Bài thuốc hay chữa rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ra ngoài âm đạo có chu kỳ do sự tróc lớp niêm mạc tử cung, là hiện tương hoạt động của buồng trứng và tử cung. Thời gian của mỗi chu kỳ được tính từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau.
Phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh là từ 12 – 16 tuổi, chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21 – 35 ngày. Kinh trước kỳ là có kinh sớm trước 7 ngày trở lên so với khoảng thời gian nói trên. Có kinh sớm cũng khiến phụ nữa khó có con.
Rối loạn kinh nguyệt gồm các chứng: thống kinh, bế kinh, băng lậu, kinh trở, kinh loạn…
Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ về kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch xung, mạch nhâm. Mạch xung là bể của huyết, mạch nhâm là chủ về bào thai, cho nên công năng của bào cung cùng với 2 mạch xung, nhâm có quan hệ không thể tách rời.
Khi khí huyết của mạch xung, mạch nhâm bắt đầu đầy đủ điều hòa thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết mạch xung, mạch nhâm suy yếu dần, thiên quý kiệt, rồi kinh nguyệt ngừng hẳn.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là do nội thương, lo nghĩ căng thẳng trong cuộc sống, ăn uống không hợp lý… Một số nguyên nhân khác như: chế độ vệ sinh kinh nguyệt, sinh hoạt phòng dục… cũng gây bệnh lý nghiêm trọng. Đông y điều trị chứng có kinh sớm theo từng thể bệnh.
Huyết nhiệt:
Triệu chứng lâm sàng: Kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục, người hay choáng váng, nóng bứt rứt, khát nước, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Bài thuốc: Thanh kinh gia giảm thang: đan bì 12g, địa cốt bì 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, hoàng bá 10g, thạch cao 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, huỳnh cần 10g.
Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.
Can uất:
Triệu chứng lâm sàng: kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều ít không nhất định, ngực sườn đầy tức hay đau hai bên hông sườn, bụng trướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
Video đang HOT
Bài thuốc: Tiêu dao tán gia giảm: bạch thược 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sài hồ 10g, đơn bì 10g, bạc hà 8g, cam thảo 6g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hoàng cầm 10g.
Cách dùng: ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần uống.
Khí trệ:
Triệu chứng lâm sàng: kinh chậm 6 – 7 ngày sắc kinh đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, lưng đau, bụng trướng, người mệt mỏi, sắc mặt xanh sạm, ấm ách khó chịu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.
Bài thuốc: Cửu vị hương phụ hoàn: bạch thược 12g, bạch truật 16g, đương quy 16g, xuyên khung 12g, tiểu hồi hương 8g, sinh địa 16g, trần bì 12g, hương phụ 16g, hoàng cầm 12g.
Cách dùng: ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần uống.
Bạch thược – vị thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt
Huyết ứ:
Triệu chứng lâm sàng: kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ ra vài ngày, sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng dưới trước khi hành kinh, người mệt mỗi, chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi, mạch tế sác.
Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm: xuyên khung 12g, xuyên quy 12g, bạch thược 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hương phụ 10g, ô dước 12g, huyền hồ sách 8g.
Cách dùng: ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần uống.
Đàm trệ:
Triệu chứng lâm sàng: kinh nguyệt ra sau kỳ, sắc kinh nhợt có khi lẫn máu cục, lượng ít, ngực bụng đầy tức, ậm ạch buồn nôn hoặc nôn mửa ra đàm, ăn uống kém, người mệt mỏi uể oải, khó chịu, thường gặp ở người béo bệu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, dính nhớt, mạch hoạt.
Bài thuốc: Khung quy nhị trần thang gia giảm: xuyên khung 12g, xuyên quy 12g, trần bì 12g, cam thảo 10g, bán hạ 12g, phục linh 12g , sinh khương 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hương phụ 10g.
Cách dùng: ngày sắc 1 thang, chia 3 lần uống.
Theo VNE
Bài thuốc hay từ rau muống (Phần 2)
Cùng theo dõi tiếp các bài thuốc hay từ rau muống nhé!
1. Làm mất tác dụng của những thuốc đã uống, giải độc
Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.
2 Chữa vết thương, vết mổ sâu rộng
Ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da chóng đầy miệng (những trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chưa liền sẹo).
3 Giảm đường máu
Bệnh nhân tiểu đường nên dùng rau muống thường xuyên.
4 Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da
Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy (củ năn) 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.
5 Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi
Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Ảnh minh họa
6 Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt
Rau muống 150g, cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).
7 Trị tiểu đường
Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.
8 Trị bệnh trĩ
Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần 100g...
9 Sốt, khó thở
Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán sẽ giảm sốt và khó thở.
Theo VNE
Bài thuốc hay từ rau muống (Phần 1) Theo đông y, rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt... 1.Thanh nhiệt giải độc Ăn rau muống luộc tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang cho con bú, người bị táo bón, tiểu đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương (lấy...