Bài thuốc từ cây dâu tằm chiếc lá nhỏ làm “thay đổi thế giới”
Trong sử sách ghi lại rằng, nếu tìm kiếm một loài cây có sức mạnh làm “ thay đổi thế giới” một cách chân thực nhất, thì đó chính là cây dâu tằm.
Chiếc lá nhỏ ghi dấu lịch sử
Lý do để thế giới gọi dâu tằm với cái tên “oách” như vậy là vì nó vốn được trồng để làm thức ăn cho nghề nuôi tằm, một nghề phổ biến ở hầu hết các vùng dân cư ven sông ở nhiều nước trên thế giới.
Cũng nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, sự kiện lịch sử “con đường tơ lụa” cổ xưa hình thành và đây chính là dấu mốc quan trọng để thay đổi thế giới. Mọi hoạt động giao lưu Đông-Tây, hình thức kinh doanh, buôn bán xuyên lục địa mới ra đời.
Ngoài ý nghĩa lịch sử lớn lao đó, dâu tầm có những đóng góp quan trọng nhưng lặng lẽ trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực y học, dược liệu.
Lá dâu không chỉ làm thức ăn cho tằm, mà đây còn là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong nhiều bài thuốc đông y. Trong những cuốn sách Đông y từ xưa ghi lại rằng, lá dâu có vị ngọt và đắng, tính hàn, có tác dụng bổ phổi và thanh lọc gan rất tốt.
Trong các tài liệu Đông y cũng nhấn mạnh rằng, lá dâu tằm có tác dụng làm tản nhiệt, trừ phong, thanh lọc phổi, điều hòa gan, làm sạch gan sáng mắt, lọc máu cầm huyết, trị chóng mặt, nhức đầu, mắt đỏ mờ.
Lá dâu được lựa chọn thời điểm vào cuối mùa thu khi lá già sẫm, sương rơi dày là tốt nhất.
Theo các chuyên gia Đông y khoa Mắt, BV Hạ Môn (TQ), lá dâu tằm có thể là dược liệu tốt trong việc điều trị bệnh mệt mỏi mắt, mờ mắt của dân công sở suốt ngày nhìn vào màn hình máy tính.
Video đang HOT
Những bài thuốc đơn giản nhất với lá dâu
Trong bài viết này, nhóm chuyên gia về mắt ở Bệnh viện Hạ Môn (TQ) sẽ giới thiệu các bài thuốc đơn giản nhất từ lá dâu tằm, dễ ứng dụng và phù hợp với nhiều người.
1. Lá dâu tươi
Lá dâu từ xa xưa đã được con người ứng dụng làm thức ăn cho tằm và làm dược liệu. Trong đó, dùng lá dâu rửa sạch, đắp lên mắt rồi nằm yên thư giãn, mang lại tác dụng rất tốt trong việc dưỡng mắt, giảm mệt mỏi mắt và sáng mắt.
2. Lá dâu hấp
Người mắc bệnh thị lực kém, dùng lá dâu rửa thật sạch, sau đó hấp bằng nồi hấp, đắp lá lên mắt và mặt, cách làm này có thể giải tỏa căng thẳng, làm tăng dần thị lực, sáng mắt sau một thời gian thực hiện, làm đẹp mịn da.
3. Lá dâu luộc
Lá dâu tằm rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi như luộc rau, cho thêm 1 chút muối rồi dùng nước đó rửa mặt, vệ sinh mắt, làm cho mắt đỡ mệt mỏi, phòng tránh các bệnh về mắt do lây nhiễm, giảm vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào mắt.
Theo ý kiến của các chuyên gia Đông y, bất kỳ ai gặp vấn đề về mắt đều có thể ứng dụng lá dâu để cải thiện tình trạng bệnh.
Công thức đơn giản nhất là dùng 15-20 gram lá dâu, rửa sạch, cho vào nồi nước nấu như luộc rau, vớt bỏ bã, để nước cho nguội, dùng khăn vải mềm sạch thấm nước đắp lên mắt. Mỗi ngày có thể làm vài ba lần. Thực hiện khoảng 2-3 ngày sẽ thấy rõ kết quả.
4. Nước lá dâu
Uống nước hãm lá dâu (như nước chè) có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim.
5. Hỗn hợp lá dâu
Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối, khuấy đều làm nước uống.
Tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa, mệt mỏi.
Theo Tri Thức Trẻ/soha
Phòng tránh rét cho học sinh trên Cao nguyên đá Đồng Văn
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh nên trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra đợt rét đậm, rét hại diện rộng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của nhân dân, nhất là các cháu học sinh tiểu học, mầm non.
