“Bạn đồng hành” của những tín đồ Yoga
3 tháng nay, chị Hoàng Phương (Hà Nội) bắt đầu làm quen với các dụng cụ như gạch, dây tập Yoga.
Dù có thâm niên 4 năm gắn bó với bộ môn này nhưng gần đây, do các trung tâm thể thao đóng cửa phòng, chống dịch, chị Phương mới mua các dụng cụ hỗ trợ này để tự tập ở nhà.
Cảm nhận, lắng nghe cơ thể
“Trước đây, tôi thường đến tập Yoga tại một trung tâm ở phố Huế (quận Hai Bà Trưng). Nhưng học viên rất ít khi được trải nghiệm với các dụng cụ hỗ trợ. Một vài lần, tôi được học với bóng và gậy nhưng rất hiếm hoi. Đôi khi, tôi có cảm giác, trung tâm bố trí xen một vài buổi như vậy trong lịch tập để học viên có thêm trải nghiệm chứ không phải vì đó là điều cần đối với người tập Yoga trình độ cơ bản”, chị Hoàng Phương nói.
Có thể thấy, trên thị trường hiện nay, dụng cụ cho người tập Yoga khá đa dạng như: thảm, dây, vòng, gạch, con lăn, ghế… Người tập Yoga dễ dàng chọn vì giá cả phù hợp ở nhiều phân khúc khách hàng. Khi ứng dụng, người tập cần hiểu rõ, đối với mỗi tư thế (Asana), để vào sâu và có một tư thế hoàn chỉnh, cần những dụng cụ hỗ trợ tương ứng. Ví dụ, ở tư thế uốn lưng, chiếc vòng sẽ giúp bạn mở khớp vai và phần lưng trên dễ dàng hơn. Bạn dễ dàng lên tư thế bọ cạp, bánh xe… để giảm được sức nặng ở phần thắt lưng. Tương tự, chiếc dây cũng giúp bạn khi tập xoay khớp vai hoặc thăng bằng.
Ảnh minh họa
Quả bóng hỗ trợ bạn tập bụng hay giãn cơ lưng. Cục gạch có tác dụng khi bạn thực hành những tư thế tam giác nghiêng, kim tự tháp… nhằm giảm nguy cơ chấn thương.
Chị Hoàng Phương cho biết, trước đây, đến các trung tâm, chị thường thấy huấn luyện viên làm tư thế rất chuẩn. Nhiều người, trong đó có chị, do chưa hiểu một cách tường tận về giải phẫu cơ thể nên đã làm theo huấn luyện viên một cách máy móc. Do lớp đông học viên, huấn luyện viên cũng không có thời gian giải thích cặn kẽ nên thấy thầy làm sao thì chị và mọi người làm vậy. Bắt chước và không có công cụ hỗ trợ, lâu dần, chị phát hiện mình bị đau đầu gối mà không hiểu nguyên nhân do đâu. “Thầy căng chân, xoạc thẳng hay làm các tư thế khó, mình cũng cố gắng làm y chang như vậy mà không hiểu rằng, mỗi người có cấu tạo cơ thể khác nhau và đòi hỏi thời gian để quen dần. Trong quá trình thực hành, người tập phải học cả kỹ năng cảm nhận, lắng nghe cơ thể, từ đó biết cách chọn lựa tư thế phù hợp”, chị Hoàng Phương nói.
Sau thời gian tập ở nhà, với sự hướng dẫn online của huấn luyện viên cùng các công cụ hỗ trợ, chị Phương dần cảm nhận thấy hiệu quả khi cơ thể không phải gượng ép, đau đớn khi thực hiện tư thế nâng cao. Chị tâm sự: “Tôi nhận ra, dù tập môn thể thao nào, bạn cũng cần coi trọng sự an toàn của bản thân lên trên hết. Tác dụng của những công cụ này là bảo vệ cơ thể bạn tránh khỏi những chấn thương không đáng có”.
Video đang HOT
“Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép… pose”
Giảng viên, huấn luyện viên Yoga Lê Hà My là người sáng lập dự án sách “Prop-up”. Cuốn sách này nói về các cách thực hiện 84 tư thế Yoga bằng cách sử dụng dụng cụ hỗ trợ cơ bản được trang bị ở gần như tất cả các studio như gạch, gối, chăn, dây, tường…
Huấn luyện viên Lê Hà My thực hiện các tư thế Yoga với dụng cụ hỗ trợ
Theo huấn luyện viên Lê Hà My, các tư thế nên được điều chỉnh để vừa với cơ thể người tập, chứ không phải là người tập cố chỉnh ép mình cho vừa với hình tư thế mà theo họ là “chuẩn”. Chị thường nói vui với học viên: Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép pose. Trước đây, tôi có một suy nghĩ kỳ lạ rằng, khi tập các tư thế, mình không cần dùng gạch. Dùng nhiều cơ thể quen, sẽ ỷ lại nhưng sau tôi mới ngộ ra rằng, dụng cụ hỗ trợ là bậc thang đưa chúng ta tới độ khó tăng dần trong tập tư thế. Và quả nhiên, biết dùng dụng cụ hỗ trợ đúng cách, chúng ta có thể tiến an toàn về phía tư thế hoàn chỉnh. Bạn nên tập theo cách lấy được lợi ích từ tư thế, chứ không phải làm nô lệ của các tư thế Yoga”, huấn luyện viên Lê Hà My chia sẻ.
