Bạn đã biết rõ về căn bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có nhiều nguy hiểm tiềm ẩn chưa?
Dưới đây là một số nguyên nhân và dấu hiệu thầm lặng của căn bệnh này bạn nên lưu ý.
Hệ thống tuần hoàn của con người bao gồm tĩnh mạch và động mạch, chúng đảm nhiệm vai trò lưu thông máu trong cơ thể. Những vấn đề về tĩnh mạch có thể gây ra tác động không hề nhỏ đến tuần hoàn và các bệnh nghiêm trọng. Một trong số đó là huyết khối tĩnh mạch sâu. Dưới đây là một số nguyên nhân và dấu hiệu thầm lặng của căn bệnh này bạn nên biết rõ.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng bệnh ảnh hưởng đến các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thông thường là ở chân. Khi đó cục máu đông hình thành ở một hoặc nhiều tĩnh mạch sâu của chân hoặc các bộ phận khác. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể xảy ra nếu bạn thuộc tuýp người dễ xuất hiện tình trạng máu đông, chẳng hạn như béo phì, cholesterol cao, tiểu đường… Và chúng cũng có thể xảy ra nếu bạn thường ngồi lâu, ít vận động. Căn bệnh rất nguy hiểm, vì các cục máu đông ở chân có thể tự phát tán và di chuyển qua mạch máu và đi vào các cơ quan khác như tim hoặc phổi gây ra các hiện tượng như nhồi máu cơ tim, khó thở…
Nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu
- Có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến máu di truyền.
- Nằm trên giường lâu dài do các tình trạng bệnh như tê liệt hoặc nhập viện phẫu thuật.
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Thói quen hút thuốc lá có thể gây ra sự hình thành cục máu đông.
- Một số loại ung thư như ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tụy… làm tăng khả năng đông máu hình thành trong tĩnh mạch.
- Những người có công việc đòi hỏi họ phải ngồi lâu trong thời gian dài.
Video đang HOT
Những dấu hiệu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Nếu bạn hay bị chuột rút mặc dù thường xuyên vận động và không hề bị chấn thương nào, thì đó có thể là dấu hiệu ẩn của chứng huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra bởi cục máu đông. Chứng chuột rút thường xảy ra ở chân và bạn sẽ có cảm giác như các cơ bị kéo dãn quá mức.
Nếu bạn nhận thấy một số nơi của chân xuất hiện những đốm màu đỏ hoặc hơi xanh tím trong thời gian dài, thì đó cũng có thể là một dấu hiệu thầm lặng khác của huyết khối tĩnh mạch sâu. Khi cục máu đông tích tụ quá nhiều bên dưới lớp da sẽ tạo nên sự thay đổi màu của chân một cách khác thường.
Hiện tượng chân ấm lên bất thường ở một hay nhiều phần thì có thể bạn đã mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Nguyên nhân là do sự tụ máu trong các cục máu đông dư thừa làm nhiệt độ chân tăng lên cao ở các khu vực đó.
Đau bắp chân
Một số dấu hiệu phổ biến khác của huyết khối tĩnh mạch sâu là những cơn đau dai dẳng khó chịu ở bắp chân, mặc dù bạn không hề vận động mạnh hay chấn thương gần đây. Chúng xuất phát từ việc những cục máu đông tích tụ lại ở mạch máu gây cản trở quá trình tuần hoàn và làm khu vực bắp chân đau nhói bất thường.
Khó thở
Đây là một dấu hiệu nguy hiểm mà bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra. Bởi vì khi cục máu đông hình thành ở phần dưới của cơ thể sẽ có khả năng di chuyển đến phổi và gây ra một tình trạng gọi là thuyên tắc phổi. Những người bị huyết khối tĩnh mạch sâu rất dễ mắc triệu chứng này, bạn sẽ thường xuyên bị khó thở, thở gấp…
Nguồn: Boldsky
Theo Helino
6 dấu hiệu ở bàn chân 'tố cáo' tình trạng sức khỏe của bạn
Đôi khi, bạn cần phải nhìn xuống bàn chân để biết những gì đang xảy ra. Bàn chân có thể cực kỳ hữu ích trong việc gửi tín hiệu sức khỏe để cho bạn biết về căn bệnh hoặc tình trạng bệnh lý, theo Medical Daily.
Shutterstock
Tê chân: Tiểu đường
"Nhiều người mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán đầu tiên vì vấn đề về chân", Marlene Reid, chuyên gia về chân tại Illinois (Mỹ), cho biết.
Trải qua cảm giác đau hoặc ngứa ran ở bàn chân có thể là một trong những triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường.
Ngoài tê, bạn có thể thấy vết loét, vết cắt và vết thương trên đôi chân mà lâu hết. Mức đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh nếu không được kiểm soát.
Da chân mỏng: PAD
Khi một cá nhân phát triển bệnh động mạch ngoại vi (PAD), họ bị giảm lượng máu chảy vào chân họ. Đôi khi, nó có thể xảy ra do sự tích tụ các chất béo lắng đọng trong các thành động mạch.
Bác sĩ Suzanne Fuchs, bác sĩ phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Đại học North Shore ở New York (Mỹ), cho biết: "Dấu hiệu của PAD có thể bao gồm giảm sự phát triển lông ở bàn chân và mắt cá chân, ngón chân tía, và da mỏng hoặc sáng bóng".
Da đổi màu: U ác tính
Trong khi u ác tính thường xuất hiện trên da, một số u ác tính dưới có thể hình thành dưới móng. Hãy tìm sự đổi màu trên da bên dưới móng. Vệt đổi màu này có thể tăng kích thước theo thời gian.
Đau khi đi: Thiếu dinh dưỡng
Trải qua cơn đau ở bàn chân trong khi đi bộ, tập thể dục mà biến mất trong khi nghỉ ngơi được cho là một dấu hiệu của bệnh.
Mặc dù thường được xem là dấu hiệu của chứng loãng xương, chúng cũng có thể xảy ra do thiếu chất dinh dưỡng.
Chân hôi: Hyperhidrosis
Trong khi hầu hết chúng ta dễ bị đổ mồ hôi bình thường, một số người có thể bị hyperhidrosis, đặc trưng bởi mồ hôi quá nhiều. Đi kèm với đổ mồ hôi nhiều là bàn chân có mùi hôi có thể là triệu chứng.
Đôi chân bốc mùi cũng có thể nhiễm trùng, đặc biệt nếu không cởi bỏ vớ hoặc làm sạch đôi giày, theo Lorraine Jones, bác sĩ nhi khoa tại London.
Mắt cá sưng: Cục máu đông
Mắt cá chân và bàn chân bị sưng có thể là dấu hiệu mạnh của huyết khối tĩnh mạch sâu nếu chúng kèm cơn đau. Cục máu đông chặn dòng máu và có khả năng gây tử vong nếu nó di chuyển đến phổi. Điều quan trọng là phải được khám sưng để loại trừ tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim, gan hoặc thận.
Theo thanhnien.vn
Có 1 biến chứng sau sinh khiến bà mẹ này suýt chết và để lại di chứng vĩnh viễn Nếu các mẹ tưởng như sinh con xong các nguy cơ về sức khỏe đã qua hết thì hãy nghĩ lại, bởi chính tôi đã trải qua một biến chứng sau sinh và rút ra những kinh nghiệm quý báu. Sinh nở là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của người phụ nữ, với những cung bậc cảm...