ảnh minh họa
Để đảm bảo sức khỏe, duy trì tỷ lệ chuyên cần, các trường học ở Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, tạo điều kiện tốt nhất cho các em được mặc ấm, ăn uống đủ chất dinh dưỡng mỗi khi đến trường trong mùa đông giá lạnh.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc) là nơi tập trung học tập của 717 em học sinh, trong đó có 241 em học sinh ở và sinh hoạt bán trú tại trường. Những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp còn từ 3 - 5 độ C, nhà trường chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để các em học sinh được ngủ ấm, lớp học đủ ánh sáng và kín gió, mọi hoạt động học tập được đảm bảo. Cán bộ y tế của nhà trường cũng thường xuyên kiểm tra sức khỏe, bổ sung đủ các loại vitamin cho các em, giúp phòng tránh các bệnh trong mùa đông giá rét.
Thượng Phùng là xã biên giới nằm cách trung tâm huyện Mèo Vạc trên 40 km, nơi đây trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống của các gia đình còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao nên việc chăm lo cho con em mình đủ ấm trong mùa đông giá rét còn hạn chế. Để góp phần xua cái lạnh trên Cao nguyên đá, thầy Nguyễn Minh Tài - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Thượng Phùng đã cùng Ban Giám hiệu nhà trường vận động các thầy cô giáo trong trường, các tổ chức xã hội từ thiện quyên góp, giúp đỡ quần áo ấm, chăn màn cho các em học sinh. Đặc biệt, vào những ngày giá rét, nhà trường yêu cầu tất cả các thầy, cô giáo đóng cửa lại cho đỡ gió, giữ ấm cho các cháu.
Những ngày giữa tháng 12/2017, các trường học khác trên địa bàn các huyện vùng cao, vùng sâu, biên giới của Hà Giang cũng đang dồn sức chống rét cho học sinh. Theo bà Mua Thị Hồng Minh - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn, toàn huyện hiện có 53 trường, với trên 23.000 học sinh, trong đó có 25 trường tiểu học và trung học cơ sở bán trú. Ngành Giáo dục huyện Đồng Văn đã và đang chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống rét cho học sinh trên địa bàn, đảm bảo sức khỏe cho các em sinh hoạt, học tập ổn định trong mùa đông.
Trong những ngày tới, không khí lạnh tăng cường tiếp tục làm nhiệt độ giảm mạnh, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang, nhiều nơi trên địa bàn có thể xuất hiện băng giá. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã yêu cầu các trường học triển khai đồng loạt nhiều biện pháp phòng chống rét cho học sinh; thường xuyên nhắc nhở các em mặc đủ ấm, không bắt buộc mặc đồng phục, không tổ chức các hoạt động ngoài trời.
Đặc biệt, đối với những huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới thường có sương mù dầy đặc, do vậy vào những ngày rét đậm rét hại, các trường cần chủ động thay đổi khung giờ học cho phù hợp, trong quá trình học giáo viên cần đốt lửa sưởi ấm cho học sinh. Đối với những trường có học sinh ở bán trú, nội trú, các trường cần quan tâm chăm sóc sức khỏe, đảm bảo đủ suất ăn, chế độ dinh dưỡng như cơm, canh, nước uống phải đủ ấm. Đồng thời theo dõi sát tình hình thời tiết và chủ động giải quyết việc nghỉ học của học sinh phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Nhờ có sự chủ động, trách nhiệm, chăm lo phòng, chống rét cho học sinh nên đến thời điểm này, các em học sinh ở tỉnh Hà Giang nói chung và Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng vẫn đảm bảo sức khỏe. Dù rét đậm rét hại xảy ra nhưng tỷ lệ chuyên cần tại các trường học trên địa bàn vẫn đạt tỷ lệ cao, học sinh được giữ ấm và đảm bảo sức khỏe mỗi khi tới trường.
Theo Baotintuc.vn
Ở một nơi giáo viên vừa dạy chữ vừa chăm trò Vì tình yêu nghề, vì sự nghiệp trồng người, dù đời sống sinh hoạt hết sức vất vả, khó khăn, những giáo viên vùng sâu vùng xa ở Đăk Glei và Tu Mơ Rông, Kon Tum vẫn ngày ngày cần mẫn, tận tụy "gieo hạt, ươm mầm" con chữ cho học sinh nơi đây với mong muốn tiếp sức cho ước mơ của...