Cũng theo huấn luyện viên Hà My, dù tập Yoga với mục tiêu để có những bức hình đẹp hay cải thiện sức khỏe thì người tập vẫn cần có dụng cụ hỗ trợ. Lý do là với nhiều người, cơ thể có những giới hạn không cho phép họ đạt tới các tư thế đẹp mắt, chẳng hạn, xoạc không được thẳng. Dụng cụ sẽ giúp việc thực hiện tư thế dễ dàng hơn. Lúc này, học viên có thể chia thành từng phần nhỏ, công cụ hỗ trợ nâng đỡ, dần dần giúp họ tiến sâu vào tư thế hơn. “Chúng ta vẫn có thể làm mọi tư thế và tận hưởng các lợi ích của nó mà không phải chật vật, đau đớn, nhăn nhó, đổ nháo nhào vì tư thế nhờ dụng cụ hỗ trợ”, chị Hà My khẳng định.
6 tư thế yoga cơ bản giúp chị em công sở bận rộn có vòng 2 con kiến và vòng 3 săn chắc, thon gọn
Bạn còn chần chừ gì nữa mà không tập ngay những tư thế yoga vừa đơn giản vừa dễ thực hiện dưới đây chứ?
1. Duỗi người nằm nghiêng
Đầu tiên bạn nằm nghiêng bên trái rồi từ từ nâng chân phải lên và duỗi thẳng trong 15 giây để cảm nhận sức mạnh ở đùi trong. Sau đó nhấc chân phải lên phía trước người, đồng thời kéo căng cơ về phía trước trong 15 giây. Tốt hơn hết bạn nên áp sát vào cơ thể. Thực hiện 5 lượt rồi đổi chân.
2. Tư thế con rồng
Quỳ trên thảm tập yoga bằng một chân, duỗi thẳng chân phải về phía trước và uốn cong 90 độ. Sau đó duỗi thẳng chân trái và duỗi ra sau. Sau 3-5 nhịp thở, dựa tay phải vào chân phải và vặn mình và trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện 5 lượt rồi đổi bên.
Tư thế con rồng không chỉ có thể kéo giãn các khớp hông mà còn giảm chứng phù nề, cứng vai và cổ. Đó là bài tập lý tưởng cho dân văn phòng.
3. Tư thế chim bồ câu
Đây là tư thế dễ thực hiện và dành cho những người mới làm quen với yoga.Chỉ cần gập bàn chân trước 90 độ, mở rộng chân sau ra sau, duỗi thẳng lưng và duy trì 3-5 nhịp thở để cảm nhận cột sống và mông kéo giãn. Sau đó chuyển sang bên kia.
Tư thế chim bồ câu vừa giúp kéo dài chân vừa giúp các dây thần kinh của cột sống và đĩa đệm được thư giãn.
4. Tư thế làm căng phổi
Gập đầu gối chân phải về phái trước và đưa chân trái ra sau. Dùng tay kéo mu bàn chân của chân sau, quay đầu nhìn lại và từ từ rút hai mu bàn chân lại gần cơ thể. Nếu bạn cảm thấy cơ đùi trước căng tức là tập đúng động tác. Duy trì 3-5 nhịp thở rồi đổi bên.
5. Tư thế chó cúi mặt
Tư thế chó cúi mặt được cho là bài tập toàn diện nhất, làm kéo căng hông, mặt sau của đùi và bắp chân. Đầu tiên, quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông. Hai tay mở rộng bằng vai, xòe rộng các ngón tay. Ép bàn tay xuống sàn và nâng đầu gối lên khỏi sàn. Nâng hông lên và hạ xuống để làm căng giãn cột sống. Bạn có thể nghỉ ngơi và lặp lại 5 lần.
6. Tư thế ngồi dạng chân gập trước
Đây là tư thế gập người về phía trước, có thể tập khớp hông và cơ đùi sau! Đầu tiên ngồi xuống sau đó mở rộng bàn chân ở vị trí đang ngồi. Sau đó dùng tay hướng cơ thể về phía trước và giữ nguyên khoảng 30 giây để hít thở. Từ từ trở lại vị trí ban đầu.
10 phút yoga buổi sáng với chuỗi bài chào mặt trời: Giúp body săn chắc, da dẻ hồng hào Cùng lấy lại cơ thể săn chắc với chuỗi bài yoga siêu đơn giản cùng HLV Diệu Đan nhé! Chào mặt trời (Sun Salutation) là chuỗi 12 động tác yoga đánh thức mọi giác quan và bộ phận trên cơ thể. Bài tập này vô cùng phù hợp với những bạn mới bắt đầu làm quen với yoga. Những động tác vô cùng...