơi thú vị.
Trường học hạnh phúc hiểu đơn giản là mỗi ngày đến trường, giáo viên và học sinh đều cảm thấy vui và thực sự ý nghĩa (Ảnh: Lã Tiến)
Đó là một mục tiêu mà tất cả chúng ta đều hướng đến vì tương lai của học sinh. Vì vậy, sứ mệnh của người thầy lại càng trở lên thiêng liêng vào cao cả hơn bao giờ hết.
Sự tôn vinh, kính trọng đối với nhà giáo không chỉ ở kiến thức uyên thâm hay ở tài nghệ sư phạm mà quan trọng hơn cả là sự mô phạm về phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, mến trẻ, sự mẫu mực trong lối sống, ở giá trị cao cả và trong sáng của nhân cách nhà giáo".
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh: "Để xây dựng một trường học hạnh phúc, bản thân mỗi nhà giáo chúng ta phải thay đổi, từ nhận thức đến hành động, từ những điều nhỏ nhất và cần lắm sự chung tay của toàn xã hội".
Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương sẵn sàng thay đổi và rất cần sự thay đổi của các thầy cô, các em học sinh và các bậc phụ huynh (Ảnh: Lã Tiến)
Cô giáo Ngọc nêu những vấn đề để xây dựng trường học hạnh phúc. Thứ nhất, các cấp quản lý giáo dục có thay đổi? Sự tinh gọn, thống nhất, khoa học trong chỉ đạo, điều hành; giảm bớt gánh nặng, áp lực về hệ thống văn bản, cũng như tích hợp thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại đội ngũ.
Giờ chơi hạnh phúc của các em học sinh nhà trường (Ảnh: Lã Tiến)
Hiệu trưởng có dám tự nhìn nhận, dám bước ra khỏi "vùng an toàn" và thay đổi?
Đó là thay đổi tư duy, cách nghĩ, quan điểm quản trị, cách thức điều hành, chuyển từ tư duy quản lý, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, đặt lợi ích của người học lên hàng đầu, tạo động lực cho giáo viên, để mỗi thầy cô thực sự hạnh phúc và hạnh phúc đó sẽ được lan tỏa tới tất cả học sinh.
Tiết mục nhảy dân vũ "Trường học thân thiện" của học sinh nhà trường (Ảnh: Lã Tiến)
Giáo viên có thực sự thay đổi: yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, lan tỏa cho học sinh niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những cử chỉ đầy tính nhân văn.
Hãy làm cho mỗi lớp học thực sự trở lên hạnh phúc, để mỗi ngày đến trường của học sinh thực sự là một ngày vui.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với cô và trò Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (Ảnh: LT)
"Để thay đổi thế giới, tôi - Hiệu trưởng sẵn sàng thay đổi và rất cần sự thay đổi của các thầy cô, các em học sinh và các bậc phụ huynh", cô giáo Nguyễn Thị Bích Ngọc nói.
Xây dựng trường học hạnh phúc: Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ bé Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, khả thi, có thể dễ dàng làm ngay để xây dựng một môi trường giáo dục hạnh phúc. Ảnh minh họa/internet Trút bỏ áp lực Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học, học sinh sẽ hạnh phúc. Hiệu trưởng là